Đề kiểm tra môn Vật Lí Lớp 6 - Tiết 10, Bài 9: Lực đàn hồi - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- Nhận biết được vật đàn hồi (qua sự đàn hồi của lò xo).

- Nhận biết được đặc điểm của lực đàn hồi.

- Rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng.

2. kỹ năng: Nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy luật về sự biến dạng và lực đàn hồi.

3. thái độ:- Có ý thức tìm tòi quy luật vật lí qua các hiện tượng tự nhiên.

II. Chuẩn bị.

1. Học sinh: 1 giá thí nghiệm; 1 lò xo; 1 cái thước có độ chia tới mm; 3 quả nặng giống nhau mỗi quả 50g; Bút chì để viết bảng 9.1 (SGK).

2. Giáo viên: Giáo án

III. Các hoạt động dạy và học.

1.Ổn định tổ chức:

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Vật Lí Lớp 6 - Tiết 10, Bài 9: Lực đàn hồi - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/10/2013 Ngày giảng: TIẾT 10- Bài 9: LỰC ĐÀN HỒI I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Nhận biết được vật đàn hồi (qua sự đàn hồi của lò xo). - Nhận biết được đặc điểm của lực đàn hồi. - Rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng. 2. kỹ năng: Nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy luật về sự biến dạng và lực đàn hồi. 3. thái độ:- Có ý thức tìm tòi quy luật vật lí qua các hiện tượng tự nhiên. II. Chuẩn bị. 1. Học sinh: 1 giá thí nghiệm; 1 lò xo; 1 cái thước có độ chia tới mm; 3 quả nặng giống nhau mỗi quả 50g; Bút chì để viết bảng 9.1 (SGK). 2. Giáo viên: Giáo án III. Các hoạt động dạy và học. 1.Ổn định tổ chức: 6A1..6A2......................... 6A3..6A4. 2-Kiểm tra bài cũ: Trọng lực là gì ? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? nêu đơn vị của trọng lực? Đáp án: Trọng lực là lực hút của trái đất. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía trái đất. Đơn vị trọng lực là Niutơn ( N ) 3- Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Đưa ra hình ảnh lò xo, sợi dây cao su: Hỏi lò xo, sợi dây cao su có tính chất nào giống nhau ? Để trả lời câu hỏi này ta vào tiết 10- bài 9 GV làm thí nghiệm biểu diễn: - Uốn cong thỏi đất nặn, rồi thôi không uốn nữa - Uốn cong lo xo dài, rồi thôi không uốn nữa Em quan sát thấy kết quả gì? Sự biến dạng của hai vật này thuộc loại biến dạng gì? I - Thỏi đất nặn vẫn biến dạng - Lò xo trở lại hình dạng ban đầu I. Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng. 1. Biến dạng của một lò xo. Ta hãy nghiên cứu xem sự biến dạng của mội lò xo có đặc điểm gì ? Chúng ta thu thập thông tin đó qua một thí nghiệm. Thí nghiệm: GV: Yêu cầu HS thí nghiệm SGK ? Thí nghiệm gồm những dụng cụ gì ? Chiều dài tự nhiên của lò xo ký hiệu là gì. ?Chiều dài của lò xo khi bị biến dạng ký hiệu là gì? GV: Treo một lò xo xoắn dài ở tư thế thẳng đứng vào mội cái giá thí nghiệm, rồi tiến hành các phép đo sau B1: Đo chiều dài tự nhiên của lò xo. B2: Móc quả nặng 50 g vào đầu dưới của lò xo. Đo chiều dài của lò xo lúc đó. B3: Tính trọng lượng của quả nặng và ghi vào ô tương ứng của bảng 9.1 B4: Đo lại chiều dài của lò xo khi bỏ quả nặng ra và so sánh với chiều dài tự nhiên của lo xo. B5: Móc thêm một, haivào lò xo rồi làm như trên - Chú ý đo chiều dài lò xo từ vòng đầu tiên đến vòng cuối cùng, lấy bút chì ghi kết quả vào bảng 9.1 SGK - Đại diện các nhóm lên lấy đồ thí nghiệm, làm thí nghiệm theo nhóm Theo dõi các