Đề kiểm tra học kỳ I Năm học 2007 – 2008 Môn Công Nghệ 8 Trường Thcs Nguyễn Du

Câu 1: Trong phép chiếu song song thì các tia chiếu như thế nào ?

A. Các tia chiếu đồng quy tại 1 điểm.

B. Các tia chiếu vuông góc với nhau.

C. Các tia chiếu song song với nhau.

D. Các tia chiếu song song với nhau, cùng vuông góc với mặt phẳng chiếu.

Câu 2: Hình chiếu bằng là hình chiếu có hướng chiếu từ ?

A. Trên xuống dưới B. Trái sang phải C. Phải sang trái D. Trước ra sau.

Câu 3: Trên bản vẽ kĩ thuật, hình chiếu bằng nằm ở vị trí nào ?

A. Ở trên hình chiếu đứng. B. Ở dưới hình chiếu đứng.

C. Ở bên phải hình chiếu đứng. D. Ở bên trái hình chiếu đứng.

Câu 4: Nét liền đậm dùng để biểu diễn . ?

A. Cạnh thấy, đường bao thấy. B. Cạnh bị che khuất.

C. Đường tâm, đường trục đối xứng. D. Đường kích thước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I Năm học 2007 – 2008 Môn Công Nghệ 8 Trường Thcs Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT THỊ XÃ BÀ RỊA TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU Họ&Tên:.................................... Lớp :.................... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2007 – 2008 MÔN CÔNG NGHỆ 8 Thời gian làm bài: 45 phút (40 câu trắc nghiệm) Giám Thị ĐIỄM NHẬN XÉT CỦA GV Mã đề thi CN 8 Chọn câu trả lời đúng nhất : Câu 1: Trong phép chiếu song song thì các tia chiếu như thế nào ? A. Các tia chiếu đồng quy tại 1 điểm. B. Các tia chiếu vuông góc với nhau. C. Các tia chiếu song song với nhau. D. Các tia chiếu song song với nhau, cùng vuông góc với mặt phẳng chiếu. Câu 2: Hình chiếu bằng là hình chiếu có hướng chiếu từ ? A. Trên xuống dưới B. Trái sang phải C. Phải sang trái D. Trước ra sau. Câu 3: Trên bản vẽ kĩ thuật, hình chiếu bằng nằm ở vị trí nào ? A. Ở trên hình chiếu đứng. B. Ở dưới hình chiếu đứng. C. Ở bên phải hình chiếu đứng. D. Ở bên trái hình chiếu đứng. Câu 4: Nét liền đậm dùng để biểu diễn …….. ? A. Cạnh thấy, đường bao thấy. B. Cạnh bị che khuất. C. Đường tâm, đường trục đối xứng. D. Đường kích thước. Câu 5: Nét gạch chấm mảnh dùng để biểu diễn …….. ? A. Cạnh thấy, đường bao thấy. B. Cạnh bị che khuất. C. Đường tâm, đường trục đối xứng. D. Đường kích thước. Câu 6: Khe hở giữa các nét đứt, nét gạch chấm mảnh là khoảng bao nhiêu ? A. 2 d B. 3 d C. 6 d D. 12 d Câu 7: Một tờ giấy có kích thước là 297mm x 210mm, đó là giấy gì ? A. Giấy A0 B. Giấy A1 C. Giấy A3 D. Giấy A4 Câu 8: Hình lăng trụ là hình có dạng …… ? A. Khối đa diện B. Khối tròn xoay C. Hình tròn D. Hình cắt Câu 9: Hình chiếu cạnh của hình chóp đều là hình gì ? A. Hình vuông. B. Hình vuông có 2 đường chéo. C. Hình chữ nhật. D. Hình tam giác cân. Câu 10: Khi quay một hình chữ nhật quanh một trục (là cạnh của hình chữ nhật đó), ta sẽ được hình gì? A. Hình trụ B. Hình nón C. Hình cầu D. Hình chỏm cầu Câu 11: Hình chiếu bằng của hình cầu là hình gì ? A. Hình tròn. B. hình tròn C. Hình tam giác đều D. Một đoạn thẳng Câu 12: Để biểu diễn phần vật thể bị che khuất, ta sử dụng hình gì ? A. Hình chiếu đứng B. Hình chiếu bằng C. Hình chiếu cạnh D. Hình cắt Câu 13: Bản vẽ chi tiết bao gồm các hình biểu diễn, các kích thước, ………, khung tên để xác định chi tiết máy? A. Tên vật liệu B. Yêu cầu kĩ thuật C. Công dụng D. Tỉ lệ Câu 14: Trong bản vẽ chi tiết, kí hiệu : dùng để biểu diễn gì ? A. Bán kính B. Đường kính C. Đường kính chân ren D. Đường kính đỉnh ren Câu 15: Đối với ren nhìn thấy, để biểu diễn đường giới hạn ren, ta dùng nét gì ? A. Nét liền đậm B. Nét liền mảnh C. Nét đứt D. Vẽ vòng tròn bằng nét liền mảnh Câu 16: Đối với ren nhìn thấy, để biểu diễn đường đỉnh ren, ta dùng nét gì ? A. Nét liền đậm B. Nét liền mảnh C. Nét đứt D. Vẽ ¾ vòng tròn bằng nét liền mảnh Câu 17: Kí hiệu quy định loại “ren hình thang” là ? A. M B. Tr C. Sq D. Ht Câu 18: Một ren được kí hiệu “M 30 x 2” có nghĩa là ? A. Ren hệ mét, đường kính chân ren là 30, bước ren là 2 B. Ren hình vuông, đường kính đỉnh ren là 30, bước ren là 2 C. Ren hình thang, đường kính đỉnh ren là 2, bước ren 30 D. Ren hệ mét, bước ren là 2, hướng xoắn phải