Tài liệu ôn thi tốt nghiệp Lịch sử Lớp 12 - Trường THPT Xuân Ngọ

BÀI 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991). LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)

Câu 3: Hãy cho biết những thành tựu xây dựng CNXH của Liên Xô từ 1945 đến nữa đầu những năm 70?

 * Công cuộc khôi phục kinh tế 1945 – 1950 ở Liên Xô:

 - Hậu quả của CTTG II rất nặng nề: 27 triệu người chết, gần 2000 thành phố bị phá hủy, các thế lực thù địch bao vây, cô lập.

 - Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 -1950) trước thời hạn 9 tháng

 + Công nghiệp: 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%

 + Nông nghiệp: 1950, SX NN đạt mức trước CT

 + KHKT: 1949, LX chế tạo thành công bom nguyên tử  phá thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ

 * Ý nghĩa: Là nền tảng vững chắc cho công cuộc xây dựng CNXH.

 * Thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở LX từ 1950 – nửa đầu những năm 70:

 - CN: Liên xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), đi đầu trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng: CN vũ trụ, CN điện hạt nhân.

 - NN: Tăng trung bình hàng năm 16%.

 - KHKT: chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao trong các lĩnh vực KHKT.

 + Năm 1957: Là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

 + Năm 1961: Phóng tàu vũ trụ (Gagarin) bay vòng quanh trái đất  Mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

 - Đối ngoại: Chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, giúp đỡ các nước XHCN

 

