Ngày nay đất nước ta đang thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá để tiến tới “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Một trong những vấn đề chiến lược để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp ấy là yếu tố con người. Để đào tạo được con người đáp ứng nhưng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, Giáo dục và Đào tạo phải giải quyết hàng loạt những vấn đề quan trọng trong đó vấn đề có tính chiến lược là đổi mới phương pháp dạy học. Vấn đề này đã được nghị quyết lần thứ 2 BCH – TƯ khoá 8 khẳng định: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học và tự nghiên cứu của học sinh.”
26 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đây là một kỹ năng khó đạt nhất trong các kĩ năng của phân môn Tập làm văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u phát biểu ý kiến.
Học sinh đóng vai nói lời chia vui.
Học sinh trả lời: Em cần nói tự nhiên với tháI độ chân thành và vui mừng.
- Học sinh đọc yêu cầu bài – Lớp đọc thầm theo: “ Hãy viết từ 3 đến 5 câu kể về anh, chị, em ruột hoặc anh, chị,họ của em”)
- Viết từ 3 đến 5 câu.
- Viết về anh, chị, em ruột (hoặc anh, chị, em họ)
Viết về 1 người.
- Yêu cầu em kể về người đó.
- HS tự trả lời.
HSTL: Trước tiên là giới thiệu tên sau đó đến hình dáng cá tính cách và cuối cùng là tình cảm của em.
HS làm vào vở.
HS đổi vở đọc bài, nhận xét và sửa câu, từ cho bài của bạn.
Nhiều học sinh đọc bài viết trước lớp đồng thời đọc câu bạn đã sửa cho mình. HS khác bổ sung.
HSTL; Bài chia vui. Kể về anh chị em.
Khi người khác có niềm vui.
Giọng tự nhiên, thái độ chân thành, vui mừng.
II.4.Kết quả đạt được
Sau một thời gian áp dụng biện pháp nói trên trong việc dạy học sinh viết đoạn văn ngắn, tôi đã kiểm tra học sinh 2 lớp 2A và 2C để lấy số liệu.
Lần 1: Tuần 15 ngày 12 tháng 12 năm 2008.
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về anh chị em của em ruột ( hoặc anh chị em họ của em)
Thời gian làm bài :15 phút
Đối tượng 66học sinh lớp 2.
Kết quả đạt được như sau:
Điểm
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Lớp
Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2A
33
4
12
8
24.2
11
33.3
10
30.3
2C
33
9
27
12
36.7
10
30.3
2
6
Lần 2: Tuần 21: Ngày 06 tháng 02 năm 2009
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về một loài chim mà em yêu thích.
Thời gian: 15 phút
Đối tượng : 66 học sinh lớp 2
Kết quả đạt được như sau:
Điểm
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Lớp
Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2A
33
4
16
11
33.4
11
33.4
7
21.2
2C
33
14
42.5
12
36.5
7
21
Lần 3: Tuần 27: Ngày 19 tháng 03 năm 2009
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu nói về con vật mà em yêu thích.
Thời gian: 15 phút
Đối tượng : 66 học sinh lớp 2
Kết quả đạt được như sau:
Điểm
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Lớp
Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2A
33
5
17.2
9
31.0
9
27.0
6
20.8
2C
33
18
55
10
30.5
5
15
Nhìn chung vào các bảng kết quả trên cho thấy cách tổ chức học sinh viết đoạn ngắn theo hướng đã trình bày ở trên giúp học sinh có kĩ năng viết đoạn chắc chắn, thành thạo, chất lượng đoạn văn viết của học sinh tăng lên rõ rệt qua từng đợt kiểm tra. Nếu như đợt 1 tỉ lệ điểm yếu của lớp thực nghiệm vẫn còn 2 em( đạt 6.%) Đến đợt 2 tỉ lệ lệ điểm yếu đã không còn nữa. Trong khi đó tỉ lệ điểm giỏi tăng từ 9 em (đạt 27%) ở đợt 1 lên 14 em ( 42.5%) ở đợt 2 và 18 em ( đạt 55%) ở đợt 3.
