Đề cương ôn thi môn Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì 1

- Nắm khái niệm, cho ví dụ và ứng dụng viết đoạn văn đối với:

+ Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

+ Trường từ vựng.

+ Từ tượng hình, từ tượng thanh.

+ Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

+ Trợ từ, thán từ.

+ Tình thái từ.

+ Nói quá, nói giảm nói tránh.

+ Câu ghép.Dấu câu.

@ Vấn đề 1:

- Thế nào là 1 từ có nghĩa rộng và một từ có nghĩa hẹp? Cho VD?

-> Một từ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác.

VD: Thú nghĩa rộng hơn voi, hươu

 Cây có nghĩa rộng hơn cây cam, cây chuối.

-> Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác

VD: Cá thu có nghĩa hẹp hơn cá.

@ Vấn đề 2:

- Tính chất rộng , hẹp của nghĩa từ ngữ là tương đối hay tuyệt đối? Tại sao?

-> Tính chất rộng , hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối vì nó phụ thuộc vào phạm vi nghĩa của từ.

-VD: cây, cỏ, hoa ; có phạm vi nghỉa ứng với nhóm cùng loài thực vật, do đó nghĩa của từ thực vật rộng hơn nghĩa của 3 từ cây, cỏ, hoa.

@ Vấn đề 3:

Thế nào là trường từ vựng? Cho VD?

-> TTV là tập hợp tất cả những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

