Chủ đề: Bé thích nghề nào

1. Phát triển thể chất:

- Rèn các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua hoạt động tạo hình: Vẽ về trường Tiểu học, cắt dán đồ dùng học sinh lớp 1, tô viết chữ cái v, r, sao chép tên của mình và các số, qua các hoạt động tự phục vụ, hoạt động lao động.

- Rèn luyện sự phối hợp nhịp nhàng các giác quan khi bật nhảy, bò, ném, nhảy lò cò, chạy nhanh 15m.

- Rèn luyện các giác quan thông qua việc sử dụng và tìm hiểu về Trường Tiểu học. Dạo chơi tắm nắng tăng cường thể lực.

- Chơi các trò chơi vận động: Thi ai nhanh nhất, ô tô và chim sẻ, đạp xe đạp, lái ô tô.

- Hình thành một số thói quen, kỹ năng kỹ xảo trong việc chăm sóc sức khỏe (Mặc áo quần phù hợp với thời tiết, chơi các đồ chơi an toàn). Vệ sinh thân thể (Giữ gìn đầu tóc, áo quần, mặt mũi, chân tay sạch sẻ, rữa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ)

- Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm, ăn chín uống sôi, không ăn quà bánh khi đến lớp.

- Tập chế biến một số món ăn, đồ uống. Tập làm nội trợ tỉa quả.

 

