Chuẩn kiến thức kĩ năng Hóa học 10

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Hiểu được :

 Nguyên tử gồm hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử mang điện tích dương và vỏ nguyên tử gồm các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân. Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron.

Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân, khối lượng các electron là không đáng kể.

Biết được : Đơn vị khối lượng, kích thước của nguyên tử ; Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.

Kĩ năng

 Quan sát mô hình thí nghiệm, rút ra nhận xét.

 So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron.

 So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.

 Tính được khối lượng và kích thước của nguyên tử.

B. Trọng tâm

 Nguyên tử gồm 3 loại hạt: p, n, e (kí hiệu, khối lượng và điện tích)

C. Hướng dẫn thực hiện

 Dùng TN vật lí hoặc mô phỏng về cấu tạo nguyên tử (sự bắn phá của hạt anpha qua một lá kim loại) để thấy: nguyên tử có cấu tạo rỗng gồm hạt nhân mang điện tích dương ở tâm và xung quanh có các electron mang điện tích âm tạo nên vỏ nguyên tử.

 Hạt nhân gồm proton mang điện tích dương và nơtron không mang điện

 So sánh khối lượng, kích thước của p, e, n với nguyên tử để thấy: p, e, n có kích thước vô cùng nhỏ và nguyên tử có cấu tạo rỗng, khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân.

 (khối lượng tính theo đơn vị u, kích thước tính theo đơn vị )

