Đề cương môn Ngữ Văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2

1. Cho biết tác giả của văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”? Qua văn bản, hãy cho biết vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là gì?

 

- Tác giả Lê Anh Trà.

- Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.

 

2. Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả Lê Anh Trà đã cho biết sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài của Hồ Chí Minh như thế nào?

 

Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc.

+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động;

+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực;

+ Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được.

 

3. Trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả đã đưa những dẫn chứng nào về lối sống giản dị của Bác?

 

Trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả đã đưa những dẫn chứng về lối sống giản dị của Bác.

+ Nơi ở và nơi làm việc đơn sơ: nhà sàn nhỏ, chỉ có vẻn vẹn vài phòng.

+ Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp, tư trang ít ỏi.

+ Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa muối,

 

4. Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, em có suy nghĩ gì về cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

 

Cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng vô cùng thanh cao và giản dị.

+ Cách sống như câu chuyện thần thoại, như một vị tiên hết mức giản dị và tiết chế.

+ Đây không là lối sống khắc khổ của những con người tự tìm cái vui trong cuộc đời nghèo khổ;

+ Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.

+ Đây là cách sống có văn hóa đã trở thành quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương môn Ngữ Văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o lí. - Vấn đề cần bàn luận: “Thanh niên sống phải có lí tưởng” - Bài viết có luận điểm rõ ràng, luận cứ đầy đủ và lập luận rành mạch. - Cần trình bày được những suy nghĩ về vấn đề tư tưởng sống cao đẹp, phê phán lối sống tầm thường, ích kỉ, cá nhân và nêu lên lí tưởng sống của thanh niên. Gợi ý: - Cần làm rõ lí tưởng sống là gì? Vì sao cuộc sống lại phải có lí tưởng, lí tưởng như thế nào được coi là tiến bộ, tốt đẹp? Những biểu hiện nào trái với lí tưởng sống đẹp. - Trong bài viết cần làm cho mọi người hiểu biết về những tấm gương có lí tưởng sống cao đẹp. - Suy nghĩ về “lí tưởng sống” và hướng phấn đấu của bản thân. - Cần kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm một cách thích hợp. Lập dàn ý: *Mở bài: Lí tưởng sống và cuộc đời của mỗi người. *Thân bài: - Lí tưởng sống là gì? Vì sao con người cần sống có lí tưởng? - Suy nghĩ của người viết vể cuộc sống có lí tưởng? - Những tấm gương về cuộc đời những người có lí tưởng sống cao đẹp. - Phê phán lối sống ích kỷ, cá nhân của những người sống không có lí tưởng. *Kết bài:Suy nghĩ về việc phấn đấu cho lí tưởng sống phục vụ cho đất nước và dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay. II. Nghị luận văn học: Nghị luận về tác phẩm truyện: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là trình bày những hiểu biết, nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm hay đoạn trích. Thông thường cần tập trung vào cốt truyện, nhân vật, sự kiện, chủ đề, nghệ thuật tạo tình huống, xây dựng nhân vật, nghệ thuật tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm . . . Những nhận xét, đánh giá về truyện hoặc đoạn trích phải căn cứ vào văn bản, những hiểu biết về tác giả, tác phẩm; phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện tính cách và số phận nhân vật, nghệ thuật dựng truyện của tác giả, từ đó mà người viết bài nghị luận phát hiện và khái quát. Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích trong bài nghị luận cần rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày cảm nhận, hiểu biết, nhận xét, đánh giá của mình về nội dung nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ ấy. Những cảm nhận, hiểu biết, nhận xét hay đánh giá của người viết về bài thơ, đoạn thơ cần căn cứ vào cảm xúc chủ đạo, nội dung của bài thơ, đoạn thơ và nghệ thuật biểu hiện; người viết cần căn cứ vào văn bản vào cảm xúc, hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ, tiết tấu, giọng điệu . . .để nhận xét, đánh giá. Có như thế, các nhận xét đánh giá mới xác đáng và có sức thuyết phục. Vấn đề rung động của người viết là vấn đề quan trọng hàng đầu khi nghị luận về bài thơ, đoạn thơ. Thiếu sự rung động và cảm xúc ấy, bài nghị luận sẽ chỉ là một bài văn vô hồn không giá trị. Một số câu hỏi tìm ý khi nghị luận văn học: Trường hợp là tác phẩm thơ: Hoàn cảnh sáng tác như thế nào? - Tác giả sử dụng các từ ngữ đặc sắc nào? Các từ ngữ ấy diễn tả gì? Thể hiện tâm trạng tác giả ra sao? - Tác giả dùng các hình ảnh nào đẹp, đặc sắc? Cảnh như thế nào? Tình như thế nào? Cảnh và tình bộc lộ tâm trạng gì? - Tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Biện pháp ấy bộc lộ nội dung gì? - Giọng điệu, nhịp, thanh, vần của bài thơ có gì đặc biệt? Điểm đặc biệt ấy thể hiện điều gì? - Có tứ thơ nào mới lạ, đặc sắc trong bài? Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ? Tác dụng của bài thơ? Trường hợp là tác phẩm truyện: - Tác phẩm của ai? Sáng tác thời điểm nào? Hoàn cảnh nào? Khái quát về tác phẩm? - Phân tích cốt truyện (bổ ngang) hoặc phân tích nhân vật (bổ dọc) - Ở đầu tác phẩm, nhân vật (hoặc các nhân vật) được giới thiệu ra sao? Hoàn cảnh thế nào? Hành động ngôn ngữ, tâm trạng như thế nào? Qua đó nhân vật bộc lộ những điểm gì? - Ở giữa tác phẩm, nhân vật (hoặc các nhân vật) gặp những hoàn cảnh gì? Trước những hạnh phúc, bất hạnh, may mắn hoặc rủi ro ấy, họ có suy nghĩ gì? Hành động ra sao? Vậy họ bộc lộ tính cách gì? Tốt hay xấu? - Kết thúc truyện, từng nhân vật có số phận ra sao? Sướng hay khổ? Hạnh phúc hay bất hạnh? Số phận ấy có phù hợp tính cách, đạo đức của nhân vật ấy không? - Tác giả muốn nói lên kết luận gì, khám phá gì về xã hội và con người thông qua cuộc đời và số phận của nhân vật ấy (hoặc các nhân vật ấy? ) - Em đánh giá như thế nào về tác phẩm, tác giả và có cảm xúc thế nào? Kĩ năng tìm hiểu để, lập dàn ý: Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích: *Tìm hiểu đề: Đề yêu cầu phân tích hay nêu suy nghĩ, cảm nhận. Vấn đề cần nghị luận là gì? Tri thức cần có để nghị luận về tác phẩm truyện. *Lập dàn ý: Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Đánh giá sơ bộ: nghệ thuật + nội dung. Thân bài: A.Nội dung của tác phẩm: *Nhận xét đánh giá nội dung của tác phẩm văn học: Giới thiệu sơ lược câu chuyện (tóm tắt). Ý 1: . . . . . . . . .(nhận xét, đánh giá) Ý 2: . . . . . . . . .(nhận xét, đánh giá) B.Nghệ thuật tác phẩm: *Nhận xét đánh giá nghệ thuật của tác phẩm. Cốt truyện (kết cấu) Xây dựng nhân vật (chính diện, phản diện) Chi tiết, hình ảnh . . . Cử chỉ, hành động, lời nói . . . III.Kết bài: Đánh giá chung về tác phẩm. Rút ra bài học (hoặc mở rộng) Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: *Tìm ý: Đề yêu cầu phân tích, suy nghĩ hay cảm nhận. Vấn đề nghị luận trong văn bản là gì? Tri thức cần có để nghị luận về tác phẩm thơ . . . *Lập dàn ý: I.Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, hoàn cảnh, thời điểm sáng tác. Đánh giá sơ bộ: nội dung + nghệ thuật. II.Thân bài: Ý 1: . . . . . . . . .(dẫn thơ văn + phân tích, bình giảng) Ý 2: . . . . . . . . .(dẫn thơ văn + phân tích, bình giảng) Ý 3: . . . . . . . . .