Kế hoạch hoạt động trong tuần Chủ điểm: Tết Và Mùa Xuân- Các HTTN

- Quan sát, thảo luận, tìm hiểu về các phong tục tập quán trong ngày tết

- Trẻ biết được nét hay, nét đẹp trong những phong tục tập quán cổ truyền của Việt Nam

- Các hoạt động khác: sưu tầm, cắt dán hình ảnh

- Chơi giải câu đố về các phong tục tập quán ngày tết

 

doc21 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5564 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch hoạt động trong tuần Chủ điểm: Tết Và Mùa Xuân- Các HTTN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i. Nhận xét Hồi tĩnh: cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở HOẠT ĐỘNG 2: PTNN -Chủ đề nhánh : Các phong tục tập quán trong ngày tết - Đề tài: Trò chuyện với trẻ về các phong tục tập quán trong ngày tết -Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ I/ YÊU CẦU : Kiến thức: trẻ biết một số phong tục tập quán ngày tết, biết những hoạt động trong ngày tết Kỹ năng: trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc, to rõ, đủ ý, nói tròn câu Giáo dục trẻ: biết giữ gìn truyền thống phong tục tập quán Việt Nam II/ CHUẨN BỊ : Hình ảnh về phong tục tập quán ngày tết, một số loại quả III/ TIẾN HÀNH : -Hát bài “sắp đến tết rồi”” -Các con vừa hát bài gì? -Cho trẻ kể một số phong tục tập quán ngày tết -Dẫn trẻ đến rạp chiếu phim xem hoạt động, hình ảnh phong tục ngày tết -Tập trung trẻ, trò chuyện cùng trẻ Các con vừa xem xong đoạn phim rồi. Bây giờ bạn nào kể lại những phong tục ngày tết? Các con có đi xem chợ hoa không? Các con thấy gì? Mọi người làm gì chuẩn bị đón giao thừa? Liên hệ thực tế. Con làm gì giúp mẹ chuẩn bị đón giao thừa? Giao thừa mọi người thường làm gì? Bạn nào đi xem pháo hoa rồi? Con xem ở đâu? Con thấy pháo hoa như thế nào? Các con thích tết không? Vì sao? Các con chúc tết mọi người như thế nào? Khi được lì xì các con phải làm gì? Ngoài ra còn rất nhiều phong tục trong ngày tết. Cho trẻ kể -Gíao dục trẻ: biết giữ gìn phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam -Cô có những quả gì đây? -Chơi trò: nói nhanh (cô gọi tên bạn nào thì bạn đó phải nói nhanh tên những loại hoa, quả thường được chưng trong dịp tết, bạn nào không kể được sẽ bị phạt) Cho trẻ chơi. Nhận xét Kết thúc HOẠT ĐỘNG CHIỀU :TẠO HÌNH NGOÀI TIẾT HỌC -Chủ đề: Các phong tục tập quán trong ngày tết I/ MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU Kiến thức: trẻ biết một số phong tục tập quán ngày tết. Hiểu được ý nghĩa của những phong tục, tập quán Kĩ năng: trẻ dùng các kĩ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm làm ra II/ CHUẨN BỊ: Giấy vẽ, viết chì, màu tô Đất sét, dĩa,khăn Giấy màu,kéo,hồ III/TIẾN HÀNH: -Cho trẻ hát bài “sắp đến tết rồi” -Đàm thoại nội dung bài hát +Bài hát gì? +Cho trẻ kể một số phong tục ngày tết Giới thiệu các nhóm cho trẻ biết Vẽ –tô màu: cây mai, cây đào Cắt- dán: bánh chưng, bánh tét Nặn: bánh, kẹo, hoa quả ngày tết Thiên nhiên: làm chậu hoa từ chai lọ Gấp : thiệp xuân Cho trẻ vào các nhóm chơi, cô bao quát trẻ thực hiện Báo sắp hết giờ- hết giờ Cho trẻ trưng bày sản phẩm, nhận xét Kết thúc Nhận xét trong ngày: Kiến thức kĩ năng trẻ chưa đạt:…………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………………….. -Nội dung chưa tổ chức được, lí do:…………………………………………………………….. -Hoạt động cần điều chỉnh: …………………………………………………………………….. ªªªª–¯—ªªª–¯—ªªªª–¯—ªªªª THỨ NĂM : 23/1/2014 HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH -Chủ đề nhánh: Các phong tục tập quán ngày tết - Đề tài: Nặn mâm ngũ quả (đt) (Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ) I/ MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU: Kiến thức: Trẻ biết mâm ngũ quả có năm loại quả. Ý nghĩa của mâm ngũ quả trong ngày tết. Biết đặc điểm từng loại quả Kĩ năng: Rèn kĩ năng nặn cho trẻ thông qua hoạt động Giáo dục trẻ: Lăn đất sét cho đều, biết giữ gìn sản phẩm tạo ra II/ CHUẨN BỊ : Hình ảnh phong tục ngày tết, mâm ngũ quả, đất sét, bảng con, dĩa, mô hình trưng bày sản phẩm III/ TIẾN HÀNH -Cô đố cô đố: “mùa gì ấm áp lòng người Trăm hoa đua nở gọi mời bướm ong” -Xuân về tết đến mọi người háo hức đón xuân. Rất nhiều phong tục tập quán, hoạt dđộng được diễn ra. Các con có muốn biết đó là những phong tục tập quán, hoạt động gì không? - Cô dẫn trẻ đến xem phim, trẻ vừa đi vừa hát bài “bé chúc tết” Tập trung trẻ trước màn hình. Cho trẻ nói một số hoạt động trong tranh Đây là gì vậy các con? Tại sao người ta gọi là mâm ngũ quả? Có những quả gì? Màu sắc, hình dáng từng loại quả như thế nào? Trái cây cung cấp chất gì cho cơ thể chúng ta? Cô cũng có một mâm ngũ quả. Các con xem đây là những quả gì? Các con có muốn nặn mâm ngũ quả như vậy không? Chúng ta sẽ làm như thế nào? (Vo tròn đất sét. Tùy loại quả chúng ta có thể lăn dài, ấn dẹp làm các bộ phận của quả…) -Khi nặn các con nhớ nhào đất sét cho dẻo, lăn đất sét cho kĩ để sản phẩm đẹp hơn -Gió thổi- gió thổi -Cho trẻ về ba nhóm thực hiện -Cô bao quát trẻ trong suốt quá trình thực hiện -Cô báo sắp hết giờ, hết giờ -Cho trẻ trưng bày sản phẩm –nhận xét Con thích sản phẩm nào nhất? vì sao con thích sản phẩm này? Cô nhận xét sản phẩm của trẻ -Khen ngợi trẻ. Kết thúc HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Bé tập làm nội trợ -Chủ đề: Các phong tục tập quán trong ngày tết -Đề tài: bóc tách múi bưởi (Lĩnh vực phát triển nhận thức, thẩm mĩ) I/MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU: -Kiến thức: trẻ biết bóc tách những múi bưởi trước khi ăn -Kĩ năng: dạy trẻ tách múi bưởi khéo léo để múi bưởi vẫn được nguyên vẹn -Giáo dục trẻ: rửa tay sạch sẽ trước khi tách bưới II/ CHUẨN BỊ: Bưởi, dĩa, dao, rổ III/TIẾN HÀNH -Hát bài “em thêm một tuổi” -Khi tết đến chúng ta thêm một tuổi, như vậy là các con đã lớn hơn một chút. Các con phải biết giúp đỡ ba mẹ, mọi người -Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con bóc tách múi bưởi để khi tết đến ba mẹ mình bận thì mình có thể giúp ba mẹ tách những múi bưởi dùng trong dịp tết. - Cô hướng dẫn trẻ cách bóc tách múi bưởi: Sau khi gọt sạch vỏ ngoài quả bưởi, các con tách những múi bưởi theo đường rãnh ở giữa các múi. Dùng dao gọt cùi (phần trên múi bưới) bóc bỏ vỏ lụa để lấy phần thịt của múi bưởi, sắp vào dĩa -Cho trẻ thực hành, cô bao quát trẻ Cho trẻ nhắc lại tên bài học Chơi trò: pha sinh tố bưởi kết thúc -Nhận xét Kiến thức kĩ năng trẻ chưa đạt:…………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………………….. -Nội dung chưa tổ chức được, lí do:…………………………………………………………….. -Hoạt động cần điều chỉnh: …………………………………………………………………….. ªªªª–¯—ªªª–¯—ªªªª–¯—ªªªª THỨ SÁU :24/1/2013 HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN CHỮ VIẾT -Chủ đề: Các phong tục tập quán trong ngày tết -ĐỀ TÀI : h, k (t1) (Lĩnh vực phát triển nhận thức) I/ YÊU CẦU : Kiến thức: trẻ nhận biết được các chữ cái h,k. biết đặc điểm hình dáng của chữ cái Kỹ năng: Rèn kỉ năng nhận biết, ghi nhớ các chữ cái Giáo dục: Giữ gìn sách