Chuẩn kiến thức kĩ năng Hóa học 12 - Chương trình nâng cao

 Trình bày được khái niệm ô nhiễm môi trường gắn với nội dung hóa học:

 + Thành phần hóa học của môi trường sạch, môi trường bị ô nhiễm gồm môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất.

 + Nguyên nhân gây ô nhiễm

 + Tác hại của ô nhiễm

 Nhận biết được sự ô nhiễm môi trường

 Giải quyết vấn đề đơn giản trong thực tiễn:

 + Xác định môi trường bị ô nhiễm bằng cách đơn giản nhất (quan sát, dùng thuốc thử, dùng các dụng cụ đo).

 + Xử lí chất thải độc hại:

 * Phân loại chất thải (hóa chất, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải công nghiệp. )

 * Loại bỏ chất thải (đốt, lọc, dùng hóa chất.)

 + Xử lí chất gây ô nhiễm trong quá trình học tập:

 * Thí nghiệm hóa học khi nghiên cứu tính chất mới;

 * Thí nghiệm trong bài thực hành hóa học.,

 * Đun nấu thức ăn bằng bếp than, củi, bếp dầu, bếp gas.

 Thu thập thông tin: đọc và tóm tắt kiến thức trong bài.

 Xử lí thông tin: viết báo cáo về nội dung được giao.

 Báo cáo, thảo luận trước lớp.

 

 

 

