Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Tiết 44, Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000) - Hoàng Thị Anh

1. Kiến thức

- Học sinh biết được khái niệm về đường lối đổi mới.

- Học sinh nhớ được hoàn cảnh trong nước và quốc tế dẫn tới đổi mới.

- Học sinh phân tích được nội dung đường lối đổi mới của Đảng: về quan điểm đổi mới, về nội dung đổi mới toàn diện đặc biệt là đổi mới kinh tế và chính trị.

- Học sinh nhớ được nội dung Đại hội VI của Đảng: khẳng định con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội và chương trình kinh tế lớn của Đảng trong các năm 1986- 1990.

2. Thái độ

- Bồi dưỡng lòng yêu nước gắn với chủ nghĩa xã hội, hiểu được tinh thần của Đảng và nhà nước về đổi mới.

3. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng phán đoán, tư duy tổng hợp và kỹ năng nhận xét.

- Rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế.

 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Máy tính, máy chiếu, màn chiếu.

- Giáo án điện tử thiết kế trên Power Point có hình ảnh đất nước ta trong thời kì bao cấp, hình ảnh về cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp.

2. Giới thiệu bài mới

 Bài 25 là một bài theo phân phối chương trình là giới hạn không học. Các em có thể về nhà tự tìm hiểu. Cô sẽ không kiểm tra bài cũ mà kiểm tra trong giờ khi học kiến thức mới.

Bài 26 hôm nay chúng ta học đề cập tới Đường lối đổi mới đất nước. Đây là một quyết định lịch sử khó khăn của Đảng ta. Vậy, vì sao đất nước ta phải đổi mới, đổi mới như thế nào? cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học.

3. Tổ chức các hoạt động dạy học

Nội dung kiến thức 1. Hoàn cảnh lịch sử mới (Phần I)

