Chăm sóc giáo dục
- Thực hiện đúng chương trình tháng 03. Tiếp tục thực hiện chủ điểm: "Thực vật". Và thực hiện chủ điểm mới :"Giao thông"
- Ổn định tổ chức lớp học, học sinh đi vào nề nếp, thói quen sinh hoạt tại trường. Trẻ thói quen tự lập hoàn thành công việc học, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ môi trường xung quanh lớp học.
- Tuyên truyền đến trẻ những vấn đề liên quan đến an toàn an toàn khi tham gia giao thông.
- Thời tiết trở gió, hanh khô, giáo dục trẻ, tuyên truyền đến phụ huynh cho trẻ ăn sáng điều độ, giữ ấm cơ thể, theo dõi sức khỏe của trẻ hàng ngày.
44 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6935 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề: Giao thông Trường mầm non Hoa Sim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...
2. Kiến thức - Kỹ năng: .........................................................................................................
…………………………………………………………………………………....................
3. Thái độ và hành vi: ………………………………………………………........................
…………………………………………………………………………………....................
Thứ 5 ngày 27 tháng 3 năm 2014
I. Hoạt động học:
Tiết: PTNN – LQCC
Đề tài: Truyện: "Thỏ con đi học"
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ, biết tên truyện, tên tác giả.
- Chú ý nghe cô kể chuyện, cảm nhận được nội dung của câu chuyện.
- Phát triển ngôn ngữ : trả lời các câu hỏi mạch lạc, rõ ràng, biểu cảm. Phát triển khả năng chú ý, tưởng tượng.
- Thông qua nội dung bài thơ giáo dục trẻ biết tuân thủ các luật lệ giao thông.
- Giáo dục trẻ có ý thức trong học tập.
* Nội dung tích hợp:
- Trò chơi: Đi theo tín hiệu đèn
- Âm nhạc: Đi tàu hỏa
2. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa truyện, cô thuộc truyện.
- Câu hỏi đàm thoại, giấy, bút, tranh để trò chuyện.
3. Phương pháp: Đàm thoại
4. Tiến hành
* Ổn định lớp:
- Hát bài : « Đi tàu hỏa»
- Các con vừa hát bài hát gì nào?
- Trong bài hát nói đến điều gì?
- Nhìn xem, nhìn xem, các con nhìn xem cô có cái gì nào?
- Cô có những đèn gì?
- Cô cháu mình chơi trò chơi “ Tín hiệu”
- Sáng nay ai đưa các con đi học, đi bằng phương tiện gì….Lồng ghép giáo dục “ an toàn giao thông”.
* Dạy bài mới:
- Cô đọc lần 1 không tranh truyện. Giới thiệu tên bài, tên tác giả.
- Cô đọc lần 2 kết hợp xem mô hình minh họa. Giảng nôi dung, từ khó.
- Cô kể chuyện qua rối.
- Mời 2 cá nhân trẻ lần lượt lên kể chuyện cùng cô qua tranh minh họa.
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? Ai đã sáng tác câu chuyện trên?
- Trong câu chuyện của cô kể xuất hiện những nhân vật nào?
- Gia đình Thỏ con đang làm gì?
- Bạn Thỏ là trước khi đến lớp bạn đã làm gì?
- Bố mẹ Thỏ đã dặn Thỏ làm sao? Thỏ có nghe lời bố mẹ dặn không?
- Trên đường đi học Thỏ đã gặp ai? Và đã xảy ra những chuyện gì?
* Trò chơi:
- Tc đống kịch: “Kịch Thỏ con đi học”
- Nhận xét, tuyên dương
- Lớp, tổ, cá nhân
II. Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa.
- Rèn cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi ăn, đánh răng sau khi ăn.
- Giáo dục trẻ khi ăn không nói chuyện riêng, không làm rơi vãi thức ăn, ăn hết suất.
- Ngủ ngon không nói chuyện, biết sếp nệm sau khi ngủ dậy.
III. Đánh giá cuối ngày
1. Sức khỏe: ……………………………………………………………………...................
……………………………………………………………………........................................
2. Kiến thức - Kỹ năng: .........................................................................................................
…………………………………………………………………………………....................
3. Thái độ và hành vi: ………………………………………………………........................
…………………………………………………………………………………....................
4. Lưu ý và đề xuất: ………………………………………………………….......................
………………………………………………
Thứ 6 ngày 28 tháng 3 năm 2014
I. Hoạt động học:
Tiết 1: PTTC – Thể Dục
Đề tài: Bò chui qua nhiều vật không chạm vào đầu
1. Mục đích- yêu cầu:
- Trẻ biết thực hiện đúng kĩ thuật vận động: "Bò chui qua nhiều vật không chạm vào đầu"
- Rèn luyện sự khéo léo của trẻ.