doc43 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp Lịch sử Lớp 12 - Trường THPT Xuân Ngọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chống miền Bắc Việt Nam. - Hoa Kì cam kết rút hết quân đội của mình và quân đồng minh. Cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. - Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài. * Ý nghĩa - Là thắng lợi của sự kết hợp của đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của quân và dân hai miền Nam, Bắc, mở ra bước ngoặc mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. - Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi, để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam BÀI 23: KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM 1973-1975 Câu 49: Miền Nam đấu tranh chống bình định, lấn chiếm, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn. - Tháng 7/1973, hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 21 xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhấn mạnh tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả 3 mặt trận: chính trị, quân sự, ngoại giao. - Cuối 1974 ® đầu 1975 ta mở hàng loạt hoạt động quân sự, chủ yếu là miềm Đông và miền Tây nam bộ, đặc biệt giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đường 14 – Phước Long (6/1/1975). - Chiến thắng Phước Long cho thấy sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của ta; sự suy yếu của quân đội SG và khả năng can thiệp của Mỹ là rất hạn chế. Câu 50: Chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam? - Bộ chính trị trung ương Đảng cuối năm 1974 đầu năm 1975 đề ra chủ trương, kế họach giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975-1976. - Bộ chính trị nhấn mạnh, cả năm 1975 là thời cơ, nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975. - Cần phải tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân. Câu 51: Diển biến chính và ý nghĩa của các chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975. * Chiến dịch Tây nguyên (4/3 đến 24/3): - Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, nhưng do địch nhận định sai hướng tiến công của quân ta nên bố trí lực lượng ở đây mỏng, phòng thủ sơ hở - Ngày 10/3, quân ta tấn công Buôn Ma Thuột mở màn chiến dịch và giành được thắng lợi. - Ngày 12/3, địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuộc, nhưng bị thất bại. - Ngày 14/3, địch được lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên. Trên đường rút chạy, địch bị quân ta truy kích tiêu diệt. Ngày 24/3/1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng. * Ý nghĩa: Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của ngụy quân, ngụy quyền, không thể cứu vãn được. Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của ta từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. * Chiến dịch Huế- Đà Nẳng (21/3 – 29/3/1975) - Nhận thấy thời cơ thuận lợi, khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, Bộ chính trị quyết định kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miến Nam, trước tiên tiến hành chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng - Ngày 21/3 quân ta tấn công Huế và chặn đường rút chạy của địch. - Ngày 26/3 ta giải phóng thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên. - Sáng 29/3 quân ta tấn công Đà Nẳng, đến 3 giờ chiều Đà Nẳng hoàn toàn giải phóng. - Cuối tháng 3 – đầu tháng 4, các tỉnh ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh Nam bộ, quân và dân nổi dậy đánh địch, giải phóng quê hương. * Ý nghĩa: Chiến thắng Huế - Đà Nẵng gây nên tâm lí tuyệt vọng trong ngụy quyền, đưa cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân ta tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo. * Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 đến 30/4) : - Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa.(trước tháng 5/1975). Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định được Bộ chính trị quyết định mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh. - 17h ngày 26/4, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch, 5 cánh quân vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài, tiến vào trung tâm thành phố. - 10h45 ngày 30-4, xe tăng ta tiến thẳng vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ nội các Chính phủ Sài Gòn, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. - 11h30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc lập, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. * Ý nghĩa: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng, đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho quân dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn các tỉnh còn lại ở Nam Bộ. * Ngày 2/5/1975, ta giải phóng hoàn toàn miền Nam. Câu 53: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước ( 1954 – 1975) * Nguyên nhân thắng lợi - Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo. Phương pháp đấu tranh linh hoạt. - Nhân dân giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. Có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh - Sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của 3dân tộc ở Đông Dương; Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác. * Ý nghĩa lịch sử - Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranhgiải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. - Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội - Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. BÀI 24: VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC NĂM 1975 Câu 55: Tình hình hai miền Nam – Bắc sau năm 1975 - Thuận lợi: + Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954-1975) đã đạt được những thành tựu to lớn. + Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, chế độ thực dân mới của Mỹ cùng bộ máy chính quyền Trung ương Sài Gòn sụp đổ. - Khó khăn : + Cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc. + Ở miền Nam những di hại xã hội cũ còn tồn tại. Nhiều làng mạc bị tàn phá, nhiều ruộng đất bị bỏ hoang...Đội ngũ thất nghiệp lên đến hàng triệu người...kinh tế nông nghiệp lạc hậu, phụ thuộc chủ yếu vào viện trợ bên ngoài. Câu 56: Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 - 1976) * Quá trình thống nhất: - Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành, với hơn 23 triệu cử tri đi bỏ phiếu, bầu ra 492 đại biểu. - Từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội, với nội dung: + Thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước Việt Nam thống nhất. + Quyết định tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyết định Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca. Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn - Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh. + Quốc hội bầu các cơ quan, chức vụ cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu Ban dự thào Hiến pháp. * Ý nghĩa: - Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước. - Tạo những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, những khả năng to lớn để bào vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước. BÀI 26: ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986 - 2000) Câu 57: Đường lối đổi mới của Đảng * Hoàn cảnh lịch sử mới - Tình hình trong nước: + Qua hai kế hoạch 5 năm XD CNXH (1976 – 1980) và (1981-1985), cách mạng nước ta đạt được những thành tựu đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, nhất là về kinh tế - xã hội. + Để khắc phục sai lầm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới. - Hoàn cảnh thế giới: + Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng KHKT, trở thành xu thế thế giới. + Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô và các nước XHCN khác, cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới. * Quan điểm đổi mới của Đảng: - Đổi mới nhưng không thay đổi mục tiêu CNXH, chỉ thay đổi hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp điều kiện lịch sử mới - Đổi mới toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị - xã hội...trọng tâm là đổi mới kinh tế. * Nội dung đường lối đổi mới: - Đổi mới về kinh tế: Xây dựng nền kinh tế nhiều ngành, nghề, nhiều qui mô, trình độ công nghệ. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. - Đổi mới về chính trị: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện quyền dân chủ nhân dân, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc. Câu 57: Quá trình thực hiện đường lối đổi mới 1986 – 2000 - Thành tựu: + Về lương thực - thực phẩm: từ chỗ thiếu ăn, nhập lương thực, đến năm 1990 chúng ta đã đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. Năm 1988, đạt 19.5 triệu tấn, 1989 – 21.4 triệu tấn. + Hàng hóa trên thị trường: dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi, có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Sản xuất gắn với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể. + Kinh tế đối ngoại: Được mở rộng hơn trước. Từ 1986 -1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, nhập khẩu giảm đáng kể. + Kiềm chế được một bước đà lạm phát, từ 20% (1986) còn 4,4% (1990) + Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. - Những khó khăn – yếu kém: kinh tế còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao, lao động thiếu việc làm, tình trạng tham nhũng, nhận hối lộ, mất dân chủ chưa được khắc phục. - THE END -

File đính kèm:

  • docDe cuong lich su 12.doc