Bên cạnh đó ở lớp đối chứng tỉ lệ điểm giỏi đạt rất thấp dao động từ 4 đến 5 em ( đạt 12% đến 15%) trong 3 đợt kiểm tra. Riêng điểm yếu đến lần kiểm tra thứ 3 vẫn còn 6 em ( 13.8%)
Mặt khác qua quá trình dạy thực nghiệm trên lớp 2C tôi thấy giờ học diễn ra sôi nổi. Học sinh tiêp thu bài một cách chủ động. Song điều đáng nói hơn cả là hiện tượng nói câu không rõ, nghĩa không trọn ý không còn nữa. Học sinh đã biết dùng những từ ngữ giàu hình ảnh, câu viết khá sinh động. Khi viết về các con vật và con người xung quanh mình. Thời gian hoàn thành đoạn viết trong các lần kiểm tra cũng nhanh hơn so với lớp đối chứng.
Điều đó chứng tỏ cách dạy viết đoạn văn theo hướng đã trình bày ở trên đã đem lại kết quả đầy khả quan, cần được phát triển để thực sự nâng cao chất lượng viết đoạn nói riêng và học Tiếng Việt nói chung cho học sinh lớp 2.
III.Phần kết luận – Kiến nghị
III.1. Phần kết luận
Quá quá trình nghiên cứu phương pháp dạy học sinh viết đoạn văn ngắn ở học sinh lớp 2, tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau.
Trước hết người giáo viên phảI tâm huyêt với nghề, luôn tìm tòi, học hỏi, tao đổi kiến thức, cập nhập với những vấn đề mới của xã hội để có phương pháp dạy phù hợp.
Nắm chắc nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng việt 2 nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Đặc biệt cần nắm chắc, hiểu rõ những vấn đề, kiến thức đổi mới của Tiếng Việt 2 so với chương trình cảI cách giáo dục từ đó có những sáng tạo, cảI tiến về mặt phương pháp sao cho phù hợp với từng bài dạy cụ thể, từng đối tượng học sinh.
Cần xác định rõ mục đích – yêu cầu của bài dạy, các bước dạy viết đoạn văn ngắn cho học sinh.
Thường xuyên dự giờ, quan sát, tìm hiểu thực tế đê rút ra ưu nhược điểm của phương pháp giảng dạy mình đang thực hiện từ đó có hướng khắc phục.
Phải có phương tiện tối thiểu cần thiết phục vụ bài giảng
Tranh minh hoạ, bảng phụ. Song cần lưu ý rằng: Hãy sử dụng triệt để đồ dùng sẵn có như: Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa, cảnh tự nhiên xung quanh trẻ….
Dạy học bằng phương pháp trên khơi dậy hứng thú học tập lòng say mê ham thích học hỏi của học sinh, cần làm cho học sinh cảm thấy mỗi giờ học như một buổi đi thăm quan, khám phá những điều mới lạ có trong cuộc sống xung quanh các em không nên gò ép các em theo một khuôn thước nhất định mà cần phát huy tính sáng tạo, chủ động của học sinh.
Qua nghiên cứu thực trạng dạy – học viết đoạn văn ngắn ở lớp 2 tôi thấy việc rèn học sinh kĩ năng viết đoạn là việc làm vô cùng quan trọng. Công việc này đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo song cũng cần kiên trì, chịu khó trong suốt quá trình giảng dạy Tập làm văn nói chung và dạy học sinh viết đoạn văn nói riêng. Việc dạy học sinh viết đoạn theo hướng nêu trên đã đem tới sự tiến bộ vượt bậc không chỉ ở riêng phân môn Tập làm văn mà trong các giờ kể chuỵên ngôn ngữ kể của các em cũng sát thực và giau hình ảnh hơn…
Trên đây là kinh nghiệm của tôi nhằm nâng cao chất lượng viết đoạn trong phân môn Tập làm văn nói riêng và chất lượng học Tiếng Việt ở tiểu học nói chung. Trong khi viết không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong được sự đóng góp của các nhà nghiên cứu các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp.
