Bài dự thi tìm hiểu Công đoàn Việt Nam 80 năm - Chặng đường lịch sử

Câu hỏi 1: Đồng chí hãy cho biết, tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Do ai sáng lập?

Tổ chức Công đoàn sơ khai đầu tiên ở Việt Nam được hình thành vào những năm 1919 - 1925 tại xưởng Ba Son - Sài Gòn, do đồng chí Tôn Đức Thắng sáng lập.

Dưới ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng, tư tưởng Công hội đỏ của tổ chức Thanh niên, từ năm 1926 phong trào công nhân Việt Nam đang tiến tới thành lập chính đảng cách mạng và tổ chức quần chúng rộng lớn của giai cấp công nhân.

 

doc13 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi tìm hiểu Công đoàn Việt Nam 80 năm - Chặng đường lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây dựng, phát triển Quĩ “Vì nữ công nhân, lao động nghèo của các cấp công đoàn để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm bớt khó khăn trong đời sống của nữ  công nhân, viên chức, lao động và gia đình. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Quĩ “Tài năng sáng tạo nữ và Quĩ “Bảo trợ trẻ em Công đoàn Việt Nam. - Tham gia tích cực, có hiệu quả vai trò thành viên Uỷ ban quốc gia Vì sự tiến bộ phụ nữ cấp trung ương và Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các ngành, địa phương, thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ công nhân, viên chức, lao động. - Phát động và tổ chức sâu rộng trong nữ công nhân, viên chức, lao động phong trào học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua Giỏi việc nước, đảm việc nhà, gắn với phong trào Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và các phong trào thi đua khác trong nữ công nhân, viên chức, lao động. Biểu dương, khen thưởng kịp thời các tài năng sáng tạo nữ, các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua và cuộc vận động do công đoàn tổ chức. - Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ của công đoàn, tham mưu cho cấp uỷ cùng cấp trong công tác qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ phù hợp với yêu cầu của từng cấp công đoàn; giới thiệu cán bộ nữ ưu tú để Đảng, Nhà nước đào tạo, bồi dưỡng trở thành cán bộ lãnh đạo các cấp; khắc phục tư tưởng an phận, hẹp hòi trong nội bộ cán bộ nữ. Ưu tiên tuyển dụng nữ công nhân, viên chức, lao động có năng lực, trình độ vào cơ quan công đoàn các cấp. - Phối hợp chặt chẽ với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam các cấp trong công tác vận động phụ nữ nói chung, nữ công nhân, viên chức, lao động nói riêng. Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ công đoàn. Tăng cường sự chỉ đạo của tập thể Ban Chấp hành Công đoàn các cấp đối với công tác nữ. Phân công nữ uỷ viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ có năng lực, phẩm chất tốt, có uy tín trực tiếp phụ trách công tác nữ công của công đoàn. 6- Công tác tài chính và hoạt động kinh tế - Thực hiện tốt công tác thu- chi, quản lý ngân sách Công đoàn theo đúng quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn; sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, sinh hoạt văn hoá, thi đua khen thưởng, phúc lợi xã hội và các hoạt động khác của công nhân, viên chức, lao động, kể cả việc trả lương hoặc phụ cấp lương cho cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp; ưu tiên kinh phí cho công tác phát triển đoàn viên, hoạt động bảo vệ công nhân, viên chức, lao động và xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp. - Tiếp tục tổ chức hoạt động kinh tế công đoàn theo hướng sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công đoàn. Chú trọng nâng cao năng lực quản lý kinh tế cho cán bộ công đoàn nhằm phát triển kinh doanh các ngành, nghề mà tổ chức công đoàn có lợi thế và tiềm năng cả về vật chất và con người. Hướng tới việc liên doanh, liên kết, phối hợp hoạt động có hiệu quả giữa các đơn vị kinh tế trong hệ thống công đoàn. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí trong công tác tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn. 7- Công tác đối ngoại Quán triệt phương châm chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”, coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với công đoàn các nước, các tổ chức công đoàn quốc tế, tổ chức phi chính phủ và tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trên tinh thần xây dựng, bình đẳng, hữu nghị, hợp tác cùng có lợi, vì quyền, lợi ích của đoàn viên và người lao động, góp phần vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo, vì việc làm bền vững và cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động, vì một thế giới hoà bình, phát triển, tiến bộ, dân chủ và công bằng xã hội. Chủ động tham gia các hoạt động của các tổ chức công đoàn ngành nghề quốc tế; tăng cường tình đoàn kết quốc tế giữa công nhân, lao động và Công đoàn Việt Nam với phong trào công nhân và công đoàn thế giới; tranh thủ sự ủng hộ và hỗ trợ của Tổ chức Lao động quốc tế và công đoàn các nước trong việc nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ công đoàn, làm tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên công đoàn và người lao động. IV. Nhiệm cụ của CNVC, LĐ để thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng thứ 6, khoá X và chương trình hành động của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam: - Nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, sứ  mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn; nâng cao giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng; có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết, hợp tác quốc tế; sống có tình nghĩa giàu lòng nhân ái, tính cộng đồng cao; có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, có lối sống lành mạnh; dù lao động ở thành phần kinh tế nào cũng với tư cách là người làm chủ đất nước. - Phải không ngừng học tập, coi học tập là việc phải làm cả đời để lập thân. Học là điều kiện tiên quyết để có việc làm, thu nhập và đời sống, học để trở thành người lao động có tri thức, có văn hoá; hiểu biết về pháp luật, để hoàn thành tốt nghĩa vụ công dân và biết tự đấu tranh bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình theo quy định của pháp luật. Từng công nhân lao động cần tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập về từng lĩnh vực cụ thể, phù hợp với điuề kiện sống, yêu cầu của quá trình sản xuất, công tác ở đơn vị, doanh nghiệp… - Sáng tạo trong lao động, sản xuất, có lương tâm nghề nghiệp, yêu ngành, yêu nghề, gắn bó với cơ quan, đơn vị và doanh nghệp; nâng cao năng suất lao động, để có việc làm, thu nhập ổn định cuộc sống của bản thân và gia đình. - Tích cực tham gia hoạt động công đoàn, vận động công nhân gia nhập công đoàn và các tổ chức chính trị, xã hội; tham gia xây dựng Đảng và bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng. Câu hỏi 6: Đồng chí hãy viết một bài khoảng 1.500 từ cống hiến ý tưởng hay, có ý nghĩa thực tiễn cho hoạt động Công đoàn hoặc những kỷ niệm sâu sắc trong hoạt động Công đoàn của đồng chí? Những thành quả to lớn của Tổng liên đoàn LĐVN trong 80 năm xây dựng và trưởng thành dành là niềm động viên cổ vũ sâu sắc cho các thế hệ người lao động Việt Nam. Trước khó khăn vẫn còn rất lớn và thách thức nhiều hơn trước do Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, tiếp tục phải mở rộng thị trường để hội nhập. Là một đoàn viên công đoàn ở cơ sở tôi  luôn tâm niệm rằng, tổ chức công đoàn phải có vai trò quan trọng trong xây dựng và duy trì một môi trường văn hóa ở cơ quan, đặc biệt là các đơn vị giáo dục. Nói về môi trường văn hóa trong công sở, điều đầu tiên phải xây dựng chính là yếu tố con người. Phải bồi dưỡng, duy trì người lao động là những người có văn hóa. Chúng ta không nên nói văn hóa theo những khái niệm quá cao siêu. Văn hóa trong cơ quan là kỷ luật công nghiệp, là sự phát ngôn chuẩn xác của mọi thành viên, sự gương mẫu của cán bộ, sự chấp hành nghiêm túc của nhân viên, sự bình xét công bằng, sự ổn định thu nhập. Người lao động phải được truyền đạt đầy đủ về kỷ luật lao động, về quyền lợi chế độ, về các quy định nội bộ. Một lao động mới đến nhận việc ở một công ty, nếu họ được tiếp xúc với một tập thể có tác phong lịch sự, sòng phẳng trong công việc và quyền lợi...nói chung là "chuyên nghiệp" họ sẽ có ấn tượng rất tốt và nhanh chóng bắt nhịp công việc. Vai trò của tổ chức công đoàn trong vấn đề này là điều kiện tương đối quyết định. Một cơ quan có tổ chức công đoàn mạnh,  lại có những cán bộ công đoàn năng động hiểu biết; tất sẽ biết cách tạo và duy trì một môi trường văn hóa lành mạnh trong cơ quan mình. Xin đừng quay lại thời mà cán bộ công đoàn chỉ có mỗi một việc "ma chay hiếu hỷ - tứ thân phụ mẫu". Người cán bộ công đoàn ngoài khả năng bao quát, cần có những đánh giá chuẩn mực, gần như "trọng tài". Cần phải đứng về phía quyền lợi của người lao động để đưa ra các ý kiến xác đáng bảo vệ nhân phẩm và thu nhập của công nhân;  đứng về phía quyền lợi của toàn thể để điều chỉnh hành vi của các cá nhân. Trên thực tế, có nhiều nhận xét đáng lưu tâm về văn hoá giao tiếp, ứng xử tại một số cơ quan hiện nay. Đó là không ít cán bộ vẫn còn mang phong cách “ban phát”, mất nhiều thời gian trà nước; nhân viên thì nói xấu nhau, đùn đẩy việc nặng, tranh giành việc nhẹ. Những nhân viên thực sự có tâm huyết không mấy khi hài lòng về môi trường làm việc của mình. Một phần trách nhiệm thuộc về tổ chức công đoàn ở những cơ quan này. Tôi đã từng tìm hiểu qua một số bạn bè làm việc ở trong một số liên doanh. Ngoài phong cách làm việc rất chuyên nghiệp, công nhân ở những nơi này được tổ chức công đoàn đại diện và bảo vệ quyền lợi khá chu đáo. Các ông chủ nước ngoài tuyệt nhiên không dám có một hành động hay lời nói xúc phạm, nên công nhân cảm thấy rất thoải mái dù cho áp lực công việc ở đây khá nặng nề. Vấn đề thứ hai tôi muốn tham gia, là các biện pháp để xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan vừa hiện đại  - chuyên nghiệp, vừa giữ được các giá trị truyền thống tốt đẹp. Đặc biệt là mục tiêu tập trung xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ. Một mặt, chúng ta phải tích cực tiếp thu kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển. Mặt khác, cần xây dựng môi trường văn hóa đa dạng, giàu truyền thống đoàn kết gắn bó của người Việt Nam. Tuy nhiên, văn hóa Việt Nam cũng có những điểm hạn chế: người Việt Nam không thích va chạm, yên vui với cảnh nghèo, dễ dàng thoả mãn với những lợi ích trước mắt, ngại cạnh tranh; quen tôn sùng kinh nghiệm, không dám đột phá. Những yếu tố đó gây trở ngại cho sự phát triển và tiến bộ. Tiên Yên, ngày 02 tháng 05 năm 2009 Người viết Nguyễn Gió Lộng

File đính kèm:

  • docbai du thi tim hieu Cong doan Viet Nam.doc
Giáo án liên quan