- Giáo dục trẻ có tính kỉ luật trong học tập.
Chuẩn bị:
- Sân sạch thoáng mát, giá để treo các vật cao 0,7 m, một số vật treo như bóng bay, máy bay bằng xốp bitit's...
3. Phương pháp:
* Khởi động:
- Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi: nhanh, chậm, lên dốc, xuống dốc.
* Trọng động: Bài tập phát triển chung.
** Động tác tay vai : (Động tác nhấn mạnh)
- Hai tay thay nhau quay dọc thân.
- Tư thế chuẩn bi: Đứng chân rộng bằng vai, tay để dọc thân.
- Thực hiện: Tay thay nhau đưa thẳng ra phía trước, xuống dưới, ra sau, lên cao.
** Động tác chân:
- Bước khuỵu chân trái sang bên trái 1 bước rộng bằng vai. Tay giang ngang (lòng bàn tay sấp) khuỵu gối trái, chân phải thẳng, hai tay đưa ra trước (lòng bàn tay sấp)
- Nhịp 3 như nhịp 1
- Nhịp 4 về tư thế chuẩn bị.
- Nhịp 5, 6, 7, 8: Đổi bên và tập như trên.
** Động tác bụng lườn:
- Ngồi duỗi chân hai tay chống phía sau lưng, hai chân thay nhau đưa thẳng lên cao.
** Động tác bật nhảy: ( Bật tiến về phía trước)
- Tư thế chuẩn bị: Đứng khép chân tay chống hông.
- Bật tiến về phía trước.
* Vận động cơ bản.
- Giờ học hôm nay cô cùng các con thi nhau bò chui qua nhiều vật không chạm vào đầu thi xem ai bò mà không bị chạm vào các vật nhé. Các con ngồi ngoan xem cô thực hiện trước sau đõ các con cùng thực hiện thật giỏi nhé!
** Cô làm mẫu lần 1.
** Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác.
* Trẻ thực hiện.
- Trong khi trẻ làm cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô động viên và khuyến khích trẻ làm.
- Khen những trẻ thực hiện tốt động tác.
* Trò chơi: “Thuyền về bến”
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát và động viên trẻ.
- Khuyến khích trẻ chơi vui và đoàn kết.
* Hồi tĩnh:
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng xung quanh sân trường.
………………………………………………
Tiết 2: PTNT – LQVT
Đề tài: Thêm bớt, tách gộp các nhóm có 10 đối tượng thành 2 phần
Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tách nhóm đối tượng có số lượng 10 thành hai thành phần: 5 - 5; 4 - 6; 3 - 7; 2 - 8; 1 - 9.
- Đếm và so sánh các nhóm đối tượng có số lượng 10
- Trẻ hiểu được lợi ích của một số loại hình PTGT, biết bảo vệ mình khi tham gia giao thông an toàn.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô và trẻ
- 10 ô tô, các số có tổng là 10 (5 - 5; 4 - 6; 3 - 7; 2 - 8; 1 - 9)
- Ba tranh vẽ khác nhau:
+ Tranh 1: Vẽ bầu trời
+ Tranh 2: Vẽ biển
+ Tranh 3: Vẽ đường giao thông, đường bộ
3. Tiến hành
a. Ổn định
* Trò chuyện
- Lớp hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”.
* Ôn số lượng 10.
- Trẻ tập trung quanh mô hình ngã tư đường phố đếm số xe ô tô, xe máy, xe đạp đang tham gia trong ngã tư.
- Thêm bớt trong phạm vi là 10, đặt số tương ứng.
* Tách gộp 10 thành hai thành phần
Bống có tiếng máy bay kêu ù ù đâu đó cô giới thiệu về máy bay là PTGT đường gì? Cho trẻ quan sát cô gắn 10 máy bay bay trên trời.
- Lớp đếm số lượng máy bay đặt số 10.
- Ba chiếc máy bay hạ cánh, 7 máy bay bay trên bầu trời, trẻ đếm đặt số, gộp hai nhóm máy bay.
- Lớp đọc: 10 bớt 3 còn 7; 3 thêm 7 là 10.Yêu cầu trẻ cùng làm với cô.
- Tương tự tách, gộp các nhóm còn lại.
- Vừa rồi chúng mình thấy có 10 chiếc máy bay trên bầu trời có mấy cách chia?
- Đúng rồi có 5 cách
* Luyện tập
- Trò chơi: Chia số hoa làm tàu thủy làm 2 phần
- TC 2: Các phương tiện giao thông và nơi hoạt động.
II. Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa.