Hoạt động 1. Học sinh biết được khái niệm đổi mới, hoàn cảnh dẫn đến đổi mới.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Tiết 44, Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000) - Hoàng Thị Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 44. Bài 26. đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986- 2000) I.mục tiêu Sau khi học tiết này, học sinh cần đạt được những yêu cầu sau: 1. Kiến thức - Học sinh biết được khái niệm về đường lối đổi mới. - Học sinh nhớ được hoàn cảnh trong nước và quốc tế dẫn tới đổi mới. - Học sinh phân tích được nội dung đường lối đổi mới của Đảng: về quan điểm đổi mới, về nội dung đổi mới toàn diện đặc biệt là đổi mới kinh tế và chính trị. - Học sinh nhớ được nội dung Đại hội VI của Đảng: khẳng định con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội và chương trình kinh tế lớn của Đảng trong các năm 1986- 1990. 2. Thái độ - Bồi dưỡng lòng yêu nước gắn với chủ nghĩa xã hội, hiểu được tinh thần của Đảng và nhà nước về đổi mới. 3. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phán đoán, tư duy tổng hợp và kỹ năng nhận xét. - Rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế. II. Thiết bị dạy học - Máy tính, máy chiếu, màn chiếu. - Giáo án điện tử thiết kế trên Power Point có hình ảnh đất nước ta trong thời kì bao cấp, hình ảnh về cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. III. Tiến trình dạy học 1. ổn định lớp. 2. Giới thiệu bài mới Bài 25 là một bài theo phân phối chương trình là giới hạn không học. Các em có thể về nhà tự tìm hiểu. Cô sẽ không kiểm tra bài cũ mà kiểm tra trong giờ khi học kiến thức mới. Bài 26 hôm nay chúng ta học đề cập tới Đường lối đổi mới đất nước. Đây là một quyết định lịch sử khó khăn của Đảng ta. Vậy, vì sao đất nước ta phải đổi mới, đổi mới như thế nào? cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học. 3. Tổ chức các hoạt động dạy học Nội dung kiến thức 1. Hoàn cảnh lịch sử mới (Phần I) Hoạt động 1. Học sinh biết được khái niệm đổi mới, hoàn cảnh dẫn đến đổi mới. Hoạt động của thầy trò Nội dung kiến thức cần đạt GV: Em hiểu thế nào là Đường lối đổi mới? HS trả lời, GV nhận định, chốt ý: Đường lối đổi mới là chủ trương phát triển kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa của đất nước nhằm thay đổi sao cho phù hợp hơn với yêu cầu mới. GV: Em hãy nêu hoàn cảnh trong nước, hoàn cảnh quốc tế dẫn tới công cuộc đổi mới? HS theo dõi SGK và tóm tắt, trả lời câu hỏi. GV nhận định, chốt ý, trình chiếu những hình ảnh về nước ta thời bao cấp. - Trong nước: đất nước ta đi lên xây dựng CNXH từ 1976 đến 1985 đã có nhiều thành tự, nhưng cũng có nhiều hạn chế. Những sai lầm, khuyết điểm gây ra tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế xã hội đất nước. Hàng hóa khan hiếm, cuộc sống nhân dân đói khổ. Điều này đề ra một yêu cầu Đảng đưa đất nươc ta đi lên giàu mạnh hơn. - Cũng trong lúc đó, trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, cuốn các nước trên thế giới vào đà phát triển tất yếu của nó. Liên Xô và các nước XHCN khác lâm vào khủng hoảng trầm trọng, điều này đề ra yêu cầu đất nước ta phải đổi mới. I . Đường lối đổi mới đất nước của đảng 1. Hoàn cảnh lịch sử mới. - Trong nước: Sau 10 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa 1976- 1985 ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, yếu kém do sai lầm khuyết điểm gây nên, dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng. - Quốc tế : Tình hình thế giới có sự thay đổi, chủ nghĩa xã hội đang lâm vào khủng hoảng toàn diện và trầm trọng. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tác động mạnh đến các quốc gia dân tộc trên thế giớià Yêu cầu phải đổi mới. Nội dung 2. Đường lối đổi mới của Đảng (Phần I) Hoạt động 2: Học sinh hiểu được nội dung đường lối đổi mới của Đảng. Hoạt động của thầy trò Nội dung kiến thức cần đạt GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Nhóm 1. Tìm hiểu về Quan điểm đổi mới của Đảng. + Nhóm 2. Tìm hiểu về Nội dung đường lối đổi mới của Đảng. + Nhóm 3. Tìm hiểu về nội dung cụ thể đổi mới về kinh tế. + Nhóm 3. Tìm hiểu về nội dung cụ thể đổi mới về chính trị. GV yêu cầu HS theo dõi SGK phần 2 và tóm tắt những nội dung chính theo nhiệm vụ được giao. HS làm việc độc lập trong khoảng 3 phút, sau đó trả lời. GV nhận định, chốt ý. -Về quan điểm đổi mới: Nội dung ĐLĐM được đề ra trong Đại hội VI (1986) của Đảng, được phát triển, hoàn chỉnh, bổ sung trong các Đại hội VII (1991); ĐH VIII (1996) và ĐH IX (2001). Quan điểm của Đảng ta là đổi mới biện pháp, cách thức đi tới mục tiêu CNXH