Chủ đề nhánh I: " Nước"

- Trẻ biết các nguồn nước có trong môi trường sống,nước sạch dùng trong sinh hoạt.Trẻ biết các trạng thái của nước( Lỏng,hơi,rắn.) và một số đặc điểm tính chất của nước( không màu,không mùi,không vị,hòa tan một số chất.),biết một số đặc điểm,ích lợi của nước,tầm quan trọng của nước đối với đời sống con người.

- Trẻ biết trèo lên xuống ghế nhẹ nhàng và nhanh nhẹn,biết chơi trò chơi “ Nhảy lò cò”.

- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện “ Giọt nước tí xíu”,biết thể hiện giọng điệu các nhân vật trong chuyện,biết được vòng tuần hoàn của nước.

- Trẻ biết cách vẽ cầu vồng và tô màu bức tranh.

- Ôn,nhận biết số lượng 5,biết đếm từ 1-5.Ôn mối quan hệ số lượng bằng nhau hơn kém nhau trong phạm vi 5.

- Trẻ hát đúng lời kết hợp vận động minh họa theo nhạc bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”, hứng thú nghe cô hát bài “ Mưa rơi”,thích chơi trò chơi “Hát theo tay cô”

 

doc32 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3405 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề nhánh I: " Nước", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o số mũ và số ô bằng nhau phải làm như thế nào? *Cách 1: Bớt 2 mũ (Cô làm trẻ quan sát và nhận xét) - 5 mũ bớt 2 mũ còn mấy mũ? - Các con cùng đếm lại số mũ nào? Phải dùng thẻ số mấy? - 5 mũ bớt đi 2 mũ còn 3 mũ? Vậy 5 bớt 2 bằng mấy?  Vậy 5 bớt 2 bằng 3. - Số mũ và số ô như thế nào với nhau? Nhiều bằng mấy? * Cách 2: Thêm 2 ô (Cô và trẻ cùng làm) - 3 mũ thêm 2 mũ thành  mấy mũ? - 3 mũ thêm 2 mũ thành 5 mũ. Vậy 3 thêm 2 là mấy? - Dùng thẻ số mấy? - Có ai biết cách nào khác để làm cho mũ và sốô bằng nhau? - Các con lấy thêm 2 ô nữa nào? - 3 ô thêm 2 ô thành mấy ô? - 3 ô thêm 2 ô thành 5 ô. Vậy 3 thêm 2 là mấy? - Số mũ và số ô như thế nào với nhau? Nhiều bằng mấy? * Cô kết luận: - Nhóm có 5 nhiều hơn nhóm có 3 là 2. vì vậy có 5 muốn có 3 phải bớt 2. - Nhóm có 3 ít hơn nhóm có 5 là 2 vì vậy có 3 muốn có 5 phải thêm 2. - Các con hãy cất 1 chiếc ô. 5 bớt 1 còn mấy? - Cất tiếp 2 ô nữa. 4 bớt 2 còn mấy? - Cất nốt 2 ô. 2 bớt 2 như thế nào? ( 2 bớt 2 là hết) * Các con hãy xếp những chiếc áo dưới mỗi chiếc mũ nào? (Tương tự như xếp những chiếc ô nhưng cho trẻ thực hiện bằng cả hai cách) * Liên hệ xung quanh: tìm đồ vật có số lượng ít hơn 5 là 1, hay tìm đồ vật có số lượng nhiều hơn 4 là 1. Ít hơn 5 là 2... 3.Hoạt động 3.Luyện tập Trò chơi 1 : Thi xem ai nhanh - Cách chơi: Cô sẽ chia lớp thành 3 đội, nhiệm vụ của 3 đội là nhìn những hình ảnh đồ vật cô đưa ra ở dưới mỗi hình ảnh có thẻ số nhiệm vụ của các con phải trả lời thật nhanh hình ảnh đó có bao nhiêu đồ vật và làm thế nào để có đủ số lượng theo thẻ số. Quyền trả lời sẽ dành cho đội nào có tín hiệu nhanh nhất. Nếu đội đó đoán đúng thì sẽ được thưởng 1 bông hoa. Còn đội đó trả lời sai thì quyền trả lời sẽ dành cho hai đội còn lại - Trò chơi 2: Thi xem đội nào nhanh. - Cách chơi: Đây là 3 chiếc bảng của 3 đội chim sẻ, đội bướm vàng, ong nâu. Trên các tấm bảng đã chia sẵn các ô có gắn các thẻ số và các loại đồ dùng mà ban tổ chức lựa chọn dùng trong khi đi du lịch vào mùa hè này. Nhiệm vụ của các đội phải lựa chọn đúng loại đồ dùng gắn thêm vào hoặc bỏ bớt ra cho đủ số lượng mà ban tổ chức yêu cầu. 4. Kết thúc: - Cô nhận xét giờ học và cho trẻ hát bài “Mùa hè đến” - Cả lớp hát - Mùa hè đến - Mùa hè nắng nóng. - Trẻ lấy theo yêu cầu - 5 mũ,5 ô,5 áo. - Trẻ thực hiện - 5 chiếc mũ - Trẻ đếm - Thẻ số 5 - Thẻ số 4 - Không bằng nhau - 5 nhiều hơn 4 - Là 1 - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe - Trẻ cất - Thẻ số 3 - Vì thừa 2 ô - Trẻ lắng nghe - 5 bớt 1 còn 4 - Trẻ chơi - Cả lớp hát và đi ra ngoài éHOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I. HĐCMĐ: Quan sát bầu trời ban ngày a.Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết,phân biệt được ngày nắng có mặt trời chiếu sáng và ích lợi của ánh nắng mặt trời. b.Chuẩn bị - Sân trường sạch sẽ,thoáng mát - Trang phục gọn gàng. - Thơ “ Ông mặt trời óng ánh”. c.Tiến hành - Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Ông mặt trời óng ánh”. - Chúng mình vừa đọc xong bài thơ gì? Các con thường thấy ông mặt trời ở đâu? Ông mặt trời thường xuất hiện vào lúc nào? - Hôm nay cô cháu mình cùng quan sát ông mặt trời nhé.( Cô gợi ý cho trẻ quan sát cây cỏ,mặt trời...) - Ánh nắng mặt trời có những ích lợi và tác hại gì với chúng ta? Giáo dục trẻ không chơi ngoài nắng kẻo bị ốm,mùa hè tắm gội thường xuyên. II.TCVĐ: Mèo đuổi chuột III. Chơi tự do: éHOẠT ĐỘNG GÓC Trò chơi chính : - Góc âm nhạc: Hát múa với nhạc cụ các bài về chủ đề - Góc tạo hình: Xé,dán các loại trang phục mùa hè éHOẠT ĐỘNG CHIỀU Làm quen bài hát,vận động : Cho tôi đi làm mưa với a.Yêu cầu Trẻ nắm được động tác minh họa phù hợp với giai điệu và lời ca bài hát " Mùa hè đến”. - 90- 95% Trẻ biết thể hiện động tác minh họa một cách nhịp nhàng theo giai điệu bài hát. b. Chuẩn bị - Bài hát : Cho tôi đi làm mưa với c. Tiến hành - Cô giới thiệu tên bài vận động hát,tác giả - Cô hát và vận động cho trẻ xem 1-2 lần - Cô phân tích từng động tác - Cô cho cả lớp vận động cùng cô 3-4 lần( Cô chú ý sửa sai cho trẻ) - Cho tổ,nhóm thi đua - Hỏi trẻ vừa vận động bài hát gì? - Cho cả lớp vận động 1 lần II.Chơi tự chọn Cho trẻ về các góc chơi mình thích. Cô bao quát lớp. III. Vệ sinh- nêu gương cuối ngày- trả trẻ éĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Thứ 6 ngày 18 tháng 4 năm 2014 éĐÓN TRẺ Trò chuyện về chủ đề nước – hiện tượng tự nhiên éTHỂ DỤC SÁNG Tập với bài: Sắp đến tết rồi éHOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH PTTM Hát,VĐ: Cho tôi đi làm mưa với ( NDTT) Nghe hát: Mưa rơi ( NDKH) Trò chơi: Hát theo tay cô ( NDKH) I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nắm được động tác minh họa phù hợp với giai điệu và lời ca bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với ”. - 90-95% trẻ biết thể hiện động tác minh họa một cách nhịp nhành theo giai điệu bài hát. - Trẻ hứng thú nghe và cảm nhận giai điệu vui tươi,tình cảm trong bài hát “ Mưa rơi ”. - Trẻ biết được cách chơi,luật chơi,chơi đúng luật trò chơi “ Hát theo tay cô” 2. Kỹ năng: - Luyện kỹ năng thể hiện cảm xúc và vận động minh họa phù hợp với nhịp điệu của bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”. - Biết thể hiện nhịp điệu vui tươi cùng cô khi nghe bài hát “ Mưa rơi”. - Phát triển tai nghe âm nhạc,phản ứng nhanh nhẹn thông qua trò chơi “ Hát theo tay cô”. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước có từ tự nhiên II. Chuẩn bị: Cô Trẻ - Bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”, “ Mưa rơi”. - Các loại nhạc cụ: Trống,kèn,sáo - Tâm thế thoải mái cho trẻ III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ổn định tổ chức- gây hứng thú - Cô cho trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với” . - Các con vừa hát xong bài hát gì? Bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với” không những rất hay mà nó còn hay hơn khi được vận động bởi nhiều hình thức nữa đấy,với giai điệu vui tươi,trong sáng của bài hát thì có những cách vận động gì nào? - Cô cho trẻ kể các hình thức vận động. Hoạt động 1: Hát,vận động minh họa bài “ Cho tôi đi làm mưa với”.