doc42 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2250 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng Hóa học 12 - Chương trình nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dịch chuẩn để chuẩn độ dung dịch chất khử: FeSO4; H2O2... + Điểm tương đương: thời điểm mà dung dịch chuẩn vừa oxi hóa hết dung dịch cần chuẩn độ. Để nhận ra điểm tương đương dựa vào việc chuyển màu của MnO Trong quá trình chuẩn độ, khi nhỏ từng giọt dung dịch chuẩn vào dung dịch chất khử màu tím hồng của MnO biến mất ngay. Sau khi vừa oxi hóa hết ion chất khử (điểm tương đương), chỉ thêm nửa giọt dung dịch chuẩn dư sẽ làm dung dịch cần xác định chuyển từ không màu sang màu hồng. MnO + 5Fe2+ + 8H+ ® Mn2+ + 5Fe3+ + 4H2O (màu tím hồng) (không màu) 2MnO + 5H2O2 + 6H+ ® 2Mn2+ + 5O2 + 8H2O (màu tím hồng) (không màu) - Luyện tập: + Tính nồng độ dung dịch Fe2+ hoặc H2O2 được chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn MnO. Bài 54: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT MỘT SỐ ION TRONG DUNG DỊCH A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể : - Phân biệt một số cation riêng biệt hoặc trong hỗn hợp đơn giản cho trước. - Phân biệt một số anion riêng biệt hoặc trong hỗn hợp đơn giản cho trước. Kĩ năng - Phân tích để chọn thuốc thử cho phù hợp. - Sử dụng dụng cụ hoá chất, tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét. - Viết tường trình thí nghiệm. B. Trọng tâm - Nhận biết một số cation và một số anion. C. Hướng dẫn thực hiện - Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: + Rót chất lỏng vào ống nghiệm + Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút + Thả chất rắn vào chất lỏng + Lắc chất lỏng trong ống nghiệm + Đun nóng ống nghiệm - Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét Thí nghiệm 1. Nhận biết NH và CO. + Bọt khí thoát ra (CO2) ; + Ống nghiệm chứa (NH4)2CO3 có bọt khí mùi khai thoát ra và làm xanh giấy quỳ tím ướt. Còn ống nghiệm chứa Na2CO3 không có hiện tượng gì Thí nghiệm 2. Nhận biết các ion Fe2+ và Fe3+. + Thấy dung dịch có màu đỏ tươi (tạo ion phức [Fe(CN)6]3-) + Thấy có kết tủa nâu đỏ Fe(OH)3 xuất hiện + Thấy xuất hiện kết tủa màu trắng [Fe(OH)2]. Để yên kết tủa trong dung dịch sau một lúc thấy màu kết tủa chuyển sang màu vàng [Fe(OH)2; Fe(OH)3], rồi tiếp tục chuyển sang màu nâu [Fe(OH)3]. Thí nghiệm 3. Nhận biết cation Cu2+. + Thấy có kết tủa xanh lam Cu(OH)2 xuất hiện + Tiếp tục thêm dung dịch NH3 đến dư thì kết tủa tan dần đến tan hết thành dung dịch phức [Cu(NH3)4]2+ màu xanh thẫm Thí nghiệm 4. Nhận biết anion NO. + Thêm Cu vào dung dịch KNO3 thì không có hiện tượng gì ; + Khi thêm vài giọt H2SO4 loãng và đun nhẹ thì thấy có bọt khí không màu (NO) thoát ra gặp không khí hóa nâu (NO ® NO2), đồng thời dung dịch nhuốm màu xanh (Cu2+) Bài 55: THỰC HÀNH CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể : - Chuẩn độ axit - bazơ : Chuẩn độ dung dịch HCl. - Chuẩn độ oxi hoá - khử : Chuẩn độ dung dịch FeSO4. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ hoá chất, tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích, viết các phương trình hoá học và rút ra nhận xét. - Tính toán để tìm nồng độ của mỗi dung dịch cần chuẩn độ. - Viết tường trình thí nghiệm. B. Trọng tâm - Chuẩn độ axit – bazơ và chuẩn độ oxi hóa – khử. C. Hướng dẫn thực hiện - Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: + Rửa sạch và tráng pipet, buret + Lấy đúng 25 ml nước cất vào bình tam giác bằng pipet + Chuẩn độ bằng cách mở từ từ khóa buret để nhỏ giọt chất lỏng vào bình tam giác + Lắc chất lỏng trong bình tam giác - Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét Thí nghiệm 1. Chuẩn độ dung dịch HCl bằng dung dịch chuẩn NaOH (chất chỉ thị metyl da cam). + Khi metyl da cam vừa chuyển sang màu vàng thì ngừng chuẩn độ, đọc thể tích dung dịch NaOH tiêu thụ trên buret ; tính toán theo biểu thức CHCl = (VHCl đo trên pipet khi lấy lúc đầu vào bình tam giác) Thí nghiệm 2. Chuẩn độ dung dịch FeSO4 bằng dung dịch chuẩn KMnO4/H2SO4. + Khi dư nửa giọt dung dịch chuẩn KMnO4 mà dung dịch FeSO4/H2SO4 chuyển từ không màu sang màu hồng thì ngừng chuẩn độ, đọc thể tích dung dịch KMnO4 tiêu thụ trên buret ; tính toán theo biểu thức C = (V đo trên pipet khi lấy lúc đầu vào bình tam giác) CHƯƠNG 9: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG Bài 43: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : Vai trò của hoá học đối với sự phát triển kinh tế. Kĩ năng - Tìm thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lí thông tin và rút ra nhận xét về các vấn đề trên. - Giải quyết một số tình huống trong thực tế về tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, vật liệu, chất phế thải,... - Giải được bài tập : Tính khối lượng chất, vật liệu, năng lượng sản xuất được bằng con đường hoá học và bài tập khác có nội dung liên quan. B. Trọng tâm - Vai trò của hoá học đối với năng lượng, nhiên liệu, vật liệu. C. Hướng dẫn thực hiện - Hiểu