- Rèn cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi ăn, đánh răng sau khi ăn.
- Giáo dục trẻ khi ăn không nói chuyện riêng, không làm rơi vãi thức ăn, ăn hết suất.
- Ngủ ngon không nói chuyện, biết sếp nệm sau khi ngủ dậy.
III. Đánh giá cuối ngày
1. Sức khỏe: ……………………………………………………………………...................
……………………………………………………………………........................................
2. Kiến thức - Kỹ năng: .........................................................................................................
…………………………………………………………………………………....................
3. Thái độ và hành vi: ………………………………………………………........................
…………………………………………………………………………………....................
4. Lưu ý và đề xuất: ………………………………………………………….......................
ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ
* Nội dung đánh giá:
1. Mục tiêu chủ đề:
a, Các mục tiêu đã thực hiện tốt.
- Phát triển 5 mặt thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm - xã hội.
b, Các mục tiêu đặt ra chưa phù hợp hoặc chưa thực hiện được lí do:
- Lớp chưa qua các độ tuổi
c, Những trẻ chưa đạt được các mục tiêu và lí do:
* Với mục tiêu 1: Phát triển nhận thức: Trọng Phúc; Phương Thảo; Anh Khoa còn chậm trong các thao tác luyện tập với đồ dùng và chữ số. Trong quá trình nhận biết và phân biệt một số loại phương tiện và nơi hoạt động các cháu còn ấp úng, rụt rè, phân biệt chưa rõ ràng
* Với mục tiêu 2: Phát triển thể chất: Trung Đức, Gia Bảo; Kim yến còn chậm, chưa tập trung.
* Với mục tiêu 3: Phát triển thẩm mỹ: T hu Hương; Hưng Phát; Tiến Phát còn chậm, chưa khéo léo trong việ thực hiện thao tác tô màu, nặn.
* Với mục tiêu 4: Phát triển ngôn ngữ: một số trẻ hát còn chưa chuẩn, phát âm còn ngọng: Quang Ngọc, Thanh Bình...
* Với mục tiêu 5: Phát triển tình cảm, xã hội: Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin…
2. Về nội dung chủ đề:
a, Các nội dung đã thực hiện tốt.
- Cây xanh và môi trường sống
- Một số loại rau
- Một số loại cây lương thực
- Một số loại hoa
b, Nội dung chưa thực hiện được hoặc chưa phù hợp vì lí do.
c, Các kĩ năng nói trên 30% trẻ trong lớp chưa đạt được và lí do. Lớp chưa học qua 3 độ tuổi, lớp quá đông nên không tránh khỏi việc các cháu còn chưa tập trung, nhiều lúc còn nói chuyện riêng
3. Tổ chức và hoạt động chủ đề:
a, Hoạt động có chủ đích:
- Các giờ học có chủ đích mà trẻ tham gia tích cực, hứng thú phù hợp với khả năng của trẻ như trên.
- Những giờ học có chủ đích mà nhiều trẻ tỏ ra không hứng thú tích cực tham gia và lí do:
b, Việc tổ chức chơi trong lớp:
- Số lượng các góc chơi 5 góc.
- Những lưu ý để việc tổ chức chơi trong lớp tốt hơn, tích hợp lí của việc bố trí không gian, diện tích, việc khuyến khích sự giao tiếp giữa các trẻ nhóm chơi, rèn luyện các kĩ năng hợp lí về cách bố trí.
- Cô khuyến khích trẻ chơi thức hành ở các góc.
c, Việc tổ chức chơi ở ngoài trời.
- Số lượng các buổi chơi ngoài trời được tổ chức.
- Những lưu ý để việc chơi ngoài trời được tôt hơn(chọn chổ chơi và sự an toàn, vệ sinh trả trẻ, khuyến khích trẻ hành động giao lưu và rèn các kĩ năng thích hợp.
- Tổ chức chơi an toàn và mát mẻ.
4. Những vấn đề khác cần lưu ý:
a, Về sức khoẻ của trẻ.
- Ghi tên những trẻ nghỉ nhiều, vệ sinh chưa sạch sẽ như: Khánh Huyền, Đăng Khoa; Mạnh Cường; Kim Yến; Phương Thảo; Thu Trang.
- Những vấn đề trong việc chuẩn bị phương tiện vật liệu, đồ chơi, lao động, trực nhật và lao động tự phục vụ của trẻ.
5. Một số lưu ý quan trọng trong việc triển khai chủ đề sau được tốt hơn.
- Quản lý trẻ tốt hơn trong việc thực hiện chủ đề sau.
- Làm đồ dùng ,đồ chơi để phục vụ cho tiết dạy tốt hơn.
File đính kèm:
- giao an chu de giao thong lop la.doc