doc26 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4606 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề: Bé thích nghề nào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng 1 xong chuyển đến hàng thứ 2 cho đến hết. - Hỏi trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi. - Cho trẻ thực hiện, cô hướng dẫn thêm cho trẻ yếu. - Chơi dừng bút. - Tương tự với chữ cái ư. - Cho trẻ tô đẹp cầm vỡ đưa lên để cả lớp cùng xem. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát công việc của cô cấp dưỡng. TC: Mèo đuổi chuột.Vuốt hột nổ. 1. Mục đích yêu cầu: - HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Nội trợ : tỉa quả - Sử dụng vỡ làm quen với toán. 1. Mục đích yêu cầu: . - Biết cách cầm bút tô màu, nối đúng với số lượng yêu cầu. 2. Chuẩn bị: - 3. Tiến hành: Hoạt động 2: Sử dụng vỡ LQVT - Treo tranh hướng dẫn. - Cô hỏi trẻ những đồ dùng gì có số lượng là 6? - Cho trẻ tô màu những đồ dùng có số lượng là 6 sau đó nối các đồ dùng về đúng với số. Tô, viết số 6 ở dòng kẻ. - Cô quan sát và hướng dẫn thêm cho trẻ. ĐÁNH GIÁ: Thứ 4 ngày 17 tháng 11 năm 2010 HOẠT ĐỘNG HỌC : Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 1. Mục đích yêu cầu: Trẻ biết một số công việc, đồ dùng của nghề dạy học, các hoạt động chào mừng ngày hội 20/11. Kỹ năng quan sát , nói mạch lạc, chơi trò chơi. Giáo dục trẻ kính trọng cô giáo.Ý thức học tập. 2. Chuẩn bị: Tranh ảnh về hoạt động, dụng cụ, các hoạt động chào mừng ngày 20/11. Giấy màu, hồ dán, kéo. Đàn có bài hát “Cô giáo” 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Cho trẻ hát "Cô giáo" Cho trẻ trò chuyện về nghề giáo. Giáo dục trẻ kính yêu cô giáo. Hoạt động 2: Tìm hiểu về ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Cho trẻ hát "Ngày hội của cô giáo" về ngối thành 3 nhóm để thảo luận, tìm hioeeur về dụng cụ, công việc, các hoạt động chào mừng ngày 20/11. Câu đố: "Ngày ngày đi đến trường, yêu cô giáo như con" Đến lớp cô giáo thường làm công việc gì? Chăm sóc, dạy dỗ, vui chơi cùng các cháu. Cô giáo đối với các cháu như thế nào? Ở lớp các cháu thấy cô giáo cần đến những đồ dùng dạy học gì? Bút, thước, sách, vỡ, tranh... Các cháu làm gì để tỏ lòng biết ơn cô giáo? Cho trẻ hát múa "Mẹ của em ở trường" Sắp tới là ngày hội gì của các thày cô giáo? Đó là ngày mấy? Ngày hội của thầy cô giáo các cháu làm gì để chúc mừng các thầy cô? Biểu diễn văn nghệ, chăm ngoan học giỏi.. Hoạt động 3: Luyện tập Cho trẻ về nhóm làm bưu thiếp tặng cô nhân ngày 20/11. Cho trẻ đọc thơ, hát múa chào mừng ngày 20/11. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát trang phục của cô giáo. TC: Rồng rắn lên mây, chi chi chành chành. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, ngửi, khám phá môi trường cảnh vật xung quanh. - Trẻ biết trang phục thường dùng, ngày hội ngày lễ của cô giáo . - Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi. - Giáo dục trẻ biết kính yêu cô giáo. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng: Ô tô, xắc xô, phấn, sỏi, lá cây, bóng, dây kéo co, thẻ chuyền... 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Quan sát trang phục của cô giáo. - Dẫn trẻ ra sân trường. - Đàm thoại: + Con thấy cô Hảo ăn mặc trang phục như thế nào?(Quần tây màu đen, áo sơ mi màu trắng) + Trang phục này các con thường thấy cô mặc vào những lúc nào?(Cô giáo mặc thường ngày) + Thế vào ngày hội ngày lễ cô giáo mặc trang phục như thế nào? Áo dài, váy. + Các con thấy những bộ trang phục đó như thế nào? Rất đẹp, hợp thời trang. + Nếu là các con thì các con làm gì đối với những bộ trang phục của mình? Giữ gìn.. Hoạt động 2: CVĐ: Rồng rắn lên mây, chi chi chành chành. - Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung). - Cho trẻ chơi. Hoạt động 3: Chơi tự do: Bao quát lớp - Gợi ý trẻ chơi ô ăn quan, chơi chuyền. - Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - LQBH: Cô giáo miền xuôi. - Học kidsmart bé làm bưu thiếp tặng cô 20/11. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhớ tên, hiểu nội dung và hát diễn cảm bài hát ”Cô giáo miền xuôi” - Trẻ biết cách làm bưu thiếp. 2.Chuẩn bị: - Đàn có bài hát ”Cô giáo miền xuôi” 3.Tiến hành: Hoạt động1: - Học kidsmart bé làm bưu thiếp tặng cô 20/11. - Cô hướng dẫn cho trẻ cách làm bưu thiếp. - Cho trẻ thao tác trên máy. Hoạt động 2: - LQBH: ”Cô giáo miền xuôi” - Cô giới thiệu tên bài hát ”Cô giáo miền xuôi” - Cô hát kết hợp mở đàn. - Giới thiệu ND bài hát ”Niềm vui của bạn nhỏ khi được cô giáo chăm sóc dạy dỗ" - Cho trẻ hát cùng cô. ĐÁNH GIÁ: Thứ 5 ngày 18 tháng 11 năm 2010 HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH: Chia 7 đối tượng thành 2 phần. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết chia nhóm đối tượng có số lượng 7 thành 2 phần bằng nhiều cách. - Rèn kỹ năng đếm, so sánh, tách, gộp, kỹ năng chơi trò chơi. - Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỹ luật. 2. Chuẩn bị: - Mỗi trẻ có 7 cái cưa, thẻ số từ 1- 7. Tranh chơi trò chơi. 