(dẫn thơ văn + phân tích, bình giảng) III.Kết bài: Đánh giá chung tác phẩm: nội dung + nghệ thuật. Mở rộng. Một số đề bài luyện tập: Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích: Để 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ dưới xã hội cũ qua nhân vật Vủ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Để 2: Phân tích diễn biến cốt truyện “Làng” của Kim Lân. Đề 3: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Để 4: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân gợi cho em suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Đề 5: Hình ảnh những thanh niên xung phong trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Để 6: Suy nghĩ về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” của Nguyễn Du. Đề 7: Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long. Để 8: Phân tích đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu. *Yêu cầu cụ thể: Giả sử đi vào đề 1, học sinh cần trình bày các yêu cầu sau: Yêu cầu: Viết bài nghị luận văn học: giải quyết một vấn đề trong tác phẩm. - Nội dung: Qua nhân vật Vũ Nương, làm rõ những suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ làm rõ vấn đề: Thân phận người phụ nữ. - Biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự. Dàn ý: Mở bài: - Đề tài phụ nữ trong văn học nói chung, trong văn học trung đại nói riêng. - Giới thiệu nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương"”và tính chất tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ dưới chế độ cũ. Thân bài: 1.Vũ Nương - người phụ nữ có tâm hồn cao đẹp nhưng số phận đau khổ: Vũ Nương là người phụ nữ đẹp. + Tư dung tốt đẹp - người con gái bình dân. + Là người con hiếu thảo, người mẹ thương con, người vợ chung thủy. + Là người có lòng tự trọng. Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều đau khổ: + Một mình nuôi con, lo lắng thuốc thang, chôn cất mẹ chồng. + Bị Trương Sinh đối xử phủ phàng: nghi ngờ không chung thủy, mắng nhiếc thậm tệ khiến nàng phải tìm đến cái chết. + Muốn quay trở lại cuộc sống trần gian nhưng không thể được. 2. Suy nghĩ vể thân phận phụ nữ trong xã hội phong kiến: - Con người không thể làm chủ được vận mệnh của mình. - Xã hội phong kiến với bao luật lệ khắt khe gây ra bao đau khổ cho người phụ nữ. - Người phụ nữ buộc phải cam chịu, nhẫn nhục nên những bất công đó có điều kiện phát triển. - Cảm thông và hiểu rõ những phẩm chất tốt đẹp của họ. Kết bài: Hiểu về một thời đã qua để thêm tin yêu hiện tại. b) Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: Đề 1: Nêu cảm nghĩ về “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Đề 2: Trình bày hiểu biết của mình về bài thơ “Nói với con” của Y Phương. Đề 3: Cảm nhận về bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Đề 4: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Đề 5: Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Đề 6: Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Để 7: Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Để 8: Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Để 9: Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Đề 10: Suy nghĩ về vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc trong bài thơ “Mây và Sóng” của Ta –go. *Yêu cầu cụ thể: Giả sử đi vào đề 1, học sinh cần trình bày các yêu cầu sau: Yêu cầu: - Viết bài văn nghị luận bài thơ nhưng nghiêng về biểu cảm. - Vấn để cần nghị luận (phân tích, cảm nhận) là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật . Phân tích cái hay, cái đẹp của nội dung và nghệ thuật của các khổ thơ. - Những điều cảm nhận, phân tích phải đặt trong tương quan giữa các khổ với nhau và với toàn bài, đồng thời làm rõ tư tưởng chủ đề của cả bài thơ. Lập dàn ý: Mở bài: Chiến tranh và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Thân bài: Cảm nhận về thiên nhiên khi xe không kính: - Lập luận và thái độ hiên ngang của người lính. - Vẻ đẹp của các từ ngữ đời thường: không có, không phải, bom giật, bom rung, ừ thì, chưa cần . . . Những khó khăn khi xe không có kính: Bụi Mưa 3.Tư thế của người chiến sĩ: Ung dung. Bất chấp, coi thường gian khổ (chưa cần sửa, chưa cần thay) Đoàn kết, gắn bó với đồng đội. 4.Thành công của tác giả viết về người lính: khát vọng - nhiệt tình yêu nước. Kết bài: Nhấn mạnh vẻ đẹp của toàn bài: người chiến sĩ lái xe ung dung, dũng cảm trong kháng chiến chống Mĩ.

File đính kèm:

  • docDE CUONG VAN lop 9 k2doc.doc