Một số biện pháp để tổ chức tốt hoạt động vui chơi cho trẻ 24- 36 tháng

“Hoạt động vui chơi là hoạt độg chủ đạo của trẻ mầm non , thông qua hoạt động vui chơi trẻ được hình thành phát triển nhân cách toàn vẹn”

Đối với trẻ mầm non vui chơi đóng vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Khi tiếp cận với đồ chơi, trẻ sẽ được kích thích phát triển trí não hơn. Thông qua vui chơi và chơi đồ chơi, trẻ tìm hiểu làm thế nào để lập kế hoạch và giải quyết vấn đề, phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp xã hội. Vui chơi thể chất giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển sự nhanh nhẹn, linh hoạt, sự cân bằng, phối hợp tay chân, mắt và các kỹ năng vận động. Vui chơi còn có tác dụng kích thích sự phát triển của trẻ ở giai đoạn đầu và có tác dụng làm tăng đáng kể khả năng sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng hợp tác, khả năng tư duy và chỉ số IQ. Trẻ được chơi đồ chơi sẽ hạnh phúc hơn, biết cách điều chỉnh bản thân tốt hơn, biết hòa nhập hơn với những đứa trẻ cùng lứa so với những đứa trẻ ít được chơi đồ chơi.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 44020 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp để tổ chức tốt hoạt động vui chơi cho trẻ 24- 36 tháng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c vai. -Không ném vứt, đập phá đồ chơi, biết cùng cô thu dọn đồ dùng đồ chơi vào nơi quy định. - Qua đó giáo viên đưa ra các dự kiến về đồ dùng , đồ chơi , không gian để tổ chức trò chơi để kích thích trẻ hứng thú khi tham gia vào trò chơi - Giáo viên đưa ra những dự kiến về nội dung : Nội dung chơi , biện pháp chơi , điều kiện chơi - Giáo viên quan sát , ghi chép các biểu hiện của trẻ để điều chỉnh kế hoạch thực hiện nội dung , các biện pháp phù hợp. Để từ đó có phương pháp dạy tốt. Biện pháp 2 : Thiết kế môi trường tổ chức hoạt động chơi Để hoạt động vui chơi của trẻ được diễn ra theo ý muốn của giáo viên thì ngoài việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo viên cần phải chú ý đến việc tạo môi trường cho trẻ vui chơi . Môi trường vật chất : Không gian chơi cần bố trí phù hợp đi tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ tình cảm , phẩm chất cá nhân của trẻ . Việc bố trí sắp xếp đồ dùng đồ chơi cần phải đa dạng , mang tính mở , phải có sự hấp dẫn để kích thích trẻ hoạt động tích cực . Đồ dùng đồ chơi cần phải được bổ sung , thêm mới thích hợp với từng chủ đề . Môi trường tâm lý cũng rất quan trọng . Trẻ không thể vui chơi với tâm lý không thoải mái . Trẻ chỉ chia sẻ , hợp tác với cô , với bạn khi trẻ đượch sống trong môi trường thoải mái vui vẻ . Giáo viên có thể cho trẻ cùng tham gia vào việc bố trí , sắp xếp đồ dùng , đồ chơi , trình bày các sản phẩm ở các góc , điều đó đem lại cho trẻ cảm giác là thành viên của lớp học , nên hứng thú hơn , sẵn sàng chia sẻ ý tưởng chơi và gợi nhu cầu giao tiếp , thể hiện những cử chỉ , hành vi đẹp với mọi người . *Để khắc phục tình trạng thực tế của lớp là : - Đồ dùng đồ chơi còn thiếu thì các giáo viên cần cố gắng hết sức mình để làm mới, làm bổ sung những đồ dùng còn thiếu, đã hư hỏng. Hàng năm trường đã tổ chức thi đồ dùng dạy học . Đó cũng là dịp để cho các giáo viên bổ sung những đồ dùng còn thiếu. -Số trẻ trong lớp đông mà việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ như vậy sẽ gặp khó khăn (quy định số trẻ cho một trò chơi là từ 4-5 trẻ hoặc 6-8 trẻ cho một trò chơi). Để khắc phục tình trạng này thì các cô giáo phải chia nhỏ số trẻ ra mới thực hiện được việc tổ chức vui chơi cho trẻ. - Để giáo viên hiểu sâu hơn nữa  tác dụng , cũng như cách tổ chức giờ hoạt đông vui chơi cho trẻ nhà trẻ trước hết giáo viên cần nắm được tác dụng của việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ là: Thông qua hoạt động vui chơi nhằm giúp trẻ phát triển trí thông minh, ham hiểu biết, phát triển cho trẻ về mặt thể chất : rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai cho trẻ cung cấp cho trẻ hiểu biết về cơ thể mình, tập cho trẻ 1 số kĩ năng giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường, tự phục vụ bản thân,… Rèn luyện và phát triển kĩ năng vận động và các tố chất thể lực: nhanh nhẹn, dẻo dai, linh hoạt. Phát triển năng lực các giác quan thông qua đó trẻ được phát triển một cách hài hòa, được tiếp xúc thực với cuộc sống của mình, biết thể hiện năng lực, sự hiểu biết của bản thân…. Với yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non  là:  phối hợp với sự phát triển tâm sinh lý ở trẻ em , hài hòa giữa nuôi dưỡng , chăm sóc và giáo dục .Giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn . Cung cấp kĩ năng sống phù hợp lứa tuổi. Biện pháp 3: Tạo tình huống chơi phù hợp và giải quyết xung đột Với mục đích cho trẻ được trải nghiệm , thể hiện các mối quan hệ ứng sử với bạn , với người khác và với các sự vật hiện tượng xung quanh . Trẻ được thực hành , luyện tập , được bộc lộ tình cảm , thái độ và cách ứng sử từ các mối quan hệ khác nhau . Khi trẻ đã thực hiện được yêu cầu của trò chơi để học sinh không cảm thấy  nhàm chán trong giờ hoạt động vui chơi thì cô giáo cần đưa ra các tình huống để mở rộng nội dung chơi , giúp trẻ có cơ hội thể hiện hành động trong các mối quan hệ khác nhau . Các tình huống phải phù hợp với nội dung chơi và hoàn cảnh chơi Ví dụ : Tổ chức sinh nhật cho con , qua đó trẻ bộc lộ thể hiện các mối quan hệ , tình cảm mẹ - con , tiếp xúc với khách , thể hiện lòng hiếu khách - Thực tế cho thấy có thể trẻ không có hứng thú trong khi chơi vì vậy giáo viên cần phải tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra hướng khắc phục . Giáo viên phải biết bao quát, giúp đỡ, tham gia khi cần thiết như:  cung cấp đồ chơi, bổ sung kiến thức , chỉ bảo kĩ năng , uốn nắn hành vi…đúng lúc ,kịp thời cho trẻ . VD:Trò chơi : Bác sĩ. Đối với trò chơi này giáo viên nên giúp đỡ trẻ một số câu giao tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân như hỏi han về bệnh tật, dặn dò uống thuốc…Nếu trẻ có hành vi ném, vứt , đập phá đồ chơi cô phải là người uốn nắn  hành vi đó ngay, kịp thời . VD :Trẻ chơi ở 3 góc thỡ giáo viên nên bao quát chung cả 3góc để có sự  giúp đỡ kịp thời  về cách chơi hoặc gợi ý trẻ về hướng chơi, giúp trẻ nghĩ ra  nhiều cách chơi, trẻ sẽ  hứng thú chơi hơn, hoặc cụ sẽ uốn nắn góp ý kịp thời những hành vi chưa đúng như:  Ném ,vứt ,đập, giành đồ chơi với bạn…. Biện pháp 4: Tăng cường kinh nghiệm cho trẻ về các mối quan hệ xã hội Cô có thể cho trẻ xem tranh ảnh , xem băng hình các phương tiện nghe nhìn về các mối quan hệ giao tiếp trong sinh hoạt của người lớn : VD những hình ảnh về mối quan hệ giao tiếp , ứng sử trong bán hàng (Giao tiếp giữa người mua với người bán) Khi tổ chức cho trẻ quan sát giáo viên cần phải lựa chọn nội dung theo đúng chuẩn mực để qua đó trẻ có thể áp dụng những kinh nghiệm đó vào những trò chơi của mình Cô có thể cho trẻ nghe các câu chuyện , bài thơ , câu đố có nội dung giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội qua đó mở rộng nội dung chơi VD: “Thỏ ngoan” , “Thỏ con ăn gì ?”...... hoạt động vui chơi của trẻ ở trong trường mầm non không chỉ chú trọng chơi ở hoạt động góc .Ngoài hoạt động chơi ở các góc giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như: +Trò chơi để phát triển ngôn ngữ:                                 - Con gà kêu thế nào ?                                - Tiếng kêu của cái gì ?... +Trò chơi để nhận biết phân biệt: -Tìm đúng màu. - Tìm đúng hình - Hinh khối gì trong túi                                                                + Trò chơi để luyện khéo tay :                               -  Tay đẹp .                              -   Cua bò.                              -   Xâu hạt …. +Trò chơi vân động :   Mèo và chim sẻ.                                      