Đề Kiểm tra môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2013-2014 - Trường THPT Long Hiệp

Câu 1: ( 2,5 điểm ) Phân biệt cấu trúc và chức năng của ADN và ARN?

Câu 2: ( 1,5 điểm ) Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào? Cấu trúc và chức năng của ATP

Câu 3: (2 điểm) Thế nào là nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng? Vai trò của chúng trong cơ thể sống?

Câu 4: ( 2 điểm ) Trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất ở tế bào nhân thực?

 PHẦN II: Phần riêng: (2 điểm)

A. Dành riêng cho thí sinh học chương trình cơ bản

Câu 5: ( 2 điểm ) Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động. Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau?

B. Dành riêng cho thí sinh học chương trình nâng cao

Câu 6: (2 điểm) Phân biệt nguyên phân và giảm phân về các đặc điểm: loại tế bào, số lần phân bào, tiếp hợp trao đổi chéo và kết quả.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 796 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Kiểm tra môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2013-2014 - Trường THPT Long Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT LONG HIỆP ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013-2014 TỔ HÓA – SINH MÔN SINH - KHỐI 10- HỆ GDPT Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề) NỘI DUNG ĐỀ 1: PHẦN I: Dành chung cho tất cả các thí sinh ( 8 điểm) Câu 1: ( 2,5 điểm ) Phân biệt cấu trúc và chức năng của ADN và ARN? Câu 2: ( 1,5 điểm ) Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào? Cấu trúc và chức năng của ATP Câu 3: (2 điểm) Thế nào là nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng? Vai trò của chúng trong cơ thể sống? Câu 4: ( 2 điểm ) Trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất ở tế bào nhân thực? PHẦN II: Phần riêng: (2 điểm) A. Dành riêng cho thí sinh học chương trình cơ bản Câu 5: ( 2 điểm ) Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động. Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau? B. Dành riêng cho thí sinh học chương trình nâng cao Câu 6: (2 điểm) Phân biệt nguyên phân và giảm phân về các đặc điểm: loại tế bào, số lần phân bào, tiếp hợp trao đổi chéo và kết quả. - HẾT – TRƯỜNG THPT LONG HIỆP ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013-2014 TỔ HÓA – SINH MÔN SINH - KHỐI 10- HỆ GDPT Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề) NỘI DUNG ĐỀ 2: PHẦN I: Dành chung cho tất cả các thí sinh ( 8 điểm) Câu 1:( 3 điểm ) a) Nêu chức năng của prôtêin. b) Tại sao trâu và bò cùng ăn cỏ nhưng thịt (prôtêin) của chúng lại khác nhau? Câu 2: ( 1,5 điểm ) Phân biệt cấu tạo thành tế bào thực vật, thành tế bào nấm và thành tế bào vi khuẩn? Câu 3: ( 2 điểm ) Trình bày cấu trúc và cơ chế tác động của enzim. Câu 4: ( 1,5 điểm) “Tại ống thận, tuy nồng độ glucôzơ trong nước tiểu thấp hơn trong máu (1,2g/l) nhưng glucôzơ trong nước tiểu vẫn được thu hồi trở về máu” Sự vận chuyển glucôzơ qua màng sinh chất của các tế bào ống thận như trên là phương thức vận chuyển gì? Định nghĩa và nêu những điều kiện cần thiết để tế bào có thể thức hiện phương thức vận chuyển ấy. PHẦN II: Phần riêng: (2 điểm) A. Dành riêng cho thí sinh học chương trình cơ bản Câu 5: ( 2 điểm) a) Nhà khoa học tiến hành phá nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi A rồi lấy nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi B cấy vào. Ếch con được tạo ra mang đặc điểm chủ yếu của nòi nào? Thí nghiệm chứng minh điều gì? b) Nêu cấu trúc và chức năng của nhân ở tế bào nhân thực? B. Dành riêng cho thí sinh học chương trình nâng cao Câu 6:( 2 điểm) Trình bày những diễn biến cơ bản trong quá trình nguyên phân. - HẾT – ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK1 ĐỂ 1 Câu 1. Phân biệt cấu trúc ADN và ARN? 2,5đ ADN ARN Acid Deoxyribonucleic Acid Ribonucleic Đường deoxyribose Đường ribose ADN là một chuỗi xoắn kép ARN là một chuỗi xoắn đơn Đơn phân: A, T, G, X Đơn phân : A, U, G, X Chức năng : Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt TTDT Chức năng : * mARN (ARN thông tin) lưu trữ thông tin về protein cần tổng hợp. * tARN (ARN vận chuyển) vận chuyển amino acid về nơi tổng hợp protein * rARN (ARN ribosome) là thành phẩn cấu tạo ribosome, nơi tổng hợp protein. Câu 2. Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào ? Cấu trúc và chức năng của ATP? 1,5đ Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào (0,5đ) - ATP là hợp chất cao năng( tức năng lượng cao đó). – Là năng lượng dễ sử dụng - Tế bào sử dụng năng lượng sinh ra từ ATP cho mọi phản ứng sinh hoá.  Cấu trúc và chức năng của ATP ? a) Cấu trúc: (0,5đ) ATP ( Ađênôzintriphotphat) là hợp chất cao năng gồm 3 thành phần: - Bazơ nitơ Ađenin. - Đường ribo -Ba nhóm photphat. Liên kết giữa 2 nhóm photphat cuối cùng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. b) Chức năng: (0,5đ) - Tổng hợp chất hữu cơ cần thiết cho tế bào. - Vận chuyển các chất qua màng - Sinh công cơ học: co cơ Câu 3 : Thế nào là nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng ? Vai trò của chúng trong cơ thể sống? 2đ a) Nguyên tố đa lượng: Tỉ lệ lớn: C, H, O, N. ®Tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ: Pro, cacbohydrat, lipit và axitnucleic là chất hoá học chính cấu tạo nên tế bào. (1đ) b) Nguyên tố vi lượng:Tỉ lệ < 0,01%: Fe, Cu, Bo, Mo, Iốt ® Là thành phần cấu tạo các enzim,hoocmon,điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào (1đ) Câu 4: Trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất ở tế bào nhân thực? 2đ * Cấu trúc :có cấu trúc khảm động Là ranh giới bên ngòai và là rào chắn lọc của tế bào. Màng sinh chất cấu tạo gồm 2 thành phần chính là :lớp photpholipit kép và các phân tử prô(khảm trên màng) -Photpholipit luôn quay 2 đuôi kị nước vào nhau , 2 đầu ưa nước ra phía ngoài. - Prô có 2 loại : prôtêin xuyên màng và prôtêin bám màng . - Nhiều phân tử côlesteron xen kẽ trong lớp photpholipit (ở màng tb người và động vật) - Các chất lipôprô và glicôprô làm nhiệm vụ như các giác quan ( thụ thể),cửa ngõ (kênh), những dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào . (1đ) * Chức năng : - Trao đổi chất với môi trường có chọn lọc. - Thu nhận thông tin lí hoá cho tế bào và đưa ra đáp ứng kịp thời nhờ các thụ thể . - MSC có dấu chuẩn là glicôprô đặc trưng cho từng loại tế bào nên các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ (1đ) Câu 5: Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động? Tại sao muốn rau tươi người ta thường xuyên vãy nước vào rau? Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động: (1,5đ) Vận chuyển chủ động Vận chuyển thụ động Vận chuyển từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp Không tiêu tốn năng lượng Vận chuyển từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao Tiêu tốn năng lượng Tại sao muốn rau tươi người ta thường xuyên vãy nước vào rau? (0,5đ) Rau bị héo là do tế bào mất nước dẫn đến hiện tượng co nguyên sinh => cây mềm, oặt ẹo, khi vẩy nước vào rau, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm cho tế bào (lá cây rau) trương lên, bù đắp lượng nước bị mất do thoát hơi nước ở lá => rau tươi, k bị héo Câu 6: Phân biệt nguyên phân và giảm phân về các đặc điểm: Loại tế bào, số lần phân bào, tiếp hợp trao đổi chéo và kết quả? Đặc điểm Nguyên phân Giảm phân Loại tế bào Sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai Sinh dục 0,5đ Số lần phân bào 1 2 0,5đ Tiếp hợp trao đổi chéo Không Có 