Chủ đề: Tết và mùa xuân

1. Phát triển nhận thức:

- Có một số kiến thức sơ đẳng về ngày Tết nguyên đán của người việt Nam. (Phong tục, các loại trái cây, hoa quả, các món ăn trong ngày Tết )

- Biết được các đặc điểm đặc trưng của mùa Xuân ( thời tiết, cây cối, con vật)

- Biết được một số lễ hội trong ngày Tết tại các địa phương ( kéo co, đô vật mùa xuân )

2. Phát triển thể chất:

- Phát triển một số vận động cơ bản: Đi lùi, đi bước chéo sang ngang. Đi trên cầu đập và bắt bóng.

- Phối hợp tốt sự vận động và các giác quan (vận động thô và vận động tinh)

- Phát triển tính kiên trì, nhanh nhẹn, thông qua các trò chơi dân gian: Kéo co, thả đỉa ba ba

- Dinh dưỡng: Nhận biết được giá trị dinh dưỡng và cách chế biến một số món ăn trong ngày Tết: Bánh chưng, mứt, dưa món, chả lụa

 

doc24 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 19585 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề: Tết và mùa xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cây cối mùa xuân ra sao? - mùa xuân còn có các lọai hoa quả nào? - Vào mùa xuân thời tiết mát mẻ khí hậu ấm áp làm cho con người cảm thấy dễ chịu, cây cối xanh tươi đâm chồi, muôn hoa đua nở rất đẹp. - Mùa xuân có mưa không? - Các con có thích mùa xuân không? - Tại sao các con thích mùa xuân? - Mùa xuân đến là tết đến các con được làm gì? - Ở nhà các con có gì mới? Vui với trò chơi: trò chơi: lộn cầu vòng. - Luật chơi: Đọc đến câu thơ cuối cùng bắt đầu lộn nữa vòng quay lưng vào nhau( hoặc đối mặt nhau) - Cách chơi: từng đôi một đứng vung tay nhau, vừa đọc thơ vừa vung tay sang hai bên theo nhịp, cứ khi đọc đến tiếng cuối cùng chui qua tay về phía quay lưng vào nhau. Tay vẫn nắm chặt rồi hạ xuống dưới tiếp tục vừa đọc vừa vòng tay như lần trước đến tiếng cuối cùng lại chui qua tay lộn trở lại về tư thế ban đầu. Bé biết những gì? - Chúng ta vừa tìm hiểu về gì? + GDTT: Mùa xuân thời tiết mát mẻ, mọi vật đều vui tươi, cây đâm chồi nảy lộc, ra hoa kết quả thật đẹp.Vì vậy các con phải biết chăm sóc hoa, cây kiểng, không ngắt lá phá cây để cây phát triển tốt vào mùa xuân nhé! - Cho trẻ kể các loại hoa mùa xuân mà trẻ thích. - Các con vừa tìm hiểu về mùa xuân có nhiều loại hoa. Vậy các con hãy vẽ những lọai hoa nào nở vào mùa xuân mà mình thích nhé! - Cho trẻ về góc vẽ hoa mùa xuân. - chọn tranh đẹp, nhận xét tuyên dương. *Nhận xét - cắm hoa II. Đánh giá cuối ngày 1. Sức khỏe: ……………………………………………………………………... ……………………………………………………………………........................ 2. Kiến thức - Kỹ năng: ......................................................................................... ………………………………………………………………………………….... 3. Thái độ và hành vi: ………………………………………………………........ ………………………………………………………………………………….... 4. Lưu ý và đề xuất: …………………………………………………………....... ……………………………………………… Thứ 3 ngày 21 tháng 1 năm 2014 I. Hoạt động học: Tiết: PTTM – Âm nhạc Đề tài: Hát vỗ tay tiết tấu phối hợp “Những khúc nhạc hông”. Tc: Hát theo nội dung hình vẽ. 1. Yêu cầu - Trẻ biết cách gõ theo tiết tấu phối hợp. - Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài hát. - Rèn kỹ năng gõ tiết tấu, hát, vận động. Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên. 2. Chuẩn bị Đồ dùng đồ chơi âm nhạc gõ đệm, máy casset, áo tứ thân, tranh ảnh trò chơi. 3. Pp – bp: Làm mẫu, luyện tập. 4. Tiến hành + Chơi trò chơi: Gieo hạt, trò chuyện về trò chơi. + Dẫn dắt và giới thiệu bài hát, Trẻ và cô cùng hát lại 2 lần. Lần tiếp theo, cô vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu phối hợp. Tập cho trẻ hát và gõ 3lần. Phân tích cách gõ và đàm thoại nội dung bài hát. Luyện tập theo nhiều hình thức. Nghe: Cò lả. Cô giới thiệu tên bài hát, nội dung và làn điệu dân ca. Cô hát và vận động minh hoạ. Tc: Hát theo nội dung tranh vẽ. + Kết thúc: Trẻ hát và gõ đệm theo tiết tấu phối hợp. II. Đánh giá cuối ngày 1. Sức khỏe: ……………………………………………………………………... ……………………………………………………………………........................ 