Chim sẻ và ô tô …. +Trò chơi dân gian:   Chi chi chành chành.                                    Lộn cầu vồng.                                    Kéo cưa lừa xẻ…. Những trò chơi này có thể tổ chức trong nhà hoặc ngoài trời .             Nếu tổ chức được các trò chơi này ở ngoài trời cho trẻ sẽ giúp trẻ được hít thở không khí trong lành, đựơc sưởi nắng, thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ, nhu cầu khỏm phá thiên nhiên của trẻ. Nhưng hoạt động ngoài trời có thể thay đổi tùy theo thời tiết, Theo sự hứng thú của trẻ trong thời gian tổ chức hoạt động chơi ở ngoài trời thì giáo viên nên tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian. Giáo viên phải bao quát, chỉ dẫn cho trẻ chơi an toàn hiệu quả, dạy trẻ biết tận dụng môi trường để rèn luyện thể lực . Nếu tổ chức tốt hoạt động ở ngoài trời cho trẻ sẽ tạo cho trẻ cảm xúc tốt khi trẻ được chơi theo ý thớch . Qua hoạt động vui chơi giáo dục trẻ biết yêu lao động, biết giúp đỡ bạn bè, làm việc đến nơi đến chốn … nhằm phát triển toàn diện cho trẻ về mọi mặt để hoàn thiện dần nhân cách. c. Điều kiện thực hiện giải pháp , biện pháp -Tôi được giảng dạy ở khu trung tâm nên các điều kiện để áp dụng vào việc giảng dạy tương đối thuận lợi - Số lượng trẻ trong lớp quá đông nên không thể sát sao đến từng trẻ được d. Mối liên hệ giữa giải pháp , biện pháp Các biện pháp trên có quan hệ mật thiết với nhau và tác động lẫn nhau từ việc xây dựng kế hoạch , thiết kế môi trường đên việc cung cấp kinh nghiệm cho trẻ và tạo tình huống nảy sinh trong hoạt động của trẻ . Chính vì vậy khi tổ chức các hoạt động vui vhơi cho trẻ cần phải phối hợp linh họat cho phù hợp với khả năng của trẻ và các điều kiện của thực tiễn của lớp mình .             e. Kết quả khảo nghiệm -Trong quá trình thực hiện ở lớp tôi thấy có sự chuyển biến rõ các cháu ở lớp tôi mạnh dạn và tự tin trong các hoạt động vui chơi cũng như các hoạt động khác - Qua đó mà tình cảm và nhân cách của trẻ cũng dần được hình thành , các cháu vui chơi với nhau vui vẻ hơn đoàn kết hơn 4. Kết quả khảo nghiệm , giá trị thu được Qua một năm thực hiện đề tài đạt được các kết quả sau: - Giáo viên  đó hiểu sâu hơn về tác dụng cũng như cách tổ chức hoạt động vui chơi đối với trẻ nhà trẻ từ 24-36 thỏng. - Giáo viên đã khắc phục được một số khó khăn của trường, lớp. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu cho trẻ được vui chơi. -Giáo viên biết linh hoạt, kết hợp giữa phương pháp cũ và phương pháp mới -Khuyến khích được tính tích cực ở trẻ, động viên trẻ tham gia vào hoạt động chung. -Tạo điều kiện cho trẻ khám phá,trải nghiệm. -Trẻ tập trung chú ý vào nội dung cô giáo đã hướng dẫn . -Trẻ đã biết chơi hòa đồng với bạn. Không vứt, ném, đập phá đồ dùng đồ chơi. -Giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm phong phú hơn. III. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Trên đây là SKKN: “ Một số biện phỏp để dạy tốt hoạt động vui chơi cho trẻ nhà trẻ từ 24-36 tháng” nhằm giúp các giáo viên nhà trẻ thấy rõ hơn tác dụng và cách tổ chức tốt hoạt động vui chơi cho trẻ nhà trẻ Hình thành và rèn luyện một số đức tính tốt ở trẻ : Ham hiểu biết , thích khám phá tìm tòi những điều mới lạ Kiến nghị Mong được sự quan tâm hơn nữa từ các cấp các nghành chức năng tạo điều kiện tốt hơn về cơ sở vật chất , kinh phí để nhà trường mua sắm thêm đồ dùng đồ chơi cho trẻ để trẻ được học với môi trường tốt nhất . Mong nhà trường tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho giáo viên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp ở các trường bạn Tài liệu tham khảo Hướng dẫn tổ chứ thực hiện chương trình giáo dục mầm non nhà trẻ (3- 36 tháng tuổi) -Chương trình giáo dục mầm non mới -Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lí và giáo viên - Trang violet trên mạng Internet Liêm Sơn ngày 10 tháng 4 năm 2013 Người viết Trần Thị Minh Xuyến

File đính kèm:

  • docnha tre.doc
Giáo án liên quan