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Ôn đếm, thêm, chia. - Đếm xem có bao nhiêu bác nông dân. Có 7 bác. - 7 Bác nông dân gieo 4 hạt các bạn đếm và gieo thêm cho đủ số lượng là 6. - Cây đã kết quả giúp bác nông dân chia thành 2 nhóm đem về nhà. Hoạt động 2: Chia nhóm đối tượng có số lượng 7 thành 2 phần bằng nhiều cách. - Cho trẻ hát "Cháu yêu cô chú công nhân" và lấy rổ đồ chơi rồi về chơi ngồi? - Đọc câu đố cái cưa "Cái gì xẻ gỗ giúp bác thợ mộc đóng giường đóng tủ..." - Cô xếp tất cả số cưa lên bảng, cho trẻ đếm. (Tất cả có 7 cái cưa) - Cô chia mẫu cho trẻ đếm mỗi nhóm có bao nhiêu cái cưa? Cô đánh dấu cách chia. Hỏi trẻ 2 nhóm gộp lại có bao nhiêu cái cưa? - Cho trẻ xếp tất cả số cưa ra thành 1 hàng ngang từ trái sang phải. - Cho trẻ chia tự do. Cô kiểm tra cách chia và đánh dấu cách chia. - Hỏi trẻ chia 7 đối tượng thành 2 phần có mấy cách? Đó là những cách nào? Cô khái quát lại. - Chơi tập vồng vông chia theo yêu cầu của cô. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm. - Chia thành 2 đội 1 bạn lên gắn số 1 bạn lên gắn đồ chơi. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát cây bàng. TC: Gieo hạt, kéo co. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, ngửi, khám phá môi trường cảnh vật XQ. - Trẻ biết được một số đặc điểm cấu tạo của cây bàng. Biết được ích lợi của cây. - Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây. 2. Chuẩn bị: - Không gian tổ chức: Ngoài sân trường - Đồ dùng: Ô tô, phấn, sỏi, dây, xắc xô... 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Quan sát cây bàng. - Cho trẻ quan sát cây bàng. - Hỏi trẻ đây là cây gì? Có đặc điểm cấu tạo như thế nào? Tại sao lá trên cây có các màu khác nhau? Tại sao lá cây bị lũng lộ? Cây bàng trồng để làm gì? Muốn có nhiều cây phải làm gì? Hoạt động 2: CVĐ: Gieo hạt, kéo co. - Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung). Cho trẻ chơi Hoạt động 3: Chơi tự do: Bao quát lớp - Hướng trẻ chơi làm các con giống từ lá cây. - Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Sử dụng vở LQVT. - Ôn thơ: Hạt gạo làng ta. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ - Trẻ thuộc thơ đọc thơ diễn cảm. 2.Chuẩn bị: - Tranh hướng dẫn 3.Tiến hành: Hoạt động1: Sử dụng vở LQCV. - Cô treo tranh hướng dẫn cho trẻ đọc từ ở dưới tranh, yêu cầu trẻ tìm và gạch chân chữ cái u, ư có trong từ ở dưới tranh. - Cho trẻ thực hiện, cô hướng dẫn thêm cho trẻ yếu. - Cho trẻ tô chữ cái u, ư ở dòng kẻ. Hoạt động 2 : Ôn thơ hạt gạo làng ta. - Cô đố trẻ: "Để làm ra hạt gạo bố mẹ phải vất vả một nắng hai sương" đó là nội dung của bài thơ nào, sáng tác của ai? - Cho trẻ đọc thơ tập thể, tổ, cá nhân. Cô chú ý sửa sai cho trẻ. ĐÁNH GIÁ: Thứ 6 ngày 19 tháng 11 năm 2010 HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH : Hát múa: "Cô giáo miền xuôi" 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát: "Cô giáo miền xuôi" - Hát múa diễn cảm nhịp nhàng theo bài hát. Rèn luyện sự nhanh nhạy cho trẻ. - Giáo dục trẻ kính yêu cô giáo. 2. Chuẩn bị: - Đàn có bài hát "Cô giáo miền xuôi, cô giáo", vòng thể dục 7 cái. 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Hát múa "Cô giáo miền xuôi" - Cô mở đàn cho trẻ hát "Cô giáo miền xuôi" cả lớp, tổ, cá nhân.(Chú ý sửa sai cho trẻ) - Cô giới thiệu vận động múa "Cô giáo miền xuôi" - Cô làm mẫu lần toàn phần, lần hai kết hợp giải thích. - Cho trẻ thực hiện cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân.(Chú ý sửa sai cho trẻ) Hoạt động 2: Nghe hát "Cô giáo" - Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả. - Cô hát diễn cảm cho trẻ nghe lần 1. - Trò chuyện với trẻ về giai điệu, nội dung của bài hát. - Cô hát lần 2 tốp múa phụ họa. Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng. - Cô giới thiệu tên trò chơi, cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Dạo chơi sân trường TC: Nhảy tiếp sức, dung dăng dung dẻ. 1. Mục đích yêu cầu: -Trẻ sử dụng các giác quan để sờ, ngửi, khám phá môi trường cảnh vật XQ. - Trẻ chạy nhảy, đọc đồng dao, chơi các trò chơi. - Giáo dục trẻ giữ gìn cảnh quan môi trường. 2. Chuẩn bị: - Không gian tổ chức: Ngoài sân trường - Đồ dùng: Ô tô, phấn, sỏi, dây, vòng thể dục 10 cái... 3. Tiến hành: Hoạt động 1: Dạo chơi sân trường - Dẫn trẻ quan sát một số đồ chơi ngoài trời, cho trẻ nhận xét về đặc điểm, công dụng, cách chơi. Tham quan một số khu vực vui chơi (khu vực bạch tuyết) Hoạt động 2: CVĐ: Nhảy tiếp sức, dung dăng dung dẻ. - Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu hoặc chưa chính xác thì cô bổ sung). Cho trẻ chơi Hoạt động 3: Chơi tự do: Bao quát lớp - Hướng dẫn trẻ sử dụng phấn vẽ hoa, chơi ô ăn quan... - Nhận xét rút kinh nghiệm cho buổi hoạt động sau. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Ca múa tập thể - Bình bầu bé ngoan 1. Mục đích yêu cầu: -Trẻ đọc thuộc, hát hay và diễn cảm các bài hát, bài thơ về nghề. - Biết hành vi đúng sai. - Biết cách đánh giá hành vi của mình và của bạn. - Giáo dục trẻ tính mạnh dạn trung thực 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng : Phiếu bé ngoan. Đàn, phách gõ. 3. Tiến hành: Hoạt động 1: - Ca múa tập thể - Hát : Cô và mẹ, Cô giáo miền xuôi, cháu yêu cô chú công nhân.... - Đọc thơ : Bé làm bao nhiêu nghề, cô giáo của em, bàn tay cô giáo... Hoạt động 2: - Bình bầu bé ngoan Cho trẻ tự nhận xét. Cô nhận xét hoạt động của cả lớp trong tuần, nhận xét từng cá nhân trẻ. Tuyên dương trẻ ngoan có cố gắng, nhắc nhỡ trẻ chưa ngoan. - Dặn dò trẻ về nhà ngoan, vâng lời ông bà, bố mẹ, sưu tầm tranh ảnh về nghề. ĐÁNH GIÁ:

File đính kèm:

  • docTÂM NGÀNH NGHỀ.doc