vở II/ CHUẨN BỊ : Thẻ chữ h, k. tranh hoa tết, bánh kẹo tết, rỗ, que tính III/ TIẾN HÀNH -Hát bài “sắp đến tết rồi” Các con vừa hát bài gì? Cho trẻ kể một số phong tục tập quán ngày tết -Dẫn trẻ đi xem chợ hoa, cho trẻ nói tên một số loại hoa -Cho trẻ tìm và đọc to tên chữ cái đã học -Giới thiệu chữ cái mới: h,k trong cụm từ (hoa khoe sắc) Cô đọc tên chữ cái cho trẻ đọc theo Cô giải thích cách phát âm, cách viết chữ cái h, k Chữ h: gồm một nét thẳng bên trái, một nét móc thẳng bên phải Chữ k: gồm một nét thẳng bên trái, một nét xiên trái nối với một nét xiên phải Cho trẻ đọc lại chữ cái Tìm chữ cái h, k xung quanh lớp -Chơi trò: gió thổi (khi cô nói gió thổi chữ cái nào thì trẻ giơ chữ cái đó theo yêu cầu của cô) -Chơi trò: chạy đúng chạy nhanh (Mỗi trẻ một thẻ chữ cái, khi nghe cô yêu cầu chữ cái h (k) chạy về phía nào thì trẻ cầm thẻ chữ đó chạy nhanh về phía yêu cầu) -Cho trẻ nhắc lại tên chữ cái -Đọc thơ “tết đang vào nhà” Kết thúc SINH HOẠT CUỐI TUẦN I/ MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU: Trẻ biết kể lại những hoạt động chính trong tuần Trẻ mạnh dạn hòa đồng với mọi người GD trẻ gương tốt của bạn II/ CHUẨN BỊ: Tâm thế của trẻ III/ TIẾN HÀNH: -Cho cả lớp hát bài hát -Cô gợi ý trẻ nhắc lại các hoạt động chính trong tuần, các nội dung ,kiến thức được học -Cho trẻ chơi trò chơi, ca hát, đọc thơ -Nhắc nhở trẻ những việc cần làm -Giáo dục trẻ xoay quanh nội dung chủ đề NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU - Hình thành ý thức chấp hành nội quy lớp - Trẻ thực hiện những tiêu chuẩn đề ra - Trẻ mạnh dạn tự nhận xét mình và bạn - Trẻ tham gia hoạt động sôi nổi, hào hứng CHUẨN BỊ: Cờ, bài hát, bảng bé ngoan, sổ theo dõi Phòng học thông thoáng, sạch sẽ TIẾN HÀNH: -Cho trẻ chỉnh trang quần áo, đầu tóc gọn gàng -Hát bài “cả tuần đều ngoan” -Cho trẻ nhắc lại 3 TCBN -Cho trẻ nhớ lại mình đã thực hiện đúng ba tiêu chuẩn bé ngoan chưa - Từng tổ đứng lên, các bạn tổ khác nhận xét - Trẻ nhận xét xong, cô thống nhất ý kiến cho những bạn nào được cắm cờ, cả lớp cùng thống nhất ý kiến - Cho trẻ lên nhận cờ và cắm cờ, các bạn vỗ tay hát chúc mừng - Tất cả trẻ nhận xét, cắm cờ xong. Tổ trưởng báo cáo số bạn được cắm cờ trong tổ. Tổ nào nhiều bạn được cắm cờ nhất sẽ được nhận cờ tổ -Nhắc nhở động viên những trẻ chưa được cắm cờ -Hát bài hát. Kết thúc NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN I/ MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU: Trẻ nhớ lại những gì học trong tuần và làm đúng 3 TCBN Trẻ mạnh dạn tự tin khi nhận xét bạn Giáo dục trẻ ở nhà ngoan ngoãn II/CHUẨN BỊ: Sổ theo dõi, sổ- phiếu bé ngoan, bàn, ghế, cờ ,hồ III/TIẾN HÀNH: * Cho trẻ hát “cả tuần đều ngoan” - bài hát nói về ai?? - cô trò chuyện với trẻ về ngày cuối tuần. - Nếu cả tuần đều ngoan thì sao? - Cho trẻ nhắc lại ba tiêu chuẩn bé ngoan,mời từng tổ đứng lên nhận xét bạn. - Trẻ đếm số cờ đạt được trong tuần - Đọc tên bé đạt bé ngoan, cho trẻ lên nhận và dán phiếu bé ngoan vào sổ - Cô đánh vào sổ - Cô giới thiệu ba tiêu chuẩn bé ngoan tuần sau - Dặn dò trẻ trước khi về - nhận xét lớp Nhận xét trong ngày: Kiến thức kĩ năng trẻ chưa đạt:…………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………………….. -Nội dung chưa tổ chức được, lí do:…………………………………………………………….. -Hoạt động cần điều chỉnh: …………………………………………………………………….. Giáo viên soạn Tổ trưởng CM Đỗ Thị Thùy Linh Lê Thị Tuyết Linh

File đính kèm:

  • docCac phong tuc tap quan trong ngay tet.doc