Chủ điểm: phương tiện giao thông Vận động theo nhạc: Hát, gõ đệm tiết tấu “nhanh”, múa theo cô Bài “Em đi chơi thuyền” Sáng tác: Trần Kiết Tường

- Trẻ hát chính xác bài “Em đi chơi thuyền” thể hiện niềm vui. Trẻ biết vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu nhanh, biết vận động theo nhạc.

- Nghe hát “Anh phi công ơi” giai điệu nhẹ nhàng, vui tươi, giúp trẻ thêm yêu quý nghề phi công, biết thêm về phương tiện đường hàng không.

- Trẻ có ý thức giữ an toàn khi chơi các phương tiện giao thông.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 13152 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ điểm: phương tiện giao thông Vận động theo nhạc: Hát, gõ đệm tiết tấu “nhanh”, múa theo cô Bài “Em đi chơi thuyền” Sáng tác: Trần Kiết Tường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ÂM NHẠC Chủ điểm: phương tiện giao thông Vận động theo nhạc: Hát, gõ đệm tiết tấu “nhanh”, múa theo cô Bài “Em đi chơi thuyền” Sáng tác: Trần Kiết Tường Nghe hát bài: “ Anh phi công” Trò chơi “ Tìm đồ vật” Giáo viên hướng dẫn: Cao Thị Diệu Thuý Trần Thị Giang Giáo sinh: Cao Thị Hoài Linh Lớp: Lá 1( 5 – 6 tuổi) I/ Yêu cầu: Trẻ hát chính xác bài “Em đi chơi thuyền” thể hiện niềm vui. Trẻ biết vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu nhanh, biết vận động theo nhạc. Nghe hát “Anh phi công ơi” giai điệu nhẹ nhàng, vui tươi, giúp trẻ thêm yêu quý nghề phi công, biết thêm về phương tiện đường hàng không. Trẻ có ý thức giữ an toàn khi chơi các phương tiện giao thông. II/ Chuẩn bị: - Giáo án, các bài hát có nhạc: “Em đi chơi thuyền”, “Đi đường em nhớ”, “Anh phi công ơi”. - Chuẩn bị phách tre…, hình ảnh em bé đi chơi thuyền, hình máy bay trên trời III/ Tiến hành hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1/ Ổn định lớp, trò chuyện: Các con ơi! Hôm nay ba mẹ đưa các con đi học bằng phương tiện gì? Khi tham gia giao thông các con phải đi bên nào? Các con phải đi ở đâu? Các con có nhớ bài hát nào có nói đến bài học giao thông mà chúng ta vừa nhắc đến không nào? Đó là bài “Đi đường em nhớ” (cho trẻ hát) Lớp mình hát hay quá, cô đố cô đố… “ con gì chân ngắn, mà lại có màng, mỏ dẹt màu vàng, hay kêu cạp cạp?” (con vịt) Thế con vịt bơi ở đâu? Ngoài vịt bơi được dưới nước con cái gì bơi được dưới nước nhỉ? À, đúng rồi chiếc thuyền bơi được dưới nước, cô cũng có một bài hát nói về một em bé đi chơi thuyền đó là bài "Em đi chơi thuyền" của nhạc sĩ Trần Kiết Tường. Hôm nay cô sẽ dẫn cả lớp mình đi thảo cầm viên để chơi thuyền giống như em bé ở trong bài hát đó cả lớp có thích không nào? (cô cho trẻ xem tranh về em bé đi chơi thuyền trong công viên) 2. Tiến hành: a. Dạy hát: - Cô và trẻ hát + vỗ tay theo tiết tấu nhanh lần Bạn nào giỏi có thể nhắc lại cho cô nghe bài hát vừa rồi có tên là gì? Của nhạc sĩ nào? Nội dung bài hát nói về một em bé đi thảo cầm viên chơi thuyền con vịt và thuyền con rồng, bài hát còn dặn chúng ta khi ngồi thuyền phải ngồi yên nếu không sẽ ngã đấy. Vậy các bé lớp mình có muốn cùng với cô hát lại bài hát "Em đi chơi thuyền" không? Lần 2: Cô và trẻ vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu nhanh. => Lưu ý: Cô phải sửa sai cho trẻ về cao độ, trường độ và lời bài hát và nhịp vỗ tay. - Bây giờ cả lớp hay cùng cô vừa hát vừa múa nhé! - Bây giờ cô sẽ mời 2 nhóm lên hát, 1 nhóm sẽ hát và vỗ tay theo tiết tấu nhanh, 1 nhóm vừa hát vừa múa nhé! (1 nhóm nam và 1 nhóm nữ) -Tiếp theo cô sẽ mời 2 bạn, 1 bạn vừa hát vừa vỗ tay, 1 bạn vừa hát vừa múa. (1 bạn nam và 1 bạn nữ) => Cô bao quát, sửa sai cho trẻ. - Cả lớp mình vừa rồi đã cùng cô đi chơi ở thảo cầm viên, cả lớp có thích không nào?À, bây giờ cũng đã muộn rồi, chúng ta phải về thôi, nhưng về bằng phương tiện giao thông nào là nhanh nhất các con có biết không? (cho trẻ xem hình máy bay) À đó chính là máy bay, để lái được máy bay là 1 điều không dễ dàng gì đâu các con ạ, nhưng có 1 người sẽ giúp chúng ta lái máy bay để về nhà các con có biết đó là ai không? Đó chính là anh phi công. Hôm nay cô sẽ hát cho cả lớp nghe bài hát “Anh phi công ơi” 3/ Trò chơi: Trò chơi: “Tìm đồ vật” Cách chơi: Cô sẽ giấu 1 đồ vật ở bất kì chỗ nào trong lớp, cô sẽ cho 1 trẻ đi tìm. Khi trẻ đi tìm đồ vật, các trẻ khác trong lớp sẽ hát bài “Em đi chơi thuyền”, khi trẻ tìm đồ vật đến gần được chỗ giấu cả lớp sẽ hát to hơn, khi trẻ đi xa nơi giấu đồ vật thì cả lớp sẽ hát nhỏ lại dần để gợi ý cho trẻ kia có thể tìm được đồ vật. Kết thúc: cô nhận xét và tuyên dương. - Cho trẻ hát và vỗ tay theo nhịp điệu bài “em đi chơi thuyền” Trẻ trả lời Trẻ trả lời Bài “Đi đường em nhớ” Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ chú ý lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ chú ý lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ chú ý lắng nghe Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ chơi Trẻ hát cùng cô

File đính kèm:

  • docgiao an am nhac bai em di choi thuyen.doc