0,5đ Kết quả Từ 1 tế bào mẹ ban đầu tạo ta 2 tế bào có có bộ NST giống hệt nhau và giống tế bào mẹ Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào con có bộ NST giảm đi một nữa so với tế bào mẹ 0,5đ ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK1 ĐỂ 2 Câu 1: 3đ Nêu chức năng của protein: - Cấu tạo nên tế bào cơ thể. - Dự trữ các aa - Vận chuyển các chất. - Prôtêin kháng thể: Bảo vệ cơ thể chống bệnh tật. - Thu nhận và trả lời thông tin. - Xúc tác cho phản ứng sinh hoá. (2đ) Tại sao Trâu và Bò cùng ăn cỏ nhưng thịt (prôtêin) của chúng lại khác nhau? Do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trong chuỗi pôlypeptit khác nhau. (1đ) Câu 2: Phân biệt thành tế bào thực vật, nấm và vi khuẩn? 1,5đ Thành tế bào thực vật cấu tạo bởi xenlulozơ Thành tế bào nấm: Ki tin Thành tế bào vi khuẩn: Peptiđôglican Câu 3: Trình bày cấu trúc và cơ chế tác động của enzim? 2đ - Cấu trúc enzim (1đ) Enzim lµ chÊt xóc t¸c sinh häc ®­îc tæng hîp trong c¸c tÕ bµo sèng. - Enzim cã b¶n chÊt lµ pr«tªin hoÆc pr«tªin kÕt hîp víi chÊt kh¸c kh«ng ph¶i lµ pr«tªin. - Trong ph©n tö enzim cã trung t©m ho¹t ®éng t­¬ng thÝch víi cÊu h×nh kh«ng gian cña c¬ chÊt mµ nã t¸c ®éng - Cơ chế tác động của enzym: (1đ) Enzym liên kết với cơ chất ® Phức hợp Enzym Cơ chất ® Sản phẩm và giải phóng enzym. Câu 4: “Tại ống thận, tuy nồng độ glucơz trong nước tiểu thấp hơn trong máu nhưng glucozơ trong nước tiểu vẫn được thu hồi trở về máu” Sự vận chuyển glucozơ qua màng sinh chất của các tế bào ống thận như trên là phương thức vận chuyển gì? Định nghĩa và nêu những điều kiện cần thiết để tế bào có thể thực hiện phương thức vận chuyển ấy. 1,5đ Trả lời: Sự vận chuyển glucozơ qua màng sinh chất của các tế bào ống thận như trên là phương thức vận chuyển chủ động (0,5đ) Vận chuyển chủ động: Là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ( ngược dốc nồng độ). (0,5đ) Điều kiện: cần chất vận chuyển và tiêu tốn năng lượng. (0,5đ) Câu 5: Nhà khoa học tiến hành phá nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi A rồi lấy nhân của tế bào trứng ếch thược loài B cấy vào. Ếch con được tạo ra mang đặc điểm chủ yếu của nòi nào? Thí nghiệm chứng minh điều gì? Ếch con mang đặc điểm chủ yếu của nòi B. Thí nghiệm chứng minh nhân là nơi chứa thông tin di truyền (là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào) (0,5đ) Nêu cấu trúc và chức năng của nhân ở tế bào nhân thực? * Cấu trúc: Có hình cầu, đường kính 5 micrômet, được bao bọc bởi 2 lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc ( gồm ADN liên kết với prôtêin ) và nhân con. * Chức năng: - Là nơi chứa đựng thông tin di truyền. - Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Câu 6: Trình bày những diễn biến cơ bản trong quá trình nguyên phân? 2đ 1: Sự phân chia nhân. (1,5đ) Ø Kì đầu: Thoi phân bào được hình thành, các NST kép đóng xoắn, co ngắn và đính vào thoi phân bào ở tâm động. Ø Kì giữa: Màng nhân và nhân con biến mất, các NST kép co ngắn đóng xoắn cực đại tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Ø Kì sau: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào. Ø Kì cuối: Thoi phân bào biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiện, NST có dạng sợi mảnh. 2: Phân chia tế bào chất. (0,5đ) Ø Phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì cuối. Ø Tế bào chất được phân chia dần, tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con. Ø Ở tế bào động vật: Màng tế bào thắt lại ở vị trí giữa tế bào (mặt phẳng xích đạo). Ø Ở tế bào thực vật: Xuất hiện một vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo và phát triển ra 2 phía cho tới khi phân tách tế bào chất thành 2 nửa đều chứa nhân.

File đính kèm:

  • docDe Dap an mon sinh 10 HK.doc