- VD: TTV về phương tiện giao thông: tàu, xe, thuyền, máy bay

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn thi môn Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong tâm trí người VN. Chăn trâu thả diều là 1 trong những trò chơi của trẻ em nông thôn , 1 thú vui đầy lý thú . Trên lưng trâu còn có bao nhiu là trò như đọc sách , thổi sáo ..Những đứa trẻ đó lớn dần lên , mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu . Lẽ hội chọi trâu ở HP là nổi tiếng nhất .Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người. Chưa rõ lai lịch, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ: "Dù ai buôn đâu, bán đâu Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về Dù ai bận rộn trăm bề Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu" Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng. Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh". Chọi trâu không chỉ đơn thuần "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Vào Hội, mọi người được dịp hoà mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế mà tinh thần đoàn kết, ý thực cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định. Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những "kháp đấu" giữa các "ông trâu". Mỗi "ông trâu" trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như vậy các "kháp đấu" giữa những ông trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá. Như vậy chọi trâu đã nói hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định hình từ lâu với nội dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh của cả một vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển. 12. AN TOAØN GIAO THOÂNG Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình. Nhưng hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu Một mặt, đó là chất lượng đường sá kém và nguyên nhân là do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu. Mặt khác chúng ta phải lên án những kẻ chỉ vì các lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự an toàn của người đi đường. Trên đường quốc lộ, đường lớn vẫn còn những kẻ rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ không hiểu hết được sự nguy hiểm của việc làm đó, với tốc độ cao như vậy những người tham gia giao thông khi bị thủng săm đột ngột sẽ bị văng người ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn. Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào trong dòng lệ vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha âu yếm vỗ về, bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội. Hàng năm, nhà nước đã bỏ ra hàng tỉ đồng để nâng cấp các cơ sở giao thông, đường sá cầu cống phục vụ cho việc đi lại an toàn ở mọi nơi. Nhưng số tiền đó lại không được dùng hết, vậy thì nó rơi *** vào đâu? Phải chăng, số tiền đó đã rơi vào túi những kẻ rút lõi công trình, rút lõi vật tư để làm giàu cho mình. Đó là những kẻ vô lương tâm vì lợi ích bản thân mà quên đi sự an toàn chung cho xã hội. Một vấn đề cũng đang gây sự chú ý và bị lên án rất nhiều đó là tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên - những người chủ tương lai đất nước. Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình. Nhìn những chiếc xe SH, @, excite,... phi như bay trên những con đường lớn ta không khỏi xót xa cho họ. Chỉ vì quá được nuông chiều, thiếu sự bảo ban của cho mẹ mà họ đã phải trả giá đắt. Những tai nạn xảy ra là điều chắc chắn, nhẹ thì sứt đầu mẻ trán, gẫy tay gẫy chân. Nặng thì họ phải mãi mãi rời xa cuộc đời. Lý do vì đâu cũng là ở nhận thức của thanh niên. Họ chưa biết suy nghĩ đúng về những cái lợi hại của việc mình đã làm. Những bậc cha mẹ khi con mình xảy ra tai nạn, nhận ra thì đã quá muộn, tại sao họ sắm cho con những chiếc xe thật tốt, phân khối thật lớn để chúng đi đua. Họ làm ra nhiều tiền rồi cũng nhận ra khi mất đứa con thì tiền bạc cũng chẳng giải quyết được gì. Họ hối hận vì tại sao ngay từ đầu không bảo ban con cái mình. Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. 13. Vöôït leân soá phaän. Tới dự có Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Võ Văn Thưởng, Phó trưởng Ban TTVH Đào Duy Quát cùng các đồng chí trong Ban Bí thư T.Ư Đoàn, lãnh đạo các bộ, ngành và hàng trăm sinh viên. Trong số 72 thủ khoa xuất sắc có mặt trong buổi lễ, có ba gương mặt tiêu biểu nhất tham gia giao lưu trên sân khấu. Không khí lễ tuyên dương như lặng đi khi thủ khoa Nguyễn Duy Tưởng (Khoa Công nghệ thông tin - ĐH Thái Nguyên) xuất hiện trên chiếc xe lăn. Tưởng bị liệt hai chân từ nhỏ. Câu chuyện mà thủ khoa đặc biệt này kể khiến cả hội trường xúc động: “Năm lên 6 tuổi, mình được mẹ cõng đến lớp. Nhưng nhà mình nghèo quá. Hết lớp 1, mình phải nghỉ học tới 4 năm để chờ em trai mình lớn. Khi em trai học đến lớp 2 mới đủ sức cõng mình, mình lại được đến trường. Em cứ cõng mình đến mãi năm hai anh em học lớp 6 thì mới có xe đạp để tập đi, quãng đường đến trường bớt gian truân...”. Tưởng kể, chính tấm gương của Hiệp sĩ thông tin Nguyễn Công Hùng, người vừa được bình chọn Gương mặt tiêu biểu năm 2006 đã nâng bước cho em vượt qua mọi khó khăn để học tập và trở thành thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh năm 2006. Tưởng đang phấn đấu để trở thành Hiệp sĩ thông tin như Nguyễn Công Hùng. Ở phía dưới, cậu em Nguyễn Duy Tin, người đã cõng anh đến trường hiện là sinh viên năm thứ hai ĐH Bách khoa Hà Nội nở nụ cười đầy tự hào và xúc động cổ vũ cho anh trai. Gương mặt thủ khoa trong Lễ tuyên dương Là thủ khoa đạt số điểm tuyệt đối 30/30 trong kỳ thi tuyển sinh năm 2006 của trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, Phạm Thu Thủy (sinh năm 1988) là gương mặt nữ mạnh mẽ, quyết đoán. Ngay trong học kỳ đầu đại học, số điểm của Thủy đạt gần 9,0. Để có được kết quả cao trong học tập, Thủy luôn đặt cho mình những thách thức mới đồng thời sắp xếp thời gian một cách hợp lý giữa việc học, nghỉ ngơi và giúp bố mẹ việc nhà. Đối với thủ khoa tốt nghiệp khoa Kinh tế (ĐH Quốc gia TPHCM) Lâm Vũ Gia Minh, việc luôn nỗ lực trong học tập đã mang lại kết quả như mong đợi. Minh được một tập đoàn tài chính nổi tiếng nhận vào làm ngay sau khi ra trường. Với vốn kiến thức vững, tinh thần ham học hỏi, Minh luôn được giao những công việc quan trọng và làm hài lòng nhà tuyển dụng. Một trong số ít phụ huynh ngoại tỉnh về Hà Nội trong ngày con trai được tuyên dương, chị Trần Thị Hạnh (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) vui mừng chỉ về phía cậu con trai vinh dự mặc áo mũ thủ khoa. Chị Hạnh là mẹ của Nguyễn Văn Tài, thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh năm 2006 của ĐH Bách khoa Hà Nội. Chị Hạnh xúc động: “Vợ chồng tôi đều làm nghề nông, nhà chẳng có gì đáng giá nhưng bù lại cả 3 đứa con tôi đều học giỏi, nhất là cháu Tài. Biết tin con được lựa chọn có mặt trong lễ tuyên dương, vợ chồng tôi phải chắt chiu tiền ăn để xuống Hà Nội động viên cháu. Nhìn thấy tôi tay xách, nách mang, nó ôm chầm lấy nói: “Mẹ à, nhà mình nghèo nên con càng phải học giỏi hơn để giúp cho gia đình mình thoát nghèo...”. "Tôi muốn chuyển lời ngợi khen đến tất cả các tài năng trẻ trong cả nước đã vì sự tiến bộ của mình, vì gia đình, vì quê hương, đất nước mà rèn đức, luyện tài. Tôi đề nghị các cấp, các ngành cần đặc biệt quan tâm đầu tư và chăm lo cho sự nghiệp trồng người, nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục, đào tạo, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ phát huy hết tài năng, trí tuệ". Phát biểu tại Lễ tuyên dương, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa.

File đính kèm:

  • docDe cuong van 8.doc