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1969 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng Hóa học 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong SO3 (cao nhất) - SO3 tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit H2SO4. Lấy thí dụ và viết PTHH minh họa SO3 là oxit axit. * H2SO4 GV hướng dẫn HS: - Dung dịch H2SO4 loãng là axit mạnh, có tính axit như tính chất chung của axit đã học Dung dịch H2SO4 loãng (có chứa hiđro với số oxi hóa là +1) Þ có tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại hoạt động hơn hiđro. Tự nêu thí dụ và viết PTHH. - Phân tích đặc điểm cấu tạo phân tử, số oxi hóa của S là +6 (cao nhất) Þ H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh khi tác dụng với hầu hết kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất. Nêu thí dụ và viết PTHH minh họa với Cu, C, S, H2S, FeO... - H2SO4 đặc có tính háo nước Þ ứng dụng để làm khô các chất và biết thao tác đúng khi hoà tan H2SO4 đặc thành dung dịch Bài 47. THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA OXI, LƯU HUỲNH A. Chuẩn kiến thức kĩ năng Kiến thức Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm: + Tính oxi hoá của oxi, lưu huỳnh: Tác dụng của oxi, lưu huỳnh với sắt. + Tính khử của lưu huỳnh: Tác dụng với oxi. + Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ và hoá chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH. - Viết tường trình thí nghiệm. B. Trọng tâm + Tính oxi hoá của các đơn chất oxi và lưu huỳnh. + Tính khử của lưu huỳnh. + Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ. C. Hướng dẫn thực hiện GV hướng dẫn nhóm HS: - Sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành đầy đủ các thí nghiệm. - Hiện tượng quan sát được rõ ràng. + Đốt nóng đỏ một đoạn dây thép xoắn trên ngọn lửa đền cồn, rồi đưa nhanh vào bình đựng khí O2. (So sánh ngọn lửa khi Fe cháy trong không khí và cháy trong O2) + Trộn bột Fe với bột lưu huỳnh và đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn. (So sánh hỗn hợp rắn ban đầu với chất rắn thu được sau phản ứng) + Đốt lưu huỳnh trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí O2. (So sánh ngọn lửa khi S cháy trong không khí và cháy trong O2) + Đun nóng liên tục một lượng nhỏ lưu huỳnh trong ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát trạng thái và màu sắc của lưu huỳnh khi đun nóng - Mô tả hiện tượng, giải thích , viết PTHH và rút ra nhận xét về tính chất oxi hóa, khử của oxi và lưu huỳnh. - Ghi kết quả vào bản tường trình thí nghiệm. Chú ý: Khí oxi vừa điều chế và đựng trong lọ kín, bột sắt và bột lưu huỳnh phải khô và đảm bảo chất lượng, dây sắt phải được lau sạch dầu mỡ. Bài 48. THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH A. Chuẩn kiến thức kĩ năng Kiến thức Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm: + Tính khử của hiđro sunfua. + Tính khử và tính oxi hoá của lưu huỳnh đioxit. + Tính oxi hoá và tính háo nước của axit sunfuric đặc. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ và hoá chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH. - Viết tường trình thí nghiệm. B. Trọng tâm + Tính khử của hiđro sunfua. + Tính khử và tính oxi hoá của lưu huỳnh đioxit. + Tính oxi hóa và tính háo nước của axit sunfuric đặc. C. Hướng dẫn thực hiện GV hướng dẫn nhóm HS - Thực hiện đầy đủ nội dung các thí nghiệm trong SGK. - Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét Thí nghiệm 1. Điều chế và chứng minh tính khử của H2S + Điều chế H2S theo dụng cụ ở hình 6.17 SGK, sau đó đốt khí thoát ra từ đầu ống vuốt nhọn. + Khí H2S cháy màu vàng, tỏa mùi hắc (SO2); + H2S là chất khử; O2 là chất oxi hóa Thí nghiệm 2. Tính khử của lưu huỳnh đioxit + Điều chế SO2 theo dụng cụ ở hình 6.12 SGK, sau đó dẫn một phần khí thoát ra vào dung dịch KMnO4 loãng. + Màu tím của dung dịch KMnO4 loãng nhạt dần; + SO2 là chất khử; KMnO4 là chất oxi hóa Thí nghiệm 3. Tính oxi hóa của lưu huỳnh đioxit + Điều chế H2S theo dụng cụ ở hình 6.17 SGK, sau đó dẫn khí thoát ra vào ống nghiệm đựng nước để được dung dịch H2S. + Điều chế SO2 theo dụng cụ ở hình 6.12 SGK, sau đó dẫn một phần khí thoát ra vào dung dịch H2S. + Có vẩn đục màu vàng (S) xuất hiện + SO2 là chất oxi hóa; H2S là chất khử; Thí nghiệm 4. Tính oxi hóa của axit sunfuric đặc + Thả một mẩu Cu vào ống nghiệm đựng H2SO4 đặc, đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn. + Khi đun nóng, bắt đầu có bọt khí (SO2) không màu thoát ra và dung dịch có màu xanh dần (Cu2+) ; + H2SO4 là chất oxi hóa; Cu là chất khử; + Thận trọng nhỏ từ từ vài giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm chứa bột gạo hoặc đường kính trắng. + Bột gạo hoặc đường kính trắng hóa đen. - Đảm bảo thí nghiệm thành công: hiện tượng rõ ràng. - Đảm bảo thí nghiệm an toàn: không xảy ra đổ, vỡ dụng cụ, bắn hóa chất vào người đặc biệt là H2SO4 đặc. - Quan sát, mô tả các thí nghiệm, giải thích, viết PTHH và rút ra nhận xét về tính khử của H2S, tính khử và tính oxi hoá của lưu huỳnh đioxit, tính oxi hoá và tính háo nước của axit sunfuric đặc. - Ghi kết quả vào bản tường trình theo cá nhân. - Chuẩn bị chậu nước vôi, bông tẩm nước vôi để khử chất thải sau thí nghiệm. CHƯƠNG 7. