Câu 1. Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị điện cho biết gì?
A. Công thực hiện được của dụng cụ hay thiết bị điện đó.
B. Công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị điện đó.
C. Khả năng tạo ra lực của dụng cụ hay thiết bị điện đó.
D. Khả năng dịch chuyển của dụng cụ hay thiết bị điện đó.
Câu 2. Công suất được xác định bằng
A. lực tác dụng trong một giây
B. Công thức P = A.t
C. Công thực hiện được trong đơn vị thời gian
D. Công thực hiện được khi vật dịch chuyển được một mét.
Câu 3. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?
A. Viên đạn đang bay
B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất
C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất nằm ngang
D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất
Câu 4. Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên sàn nằm ngang thì
A. Vật có thể tích càng lớn thì động năng càng lớn
B. Vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng lớn
C. Vật có vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn
D. Hai vật có cùng khối lượng nên động năng của hai vật là như nhau
Câu 5. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Vật Lí Khối 8 - Học kì 2 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Khánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HKII
Môn: Vật lí 8
THIẾT LẬP MA TRẬN
1. Tính trọng số nội dung kiểm tra
Nội dung
Tổng số tiết
Lý thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
Lý thuyết
Cấp độ 1,2
Vận dụng
Cấp độ 3,4
Lý thuyết
Cấp độ 1,2
Vận dụng
Cấp độ 3,4
1. Cơ học.
5
4
2,8
2,2
21,5
16,9
2. Cấu tạo phân tử của các chất.
2
2
1,4
0,6
10,8
4,6
3. Nhiệt năng.
6
5
3,5
2,5
26,9
19,2
TỔNG CỘNG
13
11
7,7
6,3
59,2
40,8
2. Tính số câu hỏi cho các chủ đề
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu
(chuẩn cần kiểm tra)
Điểm số
Tổng số câu hỏi
TN
TL
1. Cơ học. (LT)
21,5
2,8 3
3(1,5đ)
6’
(2,0đ)
6’
2. Cấu tạo phân tử của các chất. (LT)
10,8
1,4 1
1(0,5đ)
2’
(0,5đ)
2’
3. Nhiệt năng. (LT)
26,9
3,5 4
3(1,5đ)
6’
1(1,0đ)
5’
(2,5đ)
11’
1. Cơ học. (VD)
16,9
2,2 2
1(0,5đ)
2’
1(1,5đ)
7’
(2,0đ)
9’
2. Cấu tạo phân tử của các chất. (VD)
4,6
0,6 1
1(0,5đ)
3’
(0,5đ)
3’
3. Nhiệt năng. (VD)
19,2
2,5 2
1(0,5đ)
3’
1(2,5đ)
11’
(3,0đ)
14’
TỔNG
100
13
10
(22’)
3
(23’)
10,0
(45’)
3. Ma trận đề:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Cơ học
1. Phát biểu được định luật bảo toàn công cho các máy cơ đơn giản.
2. Nêu được ví dụ minh họa.
3. Nêu được công suất là gì ?
4. Viết được công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất.
5. Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.
6. Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
7. Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.
8. Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực.
Nêu được đơn vị đo công.
9. Nêu được khi nào vật có cơ năng?
10. Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.
11. Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.
12. Vận dụng công thức
A = F.s
13. Vận dụng được công thức:
Số câu hỏi
3
C5.1
C3.2
C6.4
1
C9.3
1
C12.2TL
5
Số điểm
1,5
0,5
1,5
3,5
2. Cấu tạo phân tử của các chất.
14. Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử.
15. Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
16. Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng
17. Nêu được khi ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
18. Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
19. Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Hiện tượng khuếch tán.
Số câu hỏi
1
C16.6
1
C18.5
2
Số điểm
0,5
0,5
1,0
3. Nhiệt năng.
20. Lấy được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu.
21. Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau.
22. Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.
Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.
23. Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
24. Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.
25. Nêu và lấy được ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt.
26. Nêu và cho ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng- giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật
27. Viết được công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra trong quá trình truyền nhiệt.
28. Vận dụng được kiến thức về bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
29. Lấy được ví dụ minh hoạ về sự dẫn nhiệt
30. Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
31. Vận dụng được kiến thức về đối lưu, để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
32. Vận dụng công thức tính nhiệt lượng để giải một số bài tập đơn giản.
Số câu hỏi
1
C20.7
3
C22.8
C25.9
C28.10
1
C24.1TL
1
C32.3TL
6
Số điểm
0,5
1,5
1,0
2,5
5,5
TS
câu hỏi
4
4
4
1
13
TS điểm
2,0
2,5
2,5
3,0
10,0 (100%)
TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH
_________________
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NH 2013 – 2014
MÔN: VẬT LÍ , KHỐI: 8
Thời gian: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau (5.0 điểm)
Câu 1. Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị điện cho biết gì?