( NDTT). - Có nhiều cách vận động phù hợp với bài hát “Cho tôi đi làm mưa với” một trong những cách vận động phù hợp với giai điệu của bài hát này đó là cách vận động theo nhịp. - Cô vận động minh họa cho trẻ xem lần 1( Có nhạc). - Cô vận động minh họa lần 2 kết hợp phân tích động tác. Các con hãy chú ý xem cô bắt đầu vỗ vào từ nào của bài hát nha. Cho tôi đi làm mưa với V v v Cô bắt đầu vỗ vào từ "Cho" và mở ra. Sau đó cô vỗ và mở đều cho đến cuối bài hát vào từ "chơi". => Cô hát + vỗ tay theo nhịp lại toàn bộ bài hát. - Cô cho cả lớp thực hiện ( Chú ý sửa sai cho trẻ). - Cho trẻ thực hiện 2 lần - Mời tổ,nhóm lên vận động. - 1 trẻ lên vận động cùng với ban nhạc. - Hỏi trẻ chúng mình vừa thực hiện xong bài vận động gì? * Giáo dục: Những hạt mưa rất có ích với chúng ta,mưa giúp cho vạn vật sinh sôi nảy nở nhưng các con nhớ khi đi dưới trời mưa các con phải che ô và mặc áo mưa nếu mắc mưa sẽ bị cảm các con nhớ chưa. - Cả lớp thực hiện lại 1 lần. Hoạt động 2: Nghe hát “ Mưa rơi”. Mưa rơi cho cây tốt tươi búp chen lá trên cành Rừng đẹp trăm hoa đua nở,bướm tung cánh bay vờn Lời bài hát thật là dễ thương phải không các con và đó cũng chính là nội dung bài hát mà hôm nay cô sẽ hát tặng các con bây giờ các con hãy ngồi ngoan và lắng nghe cô hát nhé. - Cô hát lần 1 cho trẻ nghe - Cô hát lần 2 ( Khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô). Hoạt động 3: Trò chơi “ Hát theo tay cô”. - Cô nêu cách chơi,luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi. - Cho trẻ chơi 2-3 lần. Kết thúc: Cô và trẻ vừa hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với” và đi ra ngoài. - Trẻ hát - Mùa hè đến - Trẻ kể - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ quan sát Trẻ quan sát - Cả lớp thực hiện - Tổ,nhóm thực hiện - 1 trẻ lên thực hiện - Vận động minh họa theo lời ca - Trẻ lắng nghe - Cả lớp thực hiện - Trẻ lắng nghe - Trẻ hưởng ứng cùng cô - Trẻ chơi 2-3 lần - Cả lớp hát và đi ra ngoài éHOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I. Hoạt động có mục đích: Xem tranh trò chuyện về thời tiết 4 mùa a.Mục đích yêu cầu - Trẻ phân biệt được dấu hiệu rõ nét của các mùa và thứ tự các mùa trong năm,trẻ biết thời tiết có ảnh hưởng đến đời sống con người,cây cối,loài vật. - Giáo dục trẻ bảo vệ nguồn nước b.Chuẩn bị - Sân bãi sạch sẽ,thoáng mát - Tranh MTXP 4 mùa C. Tiến hành - Cho trẻ về nhóm xem tranh vẽ các mùa ( Cho trẻ đổi tranh cho nhau). - Cô gợi hỏi các nhóm : Các con xem tranh vẽ về mùa gì? Vì sao con biết? - Mùa hè ( Mùa thu,đông,xuân) như thế nào? - Thời tiết các mùa có ảnh hưởng gì đến con người,cây cối,động vật? - Giáo dục trẻ biết cách phòng bệnh về các mùa. II.Chơi vận động: Kéo co III: Chơi tự do: - Cô bao quát trẻ chơi éHOẠT ĐỘNG GÓC Trò chơi chính: - Góc xây dựng: Xây dựng đài phun nước. - Góc phân vai: Cửa hàng hoa quả, gia đình éHOẠT ĐỘNG CHIỀU I.Lau chùi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi: 1. Yêu cầu: - Trẻ biết cùng cô lau chùi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi ở các góc - Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn, bảo vệ đồ dùng đồ chơi 2. Chuẩn bị: - Khăn ẩm, 2-3 xô nước sạch 3. Tiến hành: - Cô hướng dẫn, phân công các tổ lau chùi ở các góc - Tổ trưởng nhắc các bạn trong tổ thực hiện theo sự hướng dẫn của cô - Cô bao quát, hướng dẫn, làm cùng trẻ - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ II. Chơi tự chọn éNÊU GƯƠNG CUỐI TUÂN 1. Yêu cầu: - Trẻ hứng thú khi tham gia các tiết mục văn nghệ - Trẻ vui mừng, phấn khởi khi nhận phiếu bé ngoan 2. Chuẩn bị: - Đàn ghi các bài hát: " Mùa hè đến", " Bé yêu biển lắm”… 3. Tiến hành: - Cô mời cả lớp hát, tổ, nhóm, cá nhân - Cô nhận xét tình hình trong lớp. Tuyên dương , khen những trẻ đi học ngoan, chuyên cần. Động viên nhắc nhở những trẻ đi học chưa ngoan tuần sau cố gắng hơn - Cho trẻ hát bài" Cả tuần đều ngoan". - Cô nhận xét chung trong tuần qua - Cho trẻ tự nhận xét về mình. Những bạn nào ngoan được cắm hoa bé ngoan. - Cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi. Cô bao quát trẻ chơi ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docnuoc va httn.doc