- Tế Hanh tn l Trần Tế Hanh, sinh tại một lng chi ven biển tỉnh Quảng Ngi.
- Ơng cĩ mặt trong phong tro thơ mới ở chặng cuối ( 1940-1945 ) với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yu qu hương thắm thiết.Bài thơ Quê hương được rt trong tập Nghẹn ngo ( 1939 ) sauđược in lại trong tập Hoa nin, xuất bản năm 1945.
- Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
14 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần í nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ.
b. Văn học trước cách mạng và văn học dân gian
Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là sợi dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại lại vô cùng kính yêu và thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoán cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Quả là đáng quí phải không các bạn! Thật đúng với câu ca dao:
“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình:
“Anh em như thể tay chân
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè... hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn để cập đến qua các câu ca dao như:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hoặc câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
-> KL : Phải nói rằng qua các triều đại thơ văn , ta vẫn nhận ra lòng nhân đạo vẫn là chủ đề để nhiều nhà văn , nhà thơ hướng ngòi bút tới và họ đã thành công khi chạm tới trái tim người đọc những rung cảm vô cùng chân thực . Ta càng thêm yêu một Thạch Sanh chính nghĩa , một bé Hồng sâu sắc ..........và yêu con người Việt Nam . Tôi tự hào vì được là một người Việt Nam biết yêu và rung cảm trước những đau khổ của ngkhac ( cảm tiếp)...
2.Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm
a.Truyện cổ tích
-Có lẽ trong tuổi thơ của mỗi chúng ta , ai cũng đã từng đọc qua Thạch Sanh và cũng từng một lần phẫn nộ trước những hành động của mẹ con Lí Thông . Ta phẫn nộ bởi sự giả tạo của mẹ con Lí Thông , bởi cái vong ơn bội nghĩa của Lí Thông , bởi cái ích kỉ vì lợi ích riêng tư mà quên mất tình nghĩa bạn bè ...........Và vì bao nhiêu hành động khác đáng phẫn nộ . Tôi đã từng nghe một câu nói thế này : Lòng vị tha giống như một khu vườn , chỉ cần bạn bỏ công ra chăm sóc bằng tấm lòng thì khu vườn ấy sẽ đâm hoa kết trái . Quả thật vậy , khó có thể là một con người vị tha nhưng có lẽ nhờ có văn học -chất xúc tác của khu vườn , ta sẽ cảm thấy vị tha dễ dàng và bay bổng hơn nhiều.......
b. Văn học trước cách mạng và văn học dân gian
Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn! Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa lúa mà bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người dân. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy!
3. Kết luận tổng hợp và nâng cao ( tự túc nhé)
C.Kết bài
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau"
Lập dàn ý cho đề văn sau : Tuổi trẻ và tương lai đất nước
A.Mở bài
-Trích dẫn câu nói của Bác Hồ : " Non sông Việt Nam có trở nên...........một phần lớn ở công học tập của các em."
->Lời dạy ấy giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của tuổi trẻ với tương lai đất nước..... ( tự nói tiếp nhé)
B.Thân bài
1.Giải thích ý nghĩa
-Tuổi trẻ là ai?
+ Là những chủ nhân tương lai của đất nước , là chủ của thế giới và là động lực giúp cho xã hội phát triển
+Là lực lượng nòng cốt , là lực lượng tiên phong , xông pha vào những gian khổ mà không ngại khó
-> Nói một cách dễ hiểu hơn , tuổi trẻ chính là tôi , là bạn , là tất cả những thế hệ chúng ta
2.Vai trò của tuổi trẻ với tương lai đất nước
-Thế kỉ 21 - thế kỉ của sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật , sự nâng cao không ngừng của văn hóa , xã hội , để có thể bắt kịp đà phát triển ấy thì cần sự chung sức , đồng lòng của tất cả mọi người mà lực lượng chủ yếu là tuổi tẻ.
a.Thời kháng chiến
-Những người con của đất nước đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình -cái tuổi còn đầy ước mơ và hoài bão - cho Tổ quốc với lí tưởng sống thật cao đẹp và thánh thiện như chị Võ Thị Sáu ,anh Kim Đồng .....Đấy là những thanh niên gần 40 năm trước ........
b.Thời bình
-Giờ đây , khi chiến tranh , đạn lạc không còn nữa thì giới trẻ chúng ta hướng tới nhiệm vụ mới ấy chính là xây dựng đất nước phát triển sau bao năm ròng nô lệ. Tuổi trẻ hiện nay đã khẳng định tiếng nói và lí tưởng sống của chính mình bằng những hành động thiết thực . Họ hay chúng ta khao khát sống hạnh phúc , muốn an hưởng sự may lành hơn là sự bất hạnh , giàu sang hơn là nghèo nàn .
-Nhớ năm 2005 , trên báo chí luôn nhắc đến gương mặt Người Việt trẻ Nguyễn Phương Ngọc dám ước mơ và đã đoạt được Giải công nghệ cuộc thi "Trí tuệ Việt Nam" , giải nhất phần thi thuật toán tại cuộc thi Imagine Cup năm 2005.
->Có thể thấy tuổi trẻ mọi thời đại chính là niềm tự hào của dân tộc mỗi khi đất nước lâm nguy. Tuổi trẻ những năm gần đây đã khẳng định được sức mạnh của mình trong mọi lĩnh vực : KT , Khoa học kĩ thuật , giáo dục.....Ngày càng xuất hiện nhiều nhà kinh doanh trẻ năng động , những nhà khoa học tào năng , những sinh viên xuất sắc như Phương Ngọc ...Như vậy chúng ta càng thấy tầm quan trọng của tuổi trẻ với tương lai đất nước , mạnh hay yếu , thịnh hay suy.
3.Mặt trái
- Nhưng bên cạnh đó vẫn có một số bạn trẻ chưa xác định được vai trò to lớn của mình, lí tưởng sống của mình để đưa đất nước ra tình trạng kém phát triển này. Các bạn đã lãng phí thời gian vào những trò chơi vô bổ mà quên đi nhiệm vụ học tập . Các bạn hãy cố lên ! Như Bác Hồ đã từng viết :" Một năm khởi đầu từ mùa xuân ..................(tự tìm mà chép nhá) . mùa xuân ấy mà bị rục muỗng mà bị thụt lùi là do tôi , do bạn , do thế hệ trẻ chúng ta .........cho đến lúc ây e rằng hối hận cũng đã muộn
4.Phải làm gì để làm tốt trách nhiệm của giới trẻ
- Chúng ta cần hiều sâu sắc lời dạy của Bác để xác định mục đích học tập đúng đắn , giỏi một cách toàn diện , đặc biệt là luôn nung nấu trong mình những suy nghĩ cải tiến đất nước từ những tinh hoa văn hóa nhân loại .............
C.Kết bài
-khẳng định lại ý nghĩa vấn đề : tuổi trẻ ngày nay cần thực hiện tốt trách nhiệm và bổn phận của mình để góp phần xây dựng đất nước , xứng đáng với bao hi sinh của thế hệ trước .......(tự khai triển tiếp)
File đính kèm:
- de cuong van 8 hk2.doc