A. Công thực hiện được của dụng cụ hay thiết bị điện đó.
B. Công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị điện đó.
C. Khả năng tạo ra lực của dụng cụ hay thiết bị điện đó.
D. Khả năng dịch chuyển của dụng cụ hay thiết bị điện đó.
Câu 2. Công suất được xác định bằng
A. lực tác dụng trong một giây
B. Công thức P = A.t
C. Công thực hiện được trong đơn vị thời gian
D. Công thực hiện được khi vật dịch chuyển được một mét.
Câu 3. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?
A. Viên đạn đang bay
B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất
C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất nằm ngang
D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất
Câu 4. Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên sàn nằm ngang thì
A. Vật có thể tích càng lớn thì động năng càng lớn
B. Vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng lớn
C. Vật có vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn
D. Hai vật có cùng khối lượng nên động năng của hai vật là như nhau
Câu 5. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại
C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài
D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên không khí có thể qua đó thoát ra ngoài
Câu 6. Chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật là:
A. chuyển động cong B. chuyển động tròn
C. chuyển động thẳng đều D. chuyển động hỗn độn, không ngừng
Câu 7. Vì sao muốn đun nóng chất lỏng hoặc chất khí ta phải đun từ phía dưới :
A. Vì để tăng cường sự đối lưu.
B. Vì để tăng cường sự bức xạ nhiệt.
C. Vì để tăng cường sự dẫn nhiệt.
D. Vì sự truyền nhiệt không thể thực hiện từ phía trên xuống phía dưới.
Câu 8. Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì
A. nhiệt năng của miếng sắt tăng
B. nhiệt năng của miếng sắt giảm
C. nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi
D. nhiệt năng của nước giảm
Câu 9 Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?
A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất
B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp lò
C. Sự truyền nhiệt từ đèn cồn đang cháy đến bình phủ muội đèn
D. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của 1 thanh đồng
Câu 10. Về mùa hè ta nên mặc quần áo màu sáng mà không nên mặc quần áo màu sẫm, vì quần áo màu sáng:
A. sạch hơn. B. ít hấp thụ tia nhiệt.
C. đẹp hơn. D. hấp thụ nhiều tia nhiệt
B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Viết câu trả lời cho các câu hỏi và bài tập sau đây:
Câu 1(1,0 đ) Phát biểu định nghĩa nhiệt lượng? Đơn vị đo nhiệt lượng.
Câu 2(1,5 đ) Một người kéo một vật có khối lượng 50 kg dịch chuyển một đọan đường dài 4 m. Tính công của lực kéo của người đó đã thực hiện.
Câu 3(2,5 đ) Một ấm nhôm có khối lượng 300 g chứa 1 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước. Biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 250C, nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K.
HẾT
TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
----------------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2013 – 2014
------------------
MÔN:VẬT LÍ – KHỐI: 8
A./ TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
C
C
C
D
D
A
B
D
B
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
B./ TỰ LUẬN ( 5,0 điểm)
Câu
Đáp án
Thang điểm
1
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt
Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (J)
0,5
0,5
2
Ta có : F = P = 10.m = 10. 50 = 500 (N) Công của lực kéo là:
A = F . s = 500 . 4 = 2000 (J)
Đáp số: A = 2000J
0,5
1,0
3
Giải
Nhiệt lượng của ấm thu vào:
Q1 = m1 . c1 . (t20 - t10) = 0,3. 880. (100 – 25)
= 19800 (J)
Nhiệt lượng của nước thu vào:
Q2 = m2 . c2 . (t20 - t10) = 1. 4200. (100 – 25)
= 315000 (J)
Nhiệt lượng của cả ấm nước thu vào:
Q = Q1 + Q1 = 19800 + 315000 = 334800 (J)
Đáp số : Q = 334800 J
1,0
1,0
0,5
File đính kèm:
- ĐỀ KT HKII LÍ 8.doc