và biết một số khái niệm có liên quan như năng lượng bị cạn kiệt... - Trình bày được một số vấn đề đang đặt ra cho nhân loại hiện nay: + Nguồn năng lượng, nhiên liệu bị cạn kiệt. Việc sử dụng năng lượng, nhiên liệu gây nên ô nhiễm môi trường: làm trái đất nóng lên, khí hậu bị thay đổi... + Vấn đề về vật liệu do nhu cầu sản xuất ngày càng cao để đáp ứng được sự phát triển của xã hội: vật liệu rắn hơn thép, cứng hơn kim cương, vật liệu có tính năng đặc biệt... + Nêu được phát triển năng lượng, nhiên liệu, vật liệu trong quá khứ, hiện tại và định hướng trong tương lai. Nêu được các thí dụ cụ thể chứng tỏ vai trò của hóa học đã góp phần giải quyết các vấn đề trên qua: ứng dụng của các chất đã học, sản xuất và điều chế các chất đã biết, thực tiễn và kiến thức một số môn học khác như địa lí, công nghệ, vật lí... - Giải quyết vấn đề: tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu ( sử dụng gas, than, củi có hiệu quả, tiết kiệm điện), sử dụng vật liệu phế thải ( sắt vụn,kim loại, thủy tinh, giấy cũ...). - Thu thập thông tin: đọc và tóm tắt kiến thức trong bài. - Xử lí thông tin: viết báo cáo. - Báo cáo, thảo luận trước lớp. Bài 44: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : Vai trò của hoá học đã góp phần thiết thực giải quyết các vấn đề thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu tơ sợi, thuốc chữa bệnh, thuốc cai nghiện ma tuý. Kĩ năng - Tìm thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lí thông tin, rút ra kết luận về các vấn đề trên. - Giải quyết một số tình huống trong thực tiễn về thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm : bảo quản, sử dụng an toàn, hợp lí, hiệu quả. - Giải được bài tập có nội dung liên quan. B. Trọng tâm - Vai trò của hoá học đối với lương thực, thực phẩm, may mặc và sức khỏe con người. C. Hướng dẫn thực hiện - Trình bày được vai trò của hóa học đối với việc giải quyết: + Thiếu lương thực, thực phẩm: Sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất bằng con đường nhân tạo, sản xuất vật liệu làm máy móc tốt cho nông nghiệp, góp phần nghiên cứu giống mới năng suất cao... + Thiếu tơ sợi: Sản xuất tơ nhân tạo, tơ tổng hợp, thuốc nhuộm, sản xuấtvật liệu làm máy dệt máy may tăng năng suất lao động, phân bón thuốc bảo vệ thực vật tăng năng suất cây công nghiệp như bông, đay... + Thiếu thuốc chữa bệnh: Góp phần nghiên cứu và sản xuất thuốc tân dược có tác dụng chữa bệnh tăng cường sức khỏe có tác dụng nhanh, đặc trị mà thuốc cổ truyền dân tộc không có được. + Vấn đề thuốc cai nghiện ma túy: Nghiên cứu thành phần hóa học, tác dụng sinh lí của chất gây nghiện matúy, nghiên cứu sản xuất thuốc cai nghiện matúy. - Giải quyết vấn đề: Tiết kiệm lương thực ( không sử dụng lương thực để sản xuất etanol mà sản xuất etanol từ khí thiên nhiên), về đề chữa bệnh béo phì ( sử dụng thực phẩm hợp lí, thực phẩm ăn kiêng) , vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ( sản xuất chất phụ gia thực phẩm, chất hương liệu , chất bảo vệ thực vật an toàn) - Thu thập thông tin: đọc và tóm tắt kiến thức trong bài. - Xử lí thông tin: viết báo cáo về nội dung được giao. - Báo cáo, thảo luận trước lớp. Bài 45: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : - Một số khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, nước. - Vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hoá học. - Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hoá học. Kĩ năng - Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Xử lí các thông tin, rút ra nhận xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường. - Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn. - Giải được bài tập : Tính toán lượng khí thải, chất thải trong phòng thí nghiệm và trong sản xuất và bài tập khác có nội dung liên quan. B. Trọng tâm - Vai trò của hoá học đối với việc ô nhiễm môi trường và xử lí chất gây ô nhiễm môi trường C. Hướng dẫn thực hiện - Trình bày được khái niệm ô nhiễm môi trường gắn với nội dung hóa học: + Thành phần hóa học của môi trường sạch, môi trường bị ô nhiễm gồm môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất. + Nguyên nhân gây ô nhiễm + Tác hại của ô nhiễm - Nhận biết được sự ô nhiễm môi trường - Giải quyết vấn đề đơn giản trong thực tiễn: + Xác định môi trường bị ô nhiễm bằng cách đơn giản nhất (quan sát, dùng thuốc thử, dùng các dụng cụ đo). + Xử lí chất thải độc hại: * Phân loại chất thải (hóa chất, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải công nghiệp... ) * Loại bỏ chất thải (đốt, lọc, dùng hóa chất...) + Xử lí chất gây ô nhiễm trong quá trình học tập: * Thí nghiệm hóa học khi nghiên cứu tính chất mới; * Thí nghiệm trong bài thực hành hóa học..., * Đun nấu thức ăn bằng bếp than, củi, bếp dầu, bếp gas... - Thu thập thông tin: đọc và tóm tắt kiến thức trong bài. - Xử lí thông tin: viết báo cáo về nội dung được giao. - Báo cáo, thảo luận trước lớp.

File đính kèm:

  • docChuan kien thuc Hoa hoc 12 nang cao.doc
Giáo án liên quan