2. Kiến thức - Kỹ năng: ......................................................................................... ………………………………………………………………………………….... 3. Thái độ và hành vi: ………………………………………………………........ ………………………………………………………………………………….... 4. Lưu ý và đề xuất: …………………………………………………………....... ……………………………………………… Thứ 4 ngày 22 tháng 1 năm 2014 I. Hoạt động học: Tiết: PTTM – Tạo hình Đề tài: Vẽ hoa mùa xuân 1. Yêu cầu - Trẻ biết phối hợp các kĩ năng vẽ để ve một số loại hoa mùa xuân: hoa đào, hoa mai, hoa đồng tiền... 2. Chuẩn bị - 2 tranh gợi ý: vẽ một số loại hoa cánh tròn, một số loại hoa cánh dài, mô hình vườn hoa, 2 giỏ đựng hoa, vở vẽ, bút chì, màu sáp đủ cho trẻ. 3. Pp –bp: luyện tập, làm mẫu. 4. Tiến hành: Trẻ hát: "Ra chơi vườn hoa" và đi thăm vườn hoa mùa xuân. Cho trẻ nêu nhận xét về các loại hoa trong vườn (Đặc điểm, màu sắc, cấu tạo...) Cho trẻ xem tranh cô vẽ và nêu nhận xét: Cô vẽ hoa gì, vẽ như thế nào... Cho trẻ nêu lên ý tưởng của mình sẽ vẽ hoa gì? Vẽ như thế nào? - Trẻ thực hiện: Cô động viên, gợi mở, khuyến khích trẻ vẽ sáng tạo. - Nhận xét sản phẩm: Trẻ nhận xét trước, cô nhận xét chung. - TC: "Thi hái hoa" Cô nêu luật chơi và cách chơi, trẻ chơi cô quan sát động viên khuyến khích. II. Đánh giá cuối ngày 1. Sức khỏe: ……………………………………………………………………... ……………………………………………………………………........................ 2. Kiến thức - Kỹ năng: ......................................................................................... ………………………………………………………………………………….... 3. Thái độ và hành vi: ………………………………………………………........ ………………………………………………………………………………….... 4. Lưu ý và đề xuất: …………………………………………………………....... ……………………………………………… Thứ 5 ngày 23 tháng 1 năm 2014 I. Hoạt động học: Tiết: PTNN – LQCC Đề tài: Chữ cái b, d, đ. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết, phân biệt, phát âm các chữ cái. - Rèn kỹ năng so sánh, nhận biết, phân biệt. - Phát triển ngôn ngữ, nhận thức. - Trẻ yêu quý, bảo vệ, chăm sóc, ăn đủ các loài rau củ quả có trong dịp tết và mùa xuân. 2. Chuẩn bị; Tranh “Bí xanh, đu đủ, dưa leo”, các câu chúc tết, đất nặn, bảng… Phương pháp Trực quan, luyện tập. Tiến hành + Trẻ hát “Mùa xuân” và trò chuyện dẫn dắt vào bài. - Cô đặt câu đố về trái bí xanh, cho trẻ đoán. Cho trẻ quan sát tranh: Bí xanh, trò chuyện và làm quen chữ b. Trẻ phát âm, phân tích cấu tạo, làm quen chữ b in thường, chữ b viết thường, chữ b in hoa, chữ b viết hoa. Tương tự cô đặt câu đố lần lượt với quả đu đủ và dưa leo. Tương tự cho trẻ quan sát tranh: đu đủ, dưa leo và tiến hành làm quen chữ d, đ. So sánh những điểm giống nhau, khác nhau giữa các chữ cái chữ b, d; d, đ. Ôn tập, cũng cố. TC1: Hái hoa theo yêu cầu. TC2: Nặn các chữ cái đã học. II. Đánh giá cuối ngày 1. Sức khỏe: ……………………………………………………………………... ……………………………………………………………………........................ 2. Kiến thức - Kỹ năng: ......................................................................................... ………………………………………………………………………………….... 3. Thái độ và hành vi: ………………………………………………………........ ………………………………………………………………………………….... 