Đề cương môn công nghệ 6

Câu1. Chất đạm, chất béo, chất đường bột có vai trò như thế nào đối với cơ thể con người?

Đa: 1-Chức năng chất dinh dưỡng Chất đạm

-Chất đạm giúp cơ thể phát triển tốt, góp phần xây dựng và tu bổ các tế bào, tăng khả năng đề kháng đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể.

2/ -Chức năng dinh dưỡng Chất đường bột ( Gluxit) :

 -Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.

 -Chuyển hoá thành các chất dinh dưỡng khác.

3-Chức năng dinh dưỡng Chất béo ( Lipit):

-Cung cấp năng lượng tích trử dưới da ở dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể.

 -Chuyển hoá một số vitamin cần thiết cho cơ thể.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4818 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn công nghệ 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG MÔN CÔNG NGHỆ 6 Câu1. Chất đạm, chất béo, chất đường bột có vai trò như thế nào đối với cơ thể con người? Đa: 1-Chức năng chất dinh dưỡng Chất đạm -Chất đạm giúp cơ thể phát triển tốt, góp phần xây dựng và tu bổ các tế bào, tăng khả năng đề kháng đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể. 2/ -Chức năng dinh dưỡng Chất đường bột ( Gluxit) : -Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. -Chuyển hoá thành các chất dinh dưỡng khác. 3-Chức năng dinh dưỡng Chất béo ( Lipit): -Cung cấp năng lượng tích trử dưới da ở dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể. -Chuyển hoá một số vitamin cần thiết cho cơ thể. Câu 2. Thế nào gọi là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm? Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm VD: Thực phẩm bị ruồi bọ bâu vào, thực phẩm bị biến chất….. Sự xâm nhập của chất độc có hại vào thực phẩm gọi là sự nhiễm độc thực phẩm VD: Thực phẩm có độc như cá nóc, nấm độc, thuốc trừ sâu…. Câu 3. Nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm? _ Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng +Rửa tay sạch trước khi ăn + vệ sinh nhà bếp. +Rửa kỹ thực phẩm + nấu chín thực phẩm. +Đậy thức ăn cẩn thận + bảo quản thực phẩm chu đáo. _ Biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm -Không dùng thực phẩm có chất độc. -Không dùng đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng. - Không dùng thực phẩm bị biến chất….. Câu 4. Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn? Nêu những điểm cần lưu ý khi chế biến món ăn? * Đun nấu lâu, rán lâu thực phẩm sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước, trong chất béo như sinh tố C, B, pp, A, D, E, K. *Những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn. -Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi. -Khi nấu tránh khuấy nhiều. -Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần -Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kỹ gạo khi nấu cơm. -Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1 Câu 5. Nêu khái niệm và yêu cầu kỹ thuật của món luộc, kho, trộn dầu giấm? a-Luộc : Là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm. * Yêu cầu kỹ thuật: -Nước luộc trong -Thực phẩm động vật mềm, không nhừ -Thực phẩm thực vật : Rau lá chín tới có màu xanh, rau củ có bột chín bở. b-Kho : Là làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị măn đậm đà. * Yêu cầu kỹ thuật -Thực phẩm mềm, không nhừ, không nát, ít nước, hơi sánh - Thơm ngon, vị mặn, màu vàng nâu c/ Trộn dầu giấm : Là cách làm cho thực phẩm giảm bớt mùi vị chính và ngấm các gia vị khác, tạo nên món ăn ngon miệng. * Yêu cầu kỹ thuật - Rau lá giữ độ tươi, trơn láng và không bị nát - Vừa ăn, vị chua dịu, hơi mặn ngọt, béo -Thơm mùi gia vị, không còn mùi hăng ban đầu Câu 6. Thực đơn là gì? Nêu nguyên tắc xây dựng thực đơn? 1/ Thực đơn là gì ? Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cổ, liên hoan, hay bữa ăn thường ngày. Có thực đơn, công việc tổ chức thực hiện bữa ăn sẽ được tiến hành trôi chảy, khoa học. 2/ Nguyên tắc xây dựng thực đơn a-Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn b-Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn. c-Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế. Câu 7. Đối với thực đơn thường ngày khi lựa chọn thực phẩm cần lưu ý vấn đề gì? * Đối với thực đơn thường ngày. -Giá trị dinh dưỡng của thực đơn: chọn thực phẩm của 4 nhóm thức ăn tạo sự cân bằng dinh dưỡng. -Đặc điểm của những người trong gia đình. -Ngân quỹ gia đình. Câu 8. Thế nào là bữa ăn hợp lý? Nêu nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý? Bữa ăn hợp lý: Bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỷ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng. * Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý 1/ Nhu cầu các thành viên trong gia đình 2/ Điều kiện tài chánh : 3/ Sự cân bằng chất dinh dưỡng 4/ Thay đổi món ăn : Câu 9. Trước khi chuẩn bị chế biến thịt, cá, rau, củ, quả đậu hạt tươi phải bảo quản như thế nào? 1/ Thịt, cá : -Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt, thái. -Cần quan tâm bảo quản thực phẩm một cách chu đáo để góp phần làm tăng giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. -Không để ruồi, bọ bâu vào. -Giữthịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài. 2/ Rau, củ, quả, đậu hạt tươi. -Rửa rau thật sạch chỉ nên cắt thái sau khi rửa và không để rau khô héo. -Rau, củ, quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn. Câu 10. Mục đích của việc phân nhóm thức ăn là gì? Thức ăn được phân làm mấy nhóm? Kể tên các nhóm? *Ý nghĩa: Việc phân chia các nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bửa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi thức ăn cho đở nhàm chán, hợp khẩu vị, hợp thời tiết mà vẩn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. có 4 nhóm thức ăn: + Nhóm giàu chất đạm + Nhóm giàu chất béo + Nhóm giàu chất đường bột + Nhóm giàu chất khoáng và vitamin

File đính kèm:

  • doctiet on cn 6.doc
Giáo án liên quan