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC Bài 49. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC A. Chuẩn kiến thức kĩ năng Kiến thức Biết được: - Định nghĩa tốc độ phản ứng, tốc độ trung bình, biểu thức tính tốc độ trung bình. Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt chất rắn và chất xúc tác. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm cụ thể, hiện tượng thực tế về tốc độ phản ứng, rút ra được nhận xét. - Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi. B. Trọng tâm - Tốc độ phản ứng hóa học. Biểu thức liên hệ giữa tốc độ và nồng độ chất phản ứng - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng C. Hướng dẫn thực hiện GV hướng dẫn HS: - Quan sát thí nghiệm , nhận xét, hình thành khái niệm tốc độ phản ứng. - Xây dựng công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng và vận dụng tính cho thí dụ cụ thể phản ứng phân hủy N2O5 trong dung môi CCl4 ở 450C. - Quan sát thí nghiệm, mô tả hiện tượng, giải thích hoặc phân tích thí dụ cụ thể và rút ra nhận xét: + Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. Lấy thí dụ thực tế để minh họa. + Khi tăng áp suất, đối với phản ứng có chất khí, tốc độ phản ứng tăng. Lấy thí dụ thực tế để minh họa. + Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng. Lấy thí dụ thực tế để minh họa. + Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc. Lấy thí dụ thực tế để minh họa. Bài 50. CÂN BẰNG HOÁ HỌC A. Chuẩn kiến thức kĩ năng Kiến thức Hiểu được: - Định nghĩa phản ứng thuận nghịch và nêu thí dụ. - Định nghĩa về cân bằng hoá học và đại lượng đặc trưng là hằng số cân bằng (biểu thức và ý nghĩa) trong hệ đồng thể và hệ dị thể. - Định nghĩa về sự chuyển dịch cân bằng hoá học và các yếu tố ảnh hưởng - Nội dung nguyên lí Lơ sa- tơ- liê và vận dụng trong mỗi trường hợp cụ thể. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm rút ra được nhận xét về phản ứng thuận nghịch và cân bằng hoá học. - Dự đoán được chiều chuyển dịch cân bằng hoá học trong những điều kiện cụ thể. - Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học, đề xuất cách tăng hiệu suất phản ứng trong trường hợp cụ thể. Giải được bài tập: Tính hằng số cân bằng K ở nhiệt độ nhất định của phản ứng thuận nghịch biết nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng và ngược lại, bài tập khác có nội dung liên quan. B. Trọng tâm - Cân bằng hóa học và hằng số cân bằng (biểu thức về hằng số cân bằng). - Sự chuyển dịch cân bằng hóa học và các yếu tố ảnh hưởng. C. Hướng dẫn thực hiện GV hướng dẫn HS : - Biểu diễn được một phản ứng thuận nghịch bằng PTHH. - Nêu khái niệm cân bằng hóa học và lấy được thí dụ minh họa. - Phân tích thí dụ cụ thể rút ra biểu thức tính hằng số cân bằng tổng quát trong hệ đồng thể, trong hệ dị thể. - Phân tích hiện tượng thí nghiệm rút ra định nghĩa về sự chuyển dịch cân bằng hóa học. - Phân tích các thí dụ cụ thể rút ra kết luận về sự chuyển dịch cân bằng hóa học theo nguyên lí Lơ Sa- tơ-lie-ê theo hướng làm giảm tác động khi: + Thay đổi nồng độ chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng. + Thay đổi áp suất của hệ ( với phản ứng có chất khí). + Thay đổi nhiệt độ của hệ. - Vận dụng: + Tính hằng số cân bằng hoặc các đại lượng có liên quan. + Dự đoán sự chuyển dịch cân bằng trước khi tác động vào hệ đang ở trạng thái cân bằng. + Đề xuất điều kiện để thực hiện phản ứng theo hướng có lợi. Bài 52. THỰC HÀNH TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC A. Chuẩn kiến thức kĩ năng Kiến thức Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm: + ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng + ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng + ảnh hưởng của diện tích bề mặt chất rắn đến tốc độ phản ứng + ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hóa học. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ và hoá chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH. - Viết tường trình thí nghiệm. B. Trọng tâm + ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng + ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng + ảnh hưởng của diện tích bề mặt chất rắn đến tốc độ phản ứng + ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hóa học. C. Hướng dẫn thực hiện GV hướng dẫn nhóm HS thực hiện đầy đủ các thí nghiệm như SGK. Hướng dẫn HS quan sát, mô tả hiện tưong, rút ra nhận xét: Thí nghiệm 1: Chú ý so sánh tốc độ bọt khí thoát ra trong 2 ống nghiệm rút ra nhận xét: ống nghiệm có dung dịch HCl nồng độ 18% (> 6%) bọt khí thoát ra nhanh hơn nên có tốc độ phản ứng lớn hơn ở ống nghiệm còn lại. Thí nghiệm 2: ở ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 nóng, khí thoát ra nhanh hơn nên tốc độ phản ứng lớn hơn. Thí nghiệm 3. ở ống nghiệm đựng mẩu kẽm nhỏ hơn, khí thoát ra nhanh và nhiều hơn nên tốc độ phản ứng lớn hơn. Thí nghiệm 4. Chú ý một ống tăng nhiệt độ và 1 ống kia giảm nhiệt độ. So sánh để rút ra nhận xét về sự chuyển dịch cân bằng hóa học và giải thích. HS điền kết quả vào bản tường trình thí nghiệm. Chú ý khử chất thải sau thí nghiệm bằng nước vôi.

File đính kèm:

  • docChuan kien thuc Hoa hoc 10 nang cao.doc
Giáo án liên quan