Chuyên đề 1: Chủ nghĩa Mác - Lênin Tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, nhất là từ khi xuất hiện các giai cấp và đấu tranh giai cấp, nhân dân lao động luôn luôn mơ ước được sống trong một xã hội bình đẳng, công bằng, ấm no, tự do và hạnh phúc. Những tư tưởng tiến bộ nhân đạo hình thành và phát triển trong lịch sử nhân loại đều mong muốn giải phóng các giai cấp cần lao khỏi ách áp bức, bất công. Tuy nhiên, những ước mơ và tư tưởng tiến bộ đó không biến được thành hiện thực, chỉ dừng lại ở chủ nghĩa xã hội không tưởng.

Đến giữa thế kỷ XIX, ở châu Âu mới xuất hiện những tiền đề về kinh tế - xã hội, khoa học và lý luận, v.v. dẫn tới sự ra đời của chủ nghĩa Mác, một học thuyết đã biến chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học. Đó là:

- Với sự ra đời của nền sản xuất đại công nghiệp dựa trên kỹ thuật cơ khí, trước hết là ở nước Anh, lực lượng sản xuất xã hội ngày càng đạt tới trình độ xã hội hóa cao. Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất với quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất trong xã hội tư bản ngày càng phát triển, trở thành mâu thuẫn cơ bản của xã hội.

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đến độ nhất định là cơ sở thực tiễn cho những phân tích, khái quát lý luận, tìm ra bản chất và dự báo xu hướng phát triển.

- Sự phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí trong chủ nghĩa tư bản đã sản sinh ra một giai cấp mới, đó là giai cấp vô sản - giai cấp công nhân. Vì vậy, trong xã hội tư bản, đã xuất hiện hai giai cấp cơ bản, đối lập nhau về lợi ích, đó là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ngày càng lan rộng, phát triển từ tự phát tới tự giác, từ đấu tranh kinh tế tới đấu tranh chính trị. Phong trào đó cần có lý luận khoa học và cách mạng dẫn dắt, soi đường. Chủ nghĩa xã hội khoa học do C. Mác và Ph.Ăngghen sáng lập đã đáp ứng những yêu cầu cấp thiết đó.

- Vào giữa thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có ba phát minh quan trọng: Thuyết tiến hóa; Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng; Thuyết tế bào. Các phương pháp nhận thức khoa học như: quy nạp, phân tích, thực nghiệm, tổng hợp. đã thúc đẩy năng lực tư duy khoa học không ngừng phát triển.

 

docx15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2777 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 1: Chủ nghĩa Mác - Lênin Tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay. b) Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa. Với điểm xuất phát từ trình độ phát triển kinh tế - xã hội rất thấp, quá trình đó tất yếu đòi hỏi phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường. Đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen. Chúng ta có nhiều thuận lợi cơ bản: có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, có bản lĩnh chính trị vững vàng và dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo; dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, có ý chí vươn lên mãnh liệt; nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, có truyền thống đoàn kết và nhân ái, cần cù lao động và sáng tạo, luôn ủng hộ và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; chúng ta đã từng bước xây dựng được những cơ sở vật chất - kỹ thuật rất quan trọng, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một thời cơ để phát triển. Để thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội, cần tiến hành các phương hướng cơ bản sau đây: Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tiến hành công nghiệp hóa là một nhiệm vụ tất yếu của những nước chưa có chủ nghĩa tư bản phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ một nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam tất yếu phải tiến hành công nghiệp hóa. Trong thời đại bùng nổ cách mạng khoa học và công nghệ, công nghiệp hóa phải kết hợp ngay từ đầu với hiện đại hóa, gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường. Hai là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là bước phát triển mới về lý luận của Đảng ta trong quá trình đổi mới. Đây là sự vận dụng sáng tạo từ những chỉ dẫn của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đặc biệt những chỉ dẫn của V.I. Lênin trong Chính sách kinh tế mới (NEP); đồng thời xuất phát từ tổng kết thực tiễn Việt Nam giai đoạn vừa qua. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường thể hiện qua các đặc trưng cơ bản là: - Về sở hữu và các thành phần kinh tế: + Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. + Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. - Về phân phối: + Trong tổ chức kinh tế: Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác. + Giữa các tổ chức kinh tế: Phân phối theo quy luật giá trị là chủ yếu, kết hợp sự điều chỉnh của nhà nước thông qua các công cụ như giá, thuế, tài chính, tiền tệ.. . + Trong toàn xã hội: Phân phối theo mức cống hiến (thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển) và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cứu trợ xã hội... - Về quản lý: + Trong các tổ chức kinh tế: Thực hiện chế độ quản lý dân chủ, phát huy quyển làm chủ của người lao động; bảo vệ người lao động + Trên phạm vi toàn nền kinh tế: * Bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế là "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng... * Phát huy quyền tự do kinh doanh, làm ăn, quyền làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý và điều tiết nền kinh tế của nhà nước. * Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất. * Các nguồn lực được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. * Thực hiện tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục..., giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa hiểu theo nghĩa chung là toàn bộ giá trị của đời sống xã hội. Để xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, phải lấy văn hóa làm nền tảng tinh thần. Đại hội XI khẳng định: "Xâydựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển"6. Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Dựng nước gắn liền với giữ nước là quy luật lịch sử của dân tộc ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Trong thời kỳ phát triển mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bảo đảm an ninh quốc gia ngày nay bao gồm: an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa, an ninh xã hội. Bảo vệ Tổ quốc ngày nay không chỉ là bảo vệ lãnh thổ, biên giới, hải đảo, vùng trời, vùng biển mà còn là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân; bảo vệ kinh tế, văn hóa dân tộc, sự nghiệp đổi mới. Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Đây là sự vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm lớn của Đảng ta về phát huy sức mạnh của dân tộc và thời đại trong hoàn cảnh hiện nay. Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất. Dân chủ là bản chất của chủ nghĩa xã hội. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là bản chất của chế độ xã hội ở nước ta Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Phát huy dân chủ gắn liền với phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các hình thức thực hành dân chủ: dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp ở cơ sở và tự quản trong các cộng đồng dân cư. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vừa là nguồn lực chủ yếu để xây dựng xã hội mới, vừa là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Lý luận về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta. Nhà nước pháp quyền là thành tựu của nhân loại, trong đó có đặc điểm nổi bật là bảo đảm quyền tối cao của pháp luật. Nhà nước pháp quyền ở nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình chủ yếu bằng Nhà nước, thông qua Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay là xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước, xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát các cơ quan công quyền; tiếp tục đổi mới hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp; tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta. Trong điều kiện hiện nay, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng là "nhiệm vụ then chốt", có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. ____________ 1.     C.Mác và Ph.Ănghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t.1, tr.580. 2.     Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t.51, tr.29. 3.     Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.88. 4.     Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.9, tr.314. 5.     Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.69. 6.     Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.75-76.

File đính kèm:

  • docxTAI LIEU TAP HUAN CONG DOAN CHUYEN DE 1.docx