III.2. Phần kiến nghị
*Về sách giáo khoa.
Một số bài tập làm văn có nội dung sắp xếp chưa được hợp lý.
Ví dụ: ở tuần 8 đây là tiết đầu tiên học sinh được làm quen với kiểu bài: Kể ngắn theo câu hỏi.
Sách giáo khoa đưa ra 3 nội dung.
+ Nói lời mời nhờ yêu cầu đề nghị.
+ Kể ngắn theo câu hỏi.
+ Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nói về cô giáo hoặc ( thầy giáo cũ ) của em dựa vào các câu trả lời ở nôI dung 2 .
Đến tuần 10 đây là tiết thứ 2 ( không kể tuần ôn tập) và là tiết thứ 3 ( tính cả tuần ôn tập ). Học sinh được học kiểu bài kể về người thân. Sách giáo khoa chỉ đưa 2 nội dung.
+ Kể về ông, bà( hoặc người thân) của em dựa vào các câu gợi ý.
+ Viết đoạn văn ngắn kể về ông bà người thân của em dựa theo yêu cầu bài 1
Như vậy đáng lẽ các giờ có kiểu bài mới, học sinh bắt đầu được làm quen sạch giáo khoa nên sắp xếp số lượng nội dung ít hơn để giáo viên có điều kiện khắc sâu, rèn cặp, tạo kỹ năng chắc chắn cho học sinh.
* Về phía nhà trường:
Cần tổ chức các đợt giao lưu trao đổi về nội dung phương pháp dạy học với các trường bạn một cách thường xuyên hơn để mỗi giáo viên chúng tôi có cơ hội mở rộng sự hiểu biết, học tâp phương pháp giảng dạy.
*Về phía sở giáo dục và phòng giáo dục
Nội dung và phương pháp giảng dạy của lớp 2 trong phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng việt nói chung gần như hoàn toàn mới với giáo viên.. Sở Giáo dục, Phòng giáo dục nên tổ chức thường xuyên hơn nữa các cuộc hội thảo , phổ biến kinh nghiệm của các chuyên viên sở, phòng ; giáo viên có phương pháp giảng dạy tốt cho những giáo viên trực tiếp giảng dạy như chúng tôi. để chúng tôIikịp thời có những biện pháp khắc phục tồn tại trong cách giảng dạy của mình.
IV. Tài liệu tham khảo – Mục lục
IV.1. Tài liêu tham khảo
- Sách Tiếng việt tập 1, 2
- Vở bài tập Tiếng việt tập 1, 2
- Sách giáo viên tiếng việt tập 1, 2
- Sách thiết kế tiếng việt tập 1, 2
- Phương pháp dạy học tiếng việt ở Tiểu học.
IV. 2. Mục lục
Tên mục
Trang
I. Phần mở đầu
I.1. Lý do chọn đề tài
I.2 Mục đích chọn đề tài
I.3. Thời gian nghiên cứu
I.4. Đóng góp mới về mạt lí luận, về mặt thực tiễn
II. Phần nội dung
II.1. Chương I: tổn quan
II.2. Chưong 2: nội dung vấn đề nghiên cứu
II. 2.1. Cơ sở lí luận
II.2.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 2
II.2.2. Cơ sở thực tiễn
II.2.3. thực trạng nghiên cứu
II.2.3.1. Về phía giáo viên
II.2.3.2. Về phía học sinh
II.2. 4. Thực tế khảo sát
II.3. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
II.3.1. Về nhận thức giáo viên
II.3.2. Về nội dung
II.3.3. Về phương pháp
II.3.4. Dạy thực nghiệm
II.3.4.1. Các bước tiến hành dạy thực nghiệm
II.3.4.2. Bìa dạy thực nghiệm
II.4. Kết quả đạt được
III. Phần kết luận – Kiến nghị
IV. Tư liệu tham khảo
1
2
2
2
3
4
4
4
4
4
4
5
6
7
8
9
9
9
9
9
14
14
19
22
23
V. Nhận xét của trường
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
VI. Nhận xét của Phòng giáo dục & đào tạo
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem.doc