Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Tân Bình
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Tân Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ 7 HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 2019-2020
Câu 1: Các cách bón phân?
- Căn cứ vào thời kì bón:
+ Bón lót: là bón phân vào đất trước khi gieo trồng
+ Bón thúc: là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây.
-Căn cứ vào hình thức :
+ Bón theo hốc
+ Bón theo hàng
+ Bón vãi
+ Bón phun trên lá.
Câu 2: Cách sử dụng các loại phân bón thông thường?
- Phân hữu cơ và phân lân dùng để bón lót
- Phân đạm, kali và phân hỗn hợp dùng để bón thúc.
Câu 3: Cách bảo quản các loại phân bón thông thường?
- Phân hóa học:
+ Đựng trong chum vại sành đậy kín hoặc bao gói bằng bao ni lông
+ Để nơi cao ráo, thoáng mát
+ Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau.
- Phân chuồng : có thể bảo quản tại chuồng nuôi.
Câu 4: Vai trò của giống cây trồng?
- Tăng năng suất.
-Tăng chất lượng nông sản.
-Tăng vụ.
-Thay đổi cơ cấu cây trồng.
Câu 5: Tiêu chí giống cây trồng tốt?
- Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.
- Có chất lượng tốt.
- Có năng suất cao và ổn định
- Chống chịu được sâu, bệnh.
Câu 6: Các phương pháp chọn tạo giống cây trồng?
- Phương pháp chọn lọc
-Phương pháp lai
-Phương pháp gây đột biến
Câu 7: Sản xuất và bảo quản giống cây trồng?
Năm thứ 1: Gieo hạt giống đã phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt
Năm thứ 2: Hạt của mỗi cây gieo thành từng dòng. Lấy hạt của các dòng tốt nhất, gọi là giống siêu
nguyên chủng
Năm thứ 3: Từ giống siêu nguyên chủng thành giống nguyên chủng.
Năm thứ 4: Từ giống nguyên chủng thành giống sản xuất đại trà
Câu 8: Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính?
- Giâm cành
-Ghép mắt
-Chiết cành
Câu 9: Cách bảo quản hạt giống cây trồng?
1 TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH
-Hạt giống phải đạt chuẩn
-Nơi cất giữ phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp, phải kín.
-Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu, mọt để xử lí kịp thời
+ Bảo quản hạt giống trong chum, vại, sành hoặc bao túi kín
+ Bảo quản hạt guống trong kho lạnh.
Câu 10: Tác hại của sâu, bệnh?
-Cây trồng sinh trưởng phát triển kém
- Giảm năng suất, chất lượng nông sản.
Câu11: Khái niệm về côn trùng?
-Là lớp động vật thuộc ngành động vật chân khớp.
-Cơ thể chia làm ba phần: đầu, ngực, bụng.
-Ngực mang ba đôi chân và thường có hai đôi cánh, đầu có một đôi râu.
-Biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.
Câu12: Khái niệm về bệnh cây?
- Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây.
-Do vi sinh vật gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi
Câu 13: Dâu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại?
Biến đổi về màu sắc, hình thái, cấu tạo
Câu 14: Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại?
- Phòng là chính.
-Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
-Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
Câu 15: Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại?
-Vệ sinh đồng ruộng
-Làm đất
-Gieo trồng đúng thời vụ
-Chăm sóc kịp thời , bón phân hợp lí
-Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích
-Sử dụng giống chống sâu, bệnh
Câu 16; Biện pháp thủ công?
Dùng tay bắt sâu, vợt, bẫy đèn .
Câu 17 Biện pháp hóa học?
Dùng thuốc hóa học
Câu 18: Biện pháp sinh học?
Dùng chim, nấm, ong mắt đỏ, chế phẩm sinh học
Câu 19: Biện pháp kiểm dịch thực vật?
Kiểm tra , xử lí các sản phẩm nông nghiệp
2
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_cong_nghe_7_nam_hoc_2019_2020_t.pdf