1. Đọc thành tiếng .
- Giáo viên cho học sinh lần lượt lên bốc thăm đọc một trong các đoạn văn trong các bài tập đọc ở tuần ôn tập và trả lời câu hỏi kèm theo:
2/ Đọc hiểu:
* Đọc thầm bài:
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì cuối kì I Lớp 5A2 Năm học 2013 - 2014 Môn: Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH NGUYỄN BÁ NGỌC
Lớp 5A2
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
Năm học 2013 - 2014
Môn: TIẾNG VIỆT
Thời gian: 80 phút
(Không kể thời gian giao đề)
I. KIỂM TRA ĐỌC:
1. Đọc thành tiếng .
- Giáo viên cho học sinh lần lượt lên bốc thăm đọc một trong các đoạn văn trong các bài tập đọc ở tuần ôn tập và trả lời câu hỏi kèm theo:
2/ Đọc hiểu:
* Đọc thầm bài:
Mùa thảo quả
Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa.
Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.
Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kỳ lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm, đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy. Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian.
Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.
Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.
( Ma Văn Kháng )
Dựa vào bài đọc, hãy khoanh vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
A. Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm của quả.
B. Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm của hoa.
C. Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng cũng thơm.
Câu 2: Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
A. Qua một năm, hạt thảo quả đã thành cây, cao tới bụng người cây nào cũng thẳng tắp.
B. Qua một năm, hạt thảo quả đã thành cây xanh um, xòe lá, lấn chiếm không gian.
C. Qua một năm, hạt thảo quả đã thành cây, cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan tỏa, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian.
Câu 3: Vào mùa thảo quả, thôn xóm có gì đặc biệt?
A. Màu thảo quả dưới gốc cây đỏ chon chót.
B. Gió, cây cỏ, đất trời, thôn xóm, con người đều đượm hương thơm của thảo quả.
C. Thời tiết có sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông.
Câu 4: Hoa thảo quả nảy ra ở đâu?
A. Hoa nảy dưới gốc cây, kín đáo, lặng lẽ.
B. Màu đỏ chon chót nảy từ kẽ lá, ngọn cây.
C. Hoa nảy dưới gốc cây, đỏ chót, thơm lựng.
Câu 5: Cách lặp từ ngữ “Gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm” có tác dụng gì?
A. Nhấn mạnh mùi thơm của thảo quả tràn ngập cảnh vật, đất trời.
B. Nhấn mạnh gió, cây cỏ, đất trời.
C. Nhấn mạnh và liệt kê những thứ có mùi thơm.
Câu 6: Từ “tầng rừng thấp”trong câu: “ Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian.” Thuộc từ loại nào?
A. Danh từ
B. Tính từ
Động từ
Câu 7: Đặt một câu văn trong đó có sử dụng cặp quan hệ từ? Gạch chân cặp từ quan hệ từ đó?
Câu 8: Tìm từ trái nghĩa với các từ sau:
- mạnh mẽ /………….
- chín/……………….
II. KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả (Nghe- viết)
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài
CÁI GÌ QUÝ NHẤT
Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua đi thì không lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ? Đó chính là người lao động các em ạ. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thi giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi.
TRỊNH MẠNH
2/ Tập làm văn ( 5 điểm)
*Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em.
III. THANG ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN
I/ Phần đọc : (10điểm )
Đọc thành tiếng : (5 điểm ) ( trả lời câu hỏi 1 điểm)
-Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
* Đối với HS khá giỏi biết đọc phân biệt lời nhân vật đối với bài có lời nhân vật.
Phần đọc hiểu :( 5đ)
Câu
Điểm
Hướng dẫn chấm
1
C
0,5
Khoanh đúng đáp án được 0,5đ, HS khoanh 2 đáp án không tính điểm.
2
C
0,5
Khoanh đúng đáp án được 0,5đ, HS khoanh 2 đáp án không tính điểm.
3
B
0,5
Khoanh đúng đáp án được 0,5đ, HS khoanh 2 đáp án không tính điểm.
4
A
0,5
Khoanh đúng đáp án được 0,5đ, HS khoanh 2 đáp án không tính điểm.
5
A.
0,5
Khoanh đúng đáp án được 0,5đ, HS khoanh 2 đáp án không tính điểm.
6
B
0,5
Khoanh đúng đáp án được 0,5đ, HS khoanh 2 đáp án không tính điểm.
7
Ví dụ: Tuy gia đình bạn ấy rất khó khăn nhưng bạn ấy học rất giỏi
1
-HS sử dụng các cặp quan hệ từ đã học thích hợp trong câu là có điểm.
8
- mạnh mẽ /yếu ớt
- chín/sống
1
-Mỗi từ đúng được 0,5 điểm.
II/ Phần viết : (10điểm )
Hướng dẫn chấm
1. Chính tả
(5 điểm):
-Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 95 – 100 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi).
-Viết được bài văn tả người theo nội dung, yêu cầu của đề bài.
+ Mắc 3 lỗi chính tả trong bài viết : Sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần , dấu thanh, không viết hoa đúng quy định: trừ 1 đ.
+ Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn … trừ (1đ ) toàn bài.
2. Tập làm văn (5 điểm):
- Viết được bài văn tả người đúng yêu cầu của bài; có mở bài , thân bài , kêt bài có sự sáng tạo, sinh động độ dài bài viết từ 12- 14 câu trở lên. Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. (được 5đ).
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, lỗi dùng từ dặt câu, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm : 4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ;
Bờ Y , ngày 05 /12/2013
Người ra đề :
Đinh Thị Thiện
File đính kèm:
- DE KT GKII.doc