chứ không phải thay đổi mục tiêu đó. - Về Nội dung đường lối đổi mới: Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng và trọng tâm là đổi mới về kinh tế. + Về đổi mới kinh tế: Chủ trương là xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường: xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều thành phần, định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. + Về đổi mới chính trị: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, thực hiện đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị, hợp tác. GV liên hệ với các nước XHCN khác là Liên Xô và Trung Quốc trong công cuộc đổi mới đất nước và nhấn mạnh: Việc chọn trọng tâm đổi mới thể hiện sự đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đường lối đổi mới là kim chỉ nam quyết định thành công hay không một công cuộc đổi mới của một đất nước. GV phát vấn: Em có biết ai là người khởi xướng công cuộc đổi mới của đất nước ta? HS trả lời, GV nhận định, chốt ý. Người khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước ta là cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Ông là người con của quê hương Hưng Yên. Hiện nay tại quê nhà xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên có nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước vẫn thường xuyên về thắp hương tưởng nhớ. Ông là một con người của hành động, ông đề ra những việc cần làm và làm ngay, ông viết báo, nổi tiếng với bút danh: N.V.L- tức Nguyễn Văn Linh hay :„Nói Và Làm“ . 2. Đường lối đổi mới của Đảng - Quan điểm đổi mới: + Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI (12- 1986). + Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả, bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp. - Nội dung đường lối đổi mới: Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng và trọng tâm là đổi mới về kinh tế. + Về đổi mới kinh tế: Chủ trương là xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường: xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều thành phần, định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. + Về đổi mới chính trị: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, thực hiện đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị, hợp tác. Nội dung a, Đại hội VI (12/1986) mở đầu công cuộc đổi mới (Phần II.1) Hoạt động 3: Học sinh hiểu được chủ trương của Đảng về con đường đi lên CNXH và mục tiêu cụ thể của kế hoạch 5 năm 1986- 1990 Hoạt động của thầy trò Nội dung kiến thức cần đạt GV yêu cầu HS theo dõi SGK và trả lời: ĐH VI diễn ra vào thời gian nào? HS trả lời: Thời gian từ 15- đến 18/12/1986. GV: ĐH VI của Đảng khẳng định như thế nào về con đường đi lên CNXH và mục tiêu cụ thể trong thời gian 1986- 1990? HS trả lời, GV nhận định, chốt ý. ĐH VI của Đảng khẳng định con đường đi lên CNXH đã đề ra trong các ĐH IV, ĐH V của đảng. Đảng nhận định: đi lên CNXH phải trải qua một thời kì lâu dài và khó khăn, ta đang ở chặng đầu tiên. - Đảng đề ra mục tiêu về kinh tế trong thời gian từ 1986- 1990 là ba chương trình kinh tế lớn: Lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. GV phát vấn: Em hãy cho biết ý nghĩa ba chương trình kinh tế lớn? HS trả lời, GV nhận định, chốt ý.: Ba chương trình kinh tế lớn có ý nghĩa quan trọng đối với thực tế nước ta lúc bấy giò. Xuất phát từ một hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, đói kém, Đảng ta đề ra trọng tâm kinh tế là chương trình lương thực thực phẩm. Chương trình hoàn toàn phù hợp về yêu cầu cụ thể của một đất nước đói nghèo, lại càng phù hợp hơn nữa với một đất nước có sẵn các nguồn lực để hoàn toàn có khả năng phát triển tốt chương trình LTTP. - Đại hội VI diễn ra từ 15- đến 18/12/1986. - ĐH VI của Đảng khẳng định con đường đi lên CNXH đã đề ra trong các ĐH IV, ĐH V của đảng. Đảng nhận định: đi lên CNXH phải trải qua một thời kì lâu dài và khó khăn, ta đang ở chặng đầu tiên. - Đảng đề ra mục tiêu về kinh tế trong thời gian từ 1986- 1990 là ba chương trình kinh tế lớn: Lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. 4. Sơ kết bài học - Củng cố + Nhắc lại nội dung chính của bài học: phần nội dung đường lối đổi mới. - Bài tập về nhà: + Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. + Đọc trước phần tiết 2 của bài 26 PHIẾU HỌC TẬP (Tiết 44- Bài 26. Đất nước trờn đường đổi mới đi lờn CNXH (1986- 2000) 2. Đường lối đổi mới của Đảng * Quan điểm đổi mới của Đảng: . . . *Nội dung đường lối đổi mới:... . . . . - Đổi mới về kinh tế: . . . . - Đổi mới về chớnh trị:... . . .

File đính kèm:

  • docbai 26 Dat nuoc tren duong doi moi thao giang.doc