Giáo án giáo dục phát triển thẩm mỹ Dạy vận động: Cả nhà thương nhau

 1 Kiến thức:

 - Trẻ hát thuộc bài hát và tự vận động theo lời bài, chú ý nghe cô hát, hưởng ứng cùng cô, biết chơi trò chơi.

 2 Kĩ năng:

 - Phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ .

 3 Thái độ :

 - Trẻ thích nghe cô hát và hưởng ứng hát cùng cô.

 - Giáo dục trẻ ngoan ngoãn yêu gia đình của mình, đoàn kết khi chơi.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 41331 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục phát triển thẩm mỹ Dạy vận động: Cả nhà thương nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o huyÖn Tam §­êng ****** a õ b ****** Giáo án thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện Giáo viên : LƯƠNG THỊ THANH TÂM Dạy lớp : MGN A2 – trường mầm non thị trấn Số lượng học sinh : 26 trẻ Năm học : 2013 - 2014 GIÁO ÁN GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Dạy vận động: VTTN: Cả nhà thương nhau Nghe hát: Chỉ có một trên đời TCÂN: Ai nhanh nhất Đối tượng: 4 – 5 tuổi – lớp MGN A2 Thị Trấn Số lượng: 26 trẻ Ngày soạn : 4/11/2013 Ngày dạy: 7/11/2013 Người dạy: Lương Thị Thanh Tâm Đơn vị: Trường Mầm Non Nà Tăm BÀI SOẠN CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH Chủ đề nhánh: Những người thân yêu nhất của bé GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Bài: Nội dung chính: Vận động: VTTN: CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU NDKH : Nghe hát: CHỈ CÓ MỘT TRÊN ĐỜI TCÂN: AI NHANH NHẤT I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1 Kiến thức: - Trẻ hát thuộc bài hát và tự vận động theo lời bài, chú ý nghe cô hát, hưởng ứng cùng cô, biết chơi trò chơi. 2 Kĩ năng: - Phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ . 3 Thái độ : - Trẻ thích nghe cô hát và hưởng ứng hát cùng cô. - Giáo dục trẻ ngoan ngoãn yêu gia đình của mình, đoàn kết khi chơi. II. CHUẨN BỊ : - Cô thuộc bài hát, hát đúng và vận động đúng bài hát “Cả nhà thương nhau”, hát đúng giai điệu bài hát “Chỉ có một trên dời” - Một vài cái trống lắc, xắc xô, phách gỗ….,nhạc bài hát chỉ có một trên đời, nhà của tôi, 5 – 7 cái vòng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1; Gây hứng thú giới thiệu bài: Nghe tin lớp mình học rất ngoan bạn Bi muốn mời chúng mình đến thăm nhà bạn đấy (hát bài nhà của tôi trên đường đến nhà bạn chơi) - Trong gia đình bạn có những ai nào? - Con các con trong gia đình các con có ai ? (2 trẻ) - Người trong một gia đình phải như thế nào? - Đúng rồi, người trong một gia đình đều phải yêu thương nhau và các con còn nhỏ thì phải biết nghe lời người lớn trong gia đình nhé. - Có một bài hát rất hay nói về tình cảm của những người thân trong gia đình đó là bài hát cả nhà thương nhau, cô và các bạn cùng hát tặng bạn Bi nhé (hát tại chỗ). Để bài hát hay hơn hôm nay cô dạy các con vỗ tay theo nhịp bài hát: Cả nhà thương nhau. 2. Hoạt động 2. Vận động “Cả nhà thương nhau” a. Dạy VTTN bài hát: Cả nhà thương nhau. - Cô hát và VTTN lần 1: Chúng mình vừa xem cô VTTN bài