Câu 19: Nếu ren có hướng xoắn phải thì không ghi hướng xoắn, nhưng nếu ren có hướng xoắn trái thì phải ghi chữ gì? A. HL B. LH C. Ht D. Tr Câu 20: Bản vẽ diễn tả hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm là : A. Bản vẽ lắp B. Bản vẽ nhà C. Bản vẽ chi tiết D. Hình chiếu phối cảnh. Câu 21: Trong bản vẽ nhà, kí hiệu bên cho biết bộ phận nào của ngôi nhà ? A. Cửa đi 1 cánh B. Cửa đi 2 cánh C. Cửa sổ đơn D. Cửa sổ kép Câu 22: Để bổ sung cho bản vẽ nhà , người ta thường dùng ? A. Bản vẽ lắp B. Bản vẽ chi tiết C. Hình chiếu phối cảnh D. Mặt bằng Câu 23: Đối với kim loại đen , nếu tỉ lệ cacbon trong vật liệu ≤ 2,14% thì gọi là gì ? A. Thép B. Gang C. Sắt D. Gang xám Câu 24: Nhóm vật liệu nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự từ dẻo đến giòn ? A. Thép cacbon, gang trắng, gang dẻo, gang xám B. Thép cacbon, gang dẻo, gang trắng, gang xám C. Thép cacbon, gang xám, gang trắng, gang dẻo D. Gang dẻo, gang trắng, gang xám, thép cacbon Câu 25: Trong các vật liệu sau đây, nhóm nào là kim loại đen? A. Thép, gang xám, gang dẻo, cao su, nhựa B. Gang trắng, cao su, thép, chất dẻo nhiệt C. Gang xám, đồng, chì , sắt, nhôm D. Gang trắng, gang xám, thép hợp kim. Câu 26: Tính cứng, tính dẻo, tính bền là các tính chất thuộc về ? A. Lý tính B. Cơ tính C. Hoá tính D. Tính công nghệ Câu 27: Tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt là các tính chất thuộc về ? A. Lý tính B. Cơ tính C. Hoá tính D. Tính công nghệ Câu 28: Trong ngành cơ khí, người ta đặc biệt quan tâm đến 2 tính chất là ? A. Lý tính và hóa tính B. Tính công nghệ và lý tính C. Tính công nghệ và cơ tính D. Cơ tính và lý tính Câu 29: Khi cầm búa, ngón tay út cách đốc búa khoảng bao nhiêu ? A. 10cm – 15cm B. 15cm – 20cm C. 25cm – 30 cm D. 20cm – 30 cm Câu 30: Phát biểu nào sai ? Mỗi ghép bằng đinh tán thường dùng khi : A. Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn B. Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao C. Mối ghép hình thành trong thời gian ngắn, rẻ tiền D. Mối ghép phải chịu lực lớn, chấn động mạnh Câu 31: Mối ghép nào không phải là mối ghép cố định? A. Mối ghép Bu lông B. Mối ghép đinh tán C. Mối ghép sống trượt – rãnh trượt D. Mối ghép đinh vít Câu 32: Phát biểu nào sai ? Đặc điểm của mối ghép hàn : A. Hình thành trong thời gian ngắn B. Tiết kiệm vật liệu, giảm giá thành C. Mối ghép dễ nứt, giòn, chịu lực D. Mối ghép có thể chịu được nhiệt độ cao Câu 33: Khớp của gương chiếu hậu xe máy là ? A. Khớp tịnh tiến B. Khớp cầu C. Khớp quay D. Khớp vít Câu 34: Để tăng tốc độ quay cho bánh xe đạp thì ta phải ? A. Tăng số răng cho đĩa B. Tăng số răng cho líp C. Tăng số răng cho líp, giảm số răng cho đĩa D. Tăng số răng cho đĩa, giảm số răng chi líp Câu 35: Công thức nào sai khi tính tỉ số truyền i ? A. B. C. D. Câu 36: Cho 2 bánh răng ăn khớp với nhau , bánh răng 1 có 20 răng, bánh 2 có 40 răng. Khi bánh răng 1 quay với tốc độ 400 vòng/ phút thì bánh răng 2 quay với tốc độ bao nhiêu? A. 200 vòng/ phút B. 250 vòng/ phút C. 300 vòng/ phút D. 400 vòng/phút Câu 37: Bánh răng 1 và 2 ăn khớp với nhau, khi bánh răng 1 quay với tốc độ 300 vòng/phút thì bánh răng 2 quay với tốc độ 450 vòng/phút. Hỏi bánh răng 2 có bao nhiêu răng ? Biết bánh răng 1 có 60 răng. A. 30 răng B. 45 răng C. 60 răng D. 20 răng Câu 38: Trong các hành động sau đây, hành động nào là thực hiện đúng nguyên tắc an toàn điện? A. Không thả diều gần đường dây điện. B. Không buộc trâu , bò , ….. vào cột điện cao áp. C. Tắm mưa dưới đường dây điện cao áp. D. Không xây nhà gần sát đường dây điện cao áp. Câu 39: Phát biểu nào là sai khi nói về những nguyên nhân thường xảy ra tai nạn điện ? A. Vô ý chạm vào vật có điện B. Vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp, trạm biến áp. C. Đến gần dây điện bị đứt, chạm mặt đất. D. Không ngắt điện khi ra khỏi nhà. Câu 40: Dụng cụ nào không thuộc nhóm dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt ? A. Thước cặp B. Cờ lê C. Ê tô D. Kìm ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA HK I(1).doc
Giáo án liên quan