4. Lưu ý và đề xuất: …………………………………………………………....... ……………………………………………… Thứ 6 ngày 24 tháng 1 năm 2014 I. Hoạt động học: Tiết 1: PTTC – Thể Dục Đề tài: Đi trên cầu đập và bắt bóng. 1. Mục đích yêu cầu: - Rèn khả năng thăng bằng và phản xạ đón bắt bóng khi nẩy. 2. Chuẩn bị: - Ghế thế dục, kẻ đường song song 0,25m * 2m, một số bóng, cờ 3 màu. 3. Tiến hành - Khởi động: Cho trẻ đi, chạy, đi kiễng chân, đi, chạy thay đổi hướng. Đứng thành hàng ngang theo tổ. - Trọng động: + Bài tập phát triển chung Động tác tay: Hai tay sang ngang, đua hai tay về phái trước, vỗ tay. Động tác chân: Hai tay chống hông, chân phải, chân trái lần lượt co. Động tác lưng: Hai tay chống hông, cúi người về trước, ưỡn người về sau. Động tác nhảy: Nhay sang hai bên. + Vận động cơ bản Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện trước đường kẻ song song. Lần lượt cho trẻ thực hiện đi trong đường kẻ 1, 2 lần, sau đó cho trẻ đi trên cầu thăng bằng. Khi đi taychoongs hông hặc đưa ngang, đầu không cúi. Đi đến đầu ghế bước xuống đứng xuống cúi hàng. Thực hiện 4 đến 5 lần. Lần sau tập cho trẻ đi và đầu đội túi cát. Cho từng nhóm 3 đến 4 trẻ chơi đập và bắt bóng khi nẩy 2, 3 phút. Động viên trẻ bắt được bóng nhiều lần. + Trò chơi Cho trẻ đứng thành 2 hàng dọc, chơi kéo co 4 lần + Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng 1, 2 phút. ……………………………………………… Tiết 2: PTNT – LQVT Đề tài: Thao tác đo độ dài một đối tượng 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết mục đích của phép đo, biểu diển độ dài của kích thước một đối tượng qua độ dài của một vật chọn làm đơn vị đo. 2. Chuẩn bị: - Mỗi trẻ một ống hút dùng làm đơn vị đo, viên gạch, một băng giấy có độ dài bằng 5 đơn vị đo, bút chì đen - Đồ dùng của cô có kích thước to hơn. Tiến hành a. Ổn định - Cả lớp hát “sắp đến tết rồi” Cô đố cô đố: " Mùa gì ấm áp, mưa phùn nhẹ bay Khắp chốn cỏ cây đâm chồi nảy lộc.” - Mùa xuân có hoa gì nở? - Các con thích mùa xuân không? tại sao? - Ở nhà các con có gì mới vào mùa xuân? - Vậy ở nhà các con có trang trí bằng dây xúc xích không? - Những dây xúc xích muốn cho đẹp và sặc sở thì người ta làm từ đâu? - Muốn cho đẹp và chính xác người ta phải thực hành các thao tác đo. Hôm nay các con sẽ cùng cô thực hành một số thao tác đo các đối tượng để dán dây xúc xích trang trí nhà cửa, làm những bộ bàn ghế mới đổ đón tết nhé! B. Bé vui học toán - Cho trẻ chơi “thi ai bật xa” - Trẻ đọc thơ “tết đang vào nhà” - Các con ơi đầu tiên chúng ta sẽ tập đo chiều dài qua các đối tượng nhé! - Cô mời hai bạn lên thi bật xa, mỗi bạn bật xong cô và cả lớp cùng đếm xem bạn nào bật xa nhất được bao nhiêu miếng gạch, và dùng chữ số tương ứng với số lần miếng gạch bạn bật được nhé! c. Dạy trẻ thao tác đo độ dài. - Xem cô có gì đây? - Cô sẽ dùng viên gạch làm thước đo, tay trái cô cầm viên gạch, tay phải cô cầm viết, cô đo chiều dài băng giấy từ trái sang phải. Cô đặt viên gạch để chiều dài viên gạch sát 1 mép giấy, đầu trái viên gạch với đầu trái bảng giấy trùng nhau, sau đó dùng viết gạch một vạch sát với đầu phải viên gạch, nhắc viên gạch lên, tiếp tục đặt viên gạch sát với đường mới gạch lại dùng viết gạch ở đầu cứ thế lần lượt đoc ho đến hết băng giấy. - Cho trẻ đo chiều dài chiều rộng của bảng con, cô hỏi kết quả đo - Cho trẻ đo kệ đồ chơi, cạnh ngắn tấm bảng và chọn chữ số tương ứng với kết quả đo được. * Cô hỏi lại đề tài. - Đo là việc rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực vì vậy đo phải chính xác,nếu không chính xác thì sản phẩm làm ra không đẹp hoặc có thể sử dụng không được - Cho trẻ dùng băng giấy dài ngắn dán dây xúc xích. - Cô chọn sản phẩm đẹp tuyên dương + Nhận xét - cắm hoa. II. Đánh giá cuối ngày 1. Sức khỏe: ……………………………………………………………………... ……………………………………………………………………........................ 2. Kiến thức - Kỹ năng: ......................................................................................... ………………………………………………………………………………….... 3. Thái độ và hành vi: ………………………………………………………........ ………………………………………………………………………………….... 4. Lưu ý và đề xuất: …………………………………………………………....... ………………………………………………

File đính kèm:

  • docGiao an chu de tet va mua xuan.doc