hát gì ? do ai sáng tác ? - Cô hát lần 2: Kèm phân tích: VTTN là vỗ tay vào phách mạnh, mở ra ở phách nhẹ. ở bài hát này vỗ tay vào tiếng “Ba”, mở ra ở tiếng “thương”, sau đó vỗ vào tiếng “con”, rồi lại mở tay ra vào tiếng ”vì” sau đó vỗ tay vào tiếng “con”, lại mở ra vào tiếng “giống”, lại vỗ tay vào tiếng “mẹ”… cứ như vậy cho đến hết bài hát. * Dạy trẻ VTTN. - Cả lớp hát và VTTN cùng cô 2 – 3 lần - Cô thay đổi các hình thức tổ, nhóm, cá nhân hát và VTTN bằng cách qua các trò chơi : oẳn tù tì, tập tầm vông - Các con đang hát và VTTN bài hát gì ? - Bài hát do ai sáng tác ? 3. Hoạt động 3. Nghe hát “ Chỉ có một trên đời”. - Cô thấy các con hát và vận động rất giỏi bây giờ cô hát tặng các con bài hát các con lắng nghe xem cô hát bài hát gì nhé. - Cô hát lần 1 kèm động tác minh hoạ - Cô vừa hát bài hát “Chỉ có một trên đời” do nhạc sỹ Trương Quang Lục sáng tác. - Co cho trẻ nghe băng hát 2 – 3 lần, cô mời các con hãy đứng lên hưởng ứng cùng cô giáo nào. - Các con vừa nghe ca sỹ hát bài hát gì? - Bài hát do ai sáng tác? 4. Hoạt động 4; Trò chơi “ Ai nhanh nhất”. - Các con vừa nghe hát rất vui, đến nhà bạn Bi cô cùng các bạn tham gia một trò chơi vui hơn có tên “Ai nhanh nhất” - Cô giới thiệu cách chơi : Cô có 5 – 7 vòng tròn (6 - 8 trẻ) . Cô quy định : Khi nào cô hát nhỏ hoặc gõ sắc xô chậm các con đi ngoài vòng tròn vừa đi vừa hát nhỏ. Khi cô hát to hoặc gõ sắc xô nhanh các con chạy nhanh vào vòng tròn. Cháu nào ở còn ở ngoài vòng sẽ nhảy lò cò quanh vòng tròn. Mỗi nhóm cô cho chơi khoảng 2 lần. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần, khi trẻ chơi cô bao quát động viên trẻ chơi vui, đoàn kết, không xô đẩy nhau. - Các con vừa chơi trò chơi gì ? Hoạt động 5 : Kết thúc; - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ ngoan, động vỉên, khuyến khích trẻ chưa ngoan. - Cô vừa cùng các con đến thăm nhà bạn Bi và chơi rất vui vẻ, nhà bạn rất đẹp nhưng cô còn nghe nói vườn nhà bạn rất đẹp đấy cô cùng các con đi thăm quan vườn nhà bạn Bi nhé. (vừa đi vừa hát “khúc hát dạo chơi” ra ngoài) - Trẻ đi theo cô - Trẻ trả lời - Trẻ hát cùng cô. - Trẻ chú ý xem cô làm mẫu - Cả nhà thương nhau. Nhạc và lời của Phan Văn Minh. - Lớp hát và vận động 2 -3 lần - Tổ hát - Nhóm hát - Cá nhân hát - Cả nhà thương nhau. - Nhạc và lời của Phan Văn Minh. - Lắng nghe cô hát - Trẻ hát và vận động cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ nghe -Trẻ chơi - Trẻ trả lời - Trẻ nghe - Trẻ hát ra ngoài Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o huyÖn Tam §­êng ****** a õ b ****** Giáo án thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện Giáo viên : LƯƠNG THỊ THANH TÂM Dạy lớp : MGN A4 – trường mầm non thị trấn Số lượng học sinh : 24 trẻ Năm học : 2013 - 2014 HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI MỚI TRÒ CHƠI: CỬA HÀNG BÁN HOA Đối tượng: 4 – 5 tuổi – lớp MGN A4 Thị Trấn Số lượng: 24 trẻ Ngày soạn : 8/11/2013 Ngày dạy: 11/11/2013 Người dạy: Lương Thị Thanh Tâm Đơn vị: Trường Mầm Non Nà Tăm BÀI SOẠN CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH CHỦ ĐỀ NHÁNH : MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI MỚI Trò chơi học tập: CỬA HÀNG BÁN HOA I M ỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết chơi trò chơi, biết cách chơi, phát triển ngôn ngữ. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện trẻ nói những câu đơn giản, diễn đạt mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ: - Biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình. - Trẻ hứng thú chơi, đoàn kết, không xô đẩy nhau khi chơi. II.CHUẨN BỊ: - Đồ dùng của cô : một ngôi nhà, một con búp bê, một số đồ dùng trong gia đình, một số giỏ hoa, một số loại hoa thật: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa mẫu đơn, hoa dâm bụt, tiền giả, 2 bàn giả làm quầy bán hoa, tên biển quầy, nhạc, xếp ghế chia thành 2 hình vòng cung. - Tư trang trẻ gọn gàng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoat động của cô Hoat động của trẻ 1.Hoạt động 1: Giới thiệu tên trò chơi: Cô cho trẻ đến thăm nhà bạn búp bê, nhà bạn có đồ dùng gì? Gỉo để hoa nhà bạn chưa có gì? Mai là sinh nhật bạn búp bê đấy mà bạn búp bê rất thích hoa đấy các con ạ. Vậy cô con mình cùng đi mua cho bạn những đoá hoa thật đẹp để tặng bạn nhân ngày sinh nhật qua trò chơi của hàng bán hoa nhé. 2.Hoạt động 2: Cô giới thiệu cách chơi, cô chơi mẫu: * Cách chơi: - Tổ chức thành một quầy bán hoa, chọn một trẻ làm người bán hoa, các trẻ khác làm người mua. Người mua khi đến mua nói tên hoa , hỏi giá tiền và giả vờ đưa tiền cho người bán hàng. Ví dụ : Người mua nói : Bán cho tôi bông hoa hồng, mấy đồng hả bác. Người bán đưa hoa cho người mua và nói 1 (hoặc 2) đồng.( đồng : tờ giấy có ghi số 1 hoặc 2, một đồng là số 1, 2 đồng là số 2) - Nếu người mua nói chưa rõ, thì các bạn khác bổ sung chi tiết cho rõ hơn. Người bán phải đưa đúng hoa thì người mua mới cầm. Nếu người bán đưa không đúng thì người mua nói lại lần thứ 2, người bán vẫn đưa không đúng thì phải đổi vai chơi cho bạn khác lên bán hàng. - Sau khi mua được hoa thì đến tặng cho bạn búp bê và nói tặng bạn búp bê. * Cô chơi mẫu ( có thể cho 2 trẻ khá lên chơi ) Cô đã quan sát và thấy rằng lớp mình có bạn A làm người bán hàng rất giỏi, bạn B đi mua hoa cũng rất giỏi, các con hãy cùng xem bạn chơi có đúng không nhé - Lần 1: Trọn vẹn. - Lần 2 : Phân tích 3.Hoạt động 3: Cô tổ chức cho trẻ chơi - Trẻ chơi 2 - 3 lần , - Cô bao quát, động viên trẻ chơi đoàn kết, vui vẻ. 4.Hoạt động 4: Kết thúc. - Cô nhận xét trẻ chơi . - Cô hởi lại tên trò chơi . - Cô cho trẻ lại nhà búp bê và nói chúng tôi đã tặng bạn rất nhiều hoa đẹp, chúng tôi chúc bạn mai sinh nhật vui vẻ, cô thay mặt búp bê cảm ơn các bạn và mời mai đến dự sinh nhật tôi nhé. - Trẻ chào búp bê ra về. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe cô phổ biến luật chơi, cách chơi. - Trẻ chú ý cô ( hoặc các bạn ) chơi mẫu - Trẻ chơi 2 - 3 lần - Trẻ nghe cô nhận xét - Trẻ trả lời - Trẻ ra sân chơi.

File đính kèm:

  • docGDPTTM ca nha thuong nhau.doc
Giáo án liên quan