bước tiến hành của HS. GV: Cần chấn chỉnh cho HS làm TN theo thứ tự. Sau đó kiểm tra từng bước TN của HS. - Nhóm nào có kết quả tương tự giơ tay. Như vậy các em làm rất tốt. - Nhìn vào bảng 9.1 ta thấy 0 quả nặng thì lo = ..cm 1 quả nặng thì l = ..cm 2 quả nặng thì l = ..cm 3 quả nặng thì l = ..cm Từ kết quả trên các em hãy rút ra kết luận và hoàn thành c1 Rút ra kết luận:. GV: Khi thôi không tác dụng lực uốn nữa thì - Thỏi đất nặn vẫn biến dạng nó thuộc loại biến dạng gì? - Lò xo trở lại hình dạng ban đầu thuộc loại biến dạng gì? Vật có tính chất gì? GV: Đặt thêm câu hỏi: - Em hiểu thế nào là vật biến dạng đàn hồi? Lấy ví dụ về vật có tính chất đàn hồi. - Ta thấy khi treo hai quả nặng lò xo dãn ra nhiều hơn khi treo một quả nặng. Vậy độ biến dạng của hai trường hợp này khác nhau thế thì độ biến dạng được tính như thế nào? 2. Độ biến dạng của lò xo GV: Là phần lò xò dài thêm ra khi bị biến dạng Thế thì độ biến dạng được tính theo công thức nào? GV: Yêu cầu HS trả lời câu C2. HS: Tiến hành trả lời câu C2 và ghi vào cột 4 của bảng 9.1. - Tại sao lò xo biến dạng, lực đàn hồi là gì? Sang II I. Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng. 1. Biến dạng của một lò xo. Thí nghiệm: - Chiều dài tự nhiên của lò xo ký hiệu là lo - Chiều dài của lò xo khi bị biến dạng ký hiệu l. Rút ra kết luận: C1: (1) dãn ra (2) tănglên (3) bằng. - Biến dạng của lò xo có đặc điểm như trên gọi là biến dạng dàn hồi. - Lò xo có tính chất đàn hồi - Vật trở lại hình dạng ban đầu khi lực ngừng tác dụng lực. - sợi dây thun, thanh thép ; vòng lò xo lá tròn; cánh cung. 2. Độ biến dạng của lò xo. l - lo II. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó. 1. Lực đàn hồi. GV: Thông báo:Trong TN lò xo biến dạng đã giữ cho quả nặng không rơi. Lực mà lò xo biến dạng tác dụng vào quả nặng trong TN này là lực đàn hồi. ? Lực đàn hồi xuất hiện ở lò xo khi nào? Yêu cầu HS trả lời C 3 - Lực đàn hồi có đặc điểm gì? Sang 2 2. Đặc điểm của lực đàn hồi. Quan sát lại bảng 9.1 trả lời C4 GV: các em quan sát lại thí nghiệm này, trong thí nghiệm ta đã biết : Lực mà lò xo đang biến dạng tác dụng vào quả nặng gọi là lực đàn hồi, Lò xo đang biến dạng này cũng tác dụng lực lên thanh ngang của giá TN cũng gọi là lực đàn hồi. ? Khi lò xo bị kéo dãn ra nó đã tác dụng lực đàn hồi lên những vật nào. Vậy qua bài này em cần nắm được những vấn đề sau: Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ II. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó. 1. Lực đàn hồi. Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng trong thí nghiệm trên gọi là lực đàn hồi - Lực đàn hồi của lò xo cân bằng với trọng lượng của vật. Cường độ của lực đàn hồi bằng trọng lượng của vật 2. Đặc điểm của lực đàn hồi. C 4 - Lên quả nặng, thanh ngang Ghi nhớ: SGK - 32 III. Vận dụng. GV: Yêu cầu HS dựa vào kết quả TN để trả lời câu C5. Yêu cầu HS trả lời C6 III. Vận dụng. C5: (1) tăng gấp đôi (2) tăng gấp ba. C6: Sợi dây cao su và lò xo có cùng tính chất đàn hồi. 4. Củng Cố: + Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. + Thế nào là vật đàn hồi? Khi nào thì ở lò xo xuất hiện lực đàn hồi? + Yêu cầu học sinh đọc phần có thể em chưa biết 5. Hướng dẫn HS tự học. Học ghi nhớ .Làm BT 9.1 đến 9.13 IV. Tự rút kinh nghiệm: ..

File đính kèm:

  • doctiet 10 luc dan hoi.doc