Chủ đề 9: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ

- Tên gọi ,quốc kì. Một số địa danh nổi tiếng. Một số ngày lễ hội: Ngày Quốc khánh 2/9, giải phóng MN VN có nhiều dân tộc ,các bạn nhỏ dân tộc khác nhau (tên, trang phục, nơi sống của 1 vài dân tộc ).

- Thủ đô Hà Nội, đặc sản, nét đẹp văn hóa Yêu mến quê hương ,bảo vệ ,giữ gìn môi trường ,cảnh quan, văn hóa.

- Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi

- Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè.

- Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động.

 

doc16 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 20667 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề 9: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận xét tuyên dương. - Cô chọn sản phẩm chưa hoàn chỉnh khuyến khích. - Trẻ vận động cùng cô. - ……… - Trẻ tự trả lời. - Nhà sàn… - Vì ở đó xung quanh có nhiều thú dữ. - Các cột nhà làm cao… - ……… - Núi, nhà sàn, cây xanh,… - Vẽ nét cong lượn dài. - Vẽ cột nhà là những nét thẳng đứng từ trên xuống dưới, rồi vẽ mái nhà, thân nhà, cửa sổ, vẽ cần thang từ nhà sàn xuống đất… - Trẻ tự trả lời…. - Trẻ vẽ - Trẻ mang sản phẩm trưng bày lên giá. - Trẻ lên nhận xét bài của bạn. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: - Cho trẻ chơi trò chơi “ Tập tầm vông” - Cho trẻ ra sân chơi. Thứ tư ngày 30 tháng 04 năm 2014 HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Đề tài : BÒ DÍCH DẮC QUA 7 ĐIỂM TCVĐ: BÁNH XE QUAY I/ YÊU CẦU: - Trẻ biết bò dích dắc qua 7 điểm. - Phát triển tố chất mạnh, khéo phát triển cơ chân - Biết tuân theo hiệu lệnh của cô. II/ CHUẨN BỊ: x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x - 14 hộp giấy. - Nhạc khởi động thể dục, máy hát mp3. - Lớp học sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát. - Tích hợp: LQMTXQ, AN. III/ TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. - Cháu ngồi gần cô, nghe hát 1 đoạn bài “Việt Nam quê hương tôi” - Các con vừa nghe hát bài hát nói về quê hương gì thế? - Quốc Kỳ của chúng ta có hình ảnh gì? Màu gì nào? - Các con giỏi lắm! Nảy giờ ngồi trò chuyện cô thấy các con đã mỏi mệt rồi, bây giờ mình cùng nhau khởi động cho khỏe nhé! - Cô mở băng. - Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 3 hàng ngang dãn cách đều. - Cháu nghe hát cùng cô. - …… - Cháu “xếp hàng” - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. HOẠT ĐỘNG 2: Trọng động. *Bài tập phát triển chung: - Tay vai 2: Đưa 2 tay ra phía trước, sang ngang ( 2 x 8) - Lưng bụng 2 : Đứng quay người sang bên (3 x 8) - Chân 3: Đưa chân sang các phía (2 x 8) - Bật 2: Bật, đưa chân sang ngang (2 x 8) * Vận động cơ bản: “Bò dích dắc qua 7 điểm” - Các con xem cô có gì nè? - Đố các con với các vạch kẽ này, cô sẽ cho các con làm gì? - À, đây là các vạch kẽ, cô sẽ cho các con trườn theo hướng thẳng. Muốn biết cách thực hiện như thế nào các con xem cô thực hiện sẽ rõ nhé! - Cô làm mẫu lần 1. - Lần 2 phân tích: TTCB: Hai bàn tay và hai cẳng chân tì xuống sàn , mắt nhìn về trước, lưng thẳng. Thực hiện: Khi có hiệu lệnh "Bò" thì bò kết hợp chân nọ tay kia, mắt nhìn phía trước, cô bò khéo léo theo đường dích dắc vòng lần lượt qua từng hộp, không chạm vào hộp... tiếp tục bò cho đến cây cuối cùng sau đó đứng dậy đi về đứng cuối hàng. - Cô mời 2 trẻ khá lên thực hiện cho lớp xem - Cho lần lượt cả lớp thực hiện (mỗi lần 2 cháu). - Cô bao quát, động viên, sửa sai. - Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại. *Trò chơi vận động “Bánh xe quay”. - Cách chơi: Chia trẻ lên chơi làm 2 nhóm không đều nhau (một nhóm nhiều hơn nhóm kia 5 - 6 trẻ). Xếp 2 nhóm thành 2 vòng tròn đồng tâm, trẻ quay mặt vào tâm vòng tròn. - Khi có hiệu lệnh của cô (gõ xắc xô), trẻ cầm tay nhau chạy theo vòng tròn, 2 nhóm chạy theo 2 hướng ngược nhau làm thành bánh xe quay. Cô gõ xắc xô lúc nhanh, lúc chậm để trẻ chạy nhanh, chậm theo nhịp xắc xô. Khi cô dừng tiếng gõ, tất cả trẻ đứng trẻ đứng im tại chỗ. (Trẻ nói “kít” và dừng lại như xe bị hãm phanh (thắng xe). Khi sắp cho trẻ dừng, cô gõ xắc xô chậm dần cho để trẻ dừng hẳn không bị chóng mặt. - Luật chơi: Phải chạy nhanh, chậm theo nhịp điệu của cô. - Cho trẻ chơi 1 vài lần. - Cô nhận xét. - Trẻ tập theo cô. - Vạch kẽ - Trẻ tự trả lời... -“Trườn theo hướng thẳng” - Trẻ xem cô làm mẫu. -Trẻ khá thực hiện cho bạn xem. -Trẻ thực hiện. - Trẻ chơi theo yêu cầu của cô. HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh. - Cho trẻ chơi uống nước chanh. - Trẻ chơi cùng cô IV- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Hát “Múa với bạn Tây Nguyên” ra sân. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 01 tháng 05 năm 2014 HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Đề tài : DẠY VẬN ĐỘNG: TTC “YÊU HÀ NỘI” NGHE HÁT: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI TCAN: HÁT THEO HÌNH VẼ I/ YÊU CẦU - Cháu mạnh dạn, tự tin vận động khi thể hiện bài hát - Cháu thích nghe bài hát cô hát cháu nghe, biết cách chơi trò chơi. - Giáo dục cháu tình yêu quê hương, đất nước. II/ CHUẨN BỊ - Máy nghe nhạc mp3. - Nhạc cụ. - 1 số hình ảnh về cảnh đep của quê hương đất nước. - Tích hợp: MTXQ III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Dạy vận động “Yêu Hà Nội” Bảo Trọng, vận động “tiết tấu chậm” - Cháu ngồi hình chữ u. chơi “trời tối, trời sáng” - Các con nhìn xem cô có bức hình ảnh gì nè? - Thế Tháp Rùa nằm ở đâu vậy? Vì sao con biết? - À, Tháp Rùa là 1 di tích lịch sử của đất nước ta, chúng ta biết đến Tháp Rùa qua những câu chuyện và bài hát khác nhau. Vậy các con có biết Tháp Rùa được nhắc đến qua bài hát nào không? - Cô mời lớp hát 1 lần - Thế con có nghĩ ra cách nào vận động cho hay hơn không? - Cô mời 3-4 trẻ lên vận động tự do.(cô chú ý sữa sai) - Cô thấy bạn nào cũng hát và vận động rất hay. Ngoài những cách vận động của các con cô thấy cách vận động “vỗ tay theo tiết tấu chậm ” rất phù hợp với lời bài hát này. Vậy hôm nay mình cùng vận động bài hát này nhé! - Cô làm mẫu 2 lần cho trẻ xem. Lần 2 phân tích (…) - Cả lớp vận động cùng cô. - Trẻ hát kết hợp vận động. - Cô mời xen kẽ tổ, nhóm, cá nhân. (cô mở băng) - Cô chú ý sữa sai. - Hỏi cháu tên bài, Tên tác giả? Tên vận động ? HOẠT ĐỘNG 2 : Nghe hát “ Việt Nam quê hương tôi” , Đổ Nhuận. - Nói đến những giai điệu quê hương không ai không biết đến bài hát rất hay đã đi vào lòng người biết bao nhiêu thế hệ, và sau đây, cô sẽ hát tăng các con nghe bài hát “Việt Nam quê hương tôi”, sáng tác của Đổ Nhuận. - Cô hát cháu nghe lần 1. Cô nêu nội dung - Lần 2, mở nhạc kết hợp minh họa. HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi âm nhạc “Hát theo hình vẽ” - Cô cho cháu chơi trò chơi “ hát theo