Trong tiến trình các mạng Việt Nam, Đảng và nhà nước ta luôn nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc. Đường lối, chính sách dân tộc đã được phát triển và hoàn thiện không ngừng qua các giai đoạn của cách mạng nước ta và được thể hiện dưới hai cấp độ : Thứ nhất, trước năm 1945 Việt Nam là một nước thuộc địa, nửa phong kiến. Đường lối, chính sách dân tộc của Đảng khi đó tập trung đánh đổ thực dân và phong kiến dành độc lập cho tổ quốc, tự do cho cho nhân dân. Sau chiến thắng lịch sử năm 1975, nhà nước độc lập, thống nhất, cả nước tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, Việt Nam là một quốc gia bao gồm nhiều thành phần dân tộc, có đa số và thiểu số. Thực tiễn các mạng Việt Nam hơn 70 năm qua chứng tỏ chính sách dân tộc của Đảng ta là đúng đắn và sáng tạo.
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cộng đồng các dân tộc ở vùng miền núi Việt Nam - Chương 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra một số mô hình sản xuất trên các hệ sinh thái đặc trưng. Căn cứ vào đặc điểm của môi trường tự nhiên, quy luật phân hoá không gian theo đai cao, tập quán canh tác của mỗi dân tộc và một số yếu tố khác, luận án đã đề cập đến các hệ canh tác chủ yếu đặc trưng cho mỗi tiểu vùng, mỗi dân tộc.
3. Luận án đã nghiên cứu làm rõ mối quan hệ tương tác giữa cộng đồng các dân tộc tỉnh Thái Nguyên với việc sử dụng TNTN, đặc biệt là nguồn tài nguyên đất và rừng, những ảnh hưởng của nguồn TNTN tới sự phát triển của cộng đồng các dân tộc. Trong đó Điều đáng chú ý ở đây là luận án tập trung nghiên cứu cụ thể về sự ảnh hưởng của nguồn tài nguyên rừng đối với một số đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là hai dân tộc Mông và Dao. Đây là hai dân tộc có cuộc sống gắn bó chặt chẽ với rừng.
Để đánh giá những tác động của cộng đồng các dân tộc đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, tác giả luận án đã nhìn nhận dưới hai góc độ : tác động tích cực và tác động tiêu cực. Luận án đã khẳng định : cộng đồng các dân tộc có một vai trò lớn trong việc quản lý và bảo vệ nguồn TNTN nơi họ sinh sống (luận điểm này được chứng minh qua thực tế của hai nhóm dân tộc: Tày, Nùng; Mông, Dao). Thành công của luận án là đã nghiên cứu về một số phong tục tập quán có liên quan đến cách thức khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của một số dân tộc, đặc biệt là kiến thức bản địa của hai dân tộc Mông, Dao trong việc bảo vệ rừng và kiến thức bản địa của hai dân tộc Tày, Nùng trong nông nghiệp và sử dụng đất…Những nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc mà còn có giá trị đối với việc quản lý và phát triển bền vững tài nguyên miền núi.
ở góc độ thứ hai, luận án đã đánh giá những tác động tiêu cực của cộng đồng các dân tộc đến nguồn TNTN. Đối với đại bàn cư trú của các dân tộc thiểu số, do họ không có thu nhập và cách thức nào khác ngoài sống dựa vào rừng và canh tác nương rẫy nên ở nhiều nơi, nguồn tài nguyên rừng tự nhiên bị khai thác quá mức. Hơn nữa, trong quá trình phát triển sản xuất, do nhiều nguyên nhân đã làm cho đất ở nhiều nơi bị xói và suy thoái, diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người giảm…
4. Trên cơ sở đánh giá và phân tích những vấn đề về cộng đồng các dân tộc, thực trạng sử dụng tài nguyên, mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng các dân tộc với nguồn tài nguyên đất và rừng, luận án đã đề xuất đưa ra một số giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu PTBV cho cộng đồng các dân tộc tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
nhóm giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý TNTN được đưa ra trên quan điểm tổng hợp trong quản lý và sử dụng tài nguyên. Trong đó giải pháp xây dựng tổ chức và những quy định của cồng đồng thúc đẩy việc sử dụng tài nguyên rừng và đất bền vững; hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất ở cấp thôn bản, tiếp tục thực hiện chính sách giao đất giao rừng đến hộ gia đình; đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng việc giao đất giao rừng cho cộng đồng; đồng thời mỗi thành viên trong cộng đồng đều được tham gia vào việc quản lý nguồn tài nguyên trong địa bàn họ cư trú.
Chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng được nghiên cứu làm rõ theo với hai hướng tiếp cận : cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ được xem là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo vì sự công bằng xã hội và phát triển kinh tế.
Giải pháp phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình trên cơ sở sử dụng hiệu quả tài nguyên đất và rừng được coi là rất quan trọng. , vì đây là sự thu hẹp các mối quan hệ và trình độ phát triển của mỗi dân tộc trong quá trình tương tác với tài nguyên và môi trường trong từng địa bàn cụ thể.
Việc đưa ra những giải pháp để bảo tồn và phát huy hệ thống KTBĐ là rất cần thiết vì những giải pháp này vừa có có ý nghĩa to lớn trong bảo vệ môi trường và phát triển tài nguyên, vừa có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Để phát huy tính hiệu quả của các nhóm giải pháp phát triển cần tiến hành việc thực hiện đồng bộ các giải pháp và chính sách phát triển vùng miền núi dân tộc của cả nước.
5. Luận án đã thành công nhất định trong việc gắn nghiên cứu lý luận với thực tiễn phát triển KT - XH tỉnh Thái Nguyên thông qua việc đánh giá, giải quyết và nghiên cứu những vấn đề thực tiễn, đặc biệt là trên địa bàn vùng miền núi với nhiều dân tộc cùng sinh sống. Kết quả nghiên cứu sẽ có những đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên PTBV khu vực miền núi.
kết luận
Cộng đồng các dân tộc ở vùng miền núi Việt Nam nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng được hiểu là một đơn vị dân cư hình thành một cách khách quan do nhu cầu cố kết trong quan hệ huyết tộc và thân tộc và cuộc sống cộng đồng. Đơn vị này thường tương đương với làng bản, dòng họ hoặc nhóm hộ gia đình với sự tự nguyện gắn kết trong lao động sản xuất và trong hoạt động xã hội khác. Mỗi dân tộc đều thích nghi với hoàn cảnh địa lý theo cách riêng của mình; từ đó đã dẫn tới việc sử dụng TNTN thông qua phương thức canh tác và cách thức ứng xử khác nhau với môi trường tự nhiên và xã hội. Do cuộc sống của nhiều dân tộc phần lớn là phụ thuộc vào tự nhiên, trong sinh kế truyền thống của mình, họ không có cách nào khác ngoài việc khai thác những nguồn lợi từ môi trưòng tự nhiên bao quanh. Vì vậy, nhiều nơi nguồn tài nguyên đã bị khai thác với tốc độ khá nhanh (rõ nhất là tài nguyên rừng) và đã làm suy giảm tính bền vững của hệ thống tự nhiên miền núi. Với những lý do cơ bản trên, các vấn đề dân tộc và miền núi nói chung, vấn đề sử dụng tài nguyên của các dân tộc cần được nghiên cứu trên quan điểm phát triển bền vững.
Kết quả nghiên cứu của luận án được tóm tắt ở một số điểm chính sau:
1. Luận án đã tổng quan có chọn lọc những vấn đề lý luận về cộng đồng các dân tộc với vấn đề sử dụng TNTN và PTBV. Trong đó, chú ý phân tích đến mối quan hệ giữa cộng đồng các dân tộc và việc sử dụng nguồn tài nguyên đất, rừng trên quan điểm PTBV. Để đảm bảo tính bền vững trên các phương diện : tài nguyên môi trường, kinh tế, văn hoá, xã hội lại cần phải có những cách giải quyết khác nhau đối với mỗi dân tộc trên cơ sở bảo lưu những giá trị văn hoá, kinh nghiệm cổ truyền, KTBĐ.
Luận án cũng đã phân tích những vấn đề liên quan đến bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, đặc biệt là nhấn mạnh vai trò của kiến thức bản địa trong quản lý, sử dụng tài nguyên đất và rừng, trong mối quan hệ của cộng đồng các dân tộc và PTBV.
2. Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, sử dụng bảng câu hỏi, quan sát, phỏng vấn và vận dụng các quan điểm nghiên cứu, luận án đã phân tích các đặc điểm dân cư, bản sắc văn hoá, tập quán sản xuất của cộng đồng các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Luận án cũng đã đánh giá và phân tích thực trạng chất lượng cuộc sống của một số dân tộc, qua đó thấy được sự chênh lệch về mức sống, về thực trạng phát triển KT - XH của mỗi dân tộc. Sự phân hoá chất lượng cuộc sống có liên quan đến trình độ phát triển của mỗi dân tộc và địa bàn cư trú của họ theo 3 vùng : vùng thấp - vùng giữa - vùng cao.
Trên cơ sở điều tra thực tế, quan sát và sử dụng các phương pháp đánh giá nhanh nông thôn, luận án đã phác họa và đưa ra một số mô hình sản xuất trên các hệ sinh thái đặc trưng. Căn cứ vào đặc điểm của môi trường tự nhiên, quy luật phân hoá không gian theo đai cao, tập quán canh tác của mỗi dân tộc và một số yếu tố khác, luận án đã đề cập đến các hệ canh tác chủ yếu đặc trưng cho mỗi tiểu vùng, mỗi dân tộc.
3. Luận án đã nghiên cứu làm rõ mối quan hệ tương tác giữa cộng đồng các dân tộc tỉnh Thái Nguyên với việc sử dụng nguồn tài nguyên đất và rừng; trong đó tập trung nghiên cứu cụ thể về sự ảnh hưởng của nguồn tài nguyên rừng đối với một số đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là hai dân tộc Mông và Dao. Để đánh giá những tác động của cộng đồng các dân tộc đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, tác giả luận án đã nhìn nhận dưới hai góc độ : tác động tích cực và tác động tiêu cực. Thành công của luận án là đã nghiên cứu về một số phong tục tập quán có liên quan đến cách thức khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của một số dân tộc, đặc biệt là kiến thức bản địa của hai dân tộc Mông, Dao trong việc bảo vệ rừng và kiến thức bản địa của hai dân tộc Tày, Nùng trong nông nghiệp và sử dụng đất, rừng. ở góc độ thứ hai, luận án đã đánh giá những tác động tiêu cực của cộng đồng các dân tộc đến nguồn TNTN mà nguyên nhân chủ yếu là các dân tộc thiểu số không có thu nhập và cách thức nào khác ngoài sống dựa vào rừng và canh tác nương rẫy; hậu quả tất yếu là nguồn tài nguyên rừng tự nhiên bị khai thác quá mức.
4. Trên cơ sở đánh giá và phân tích những vấn đề về cộng đồng các dân tộc, thực trạng sử dụng tài nguyên, mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng các dân tộc với nguồn tài nguyên đất và rừng, luận án đã đề xuất một số giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý TNTN; bao gồm các giải pháp xây dựng tổ chức và những quy định của cồng đồng; hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất ở cấp thôn bản, tiếp tục thực hiện chính sách giao đất giao rừng đến hộ gia đình; đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng việc giao đất giao rừng; thu hút sự tham gia các thành viên trong cộng đồng vào việc quản lý nguồn tài nguyên trong địa bàn họ cư trú.
Chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng được nghiên cứu làm rõ theo hai hướng tiếp cận : cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ được xem là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo vì sự công bằng xã hội và phát triển kinh tế.
Giải pháp phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình trên cơ sở sử dụng hiệu quả tài nguyên đất và rừng, đồng thời với giải pháp để bảo tồn và phát huy hệ thống KTBĐ là rất cần thiết vừa có có ý nghĩa to lớn trong bảo vệ môi trường và phát triển tài nguyên, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
5. Luận án đã thành công nhất định trong việc gắn nghiên cứu lý luận với thực tiễn phát triển KT - XH tỉnh Thái Nguyên thông qua việc đánh giá, giải quyết và nghiên cứu những vấn đề thực tiễn, đặc biệt là trên địa bàn vùng miền núi với nhiều dân tộc cùng sinh sống. Kết quả nghiên cứu sẽ có những đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên PTBV khu vực miền núi.
File đính kèm:
- Cong dong cac dan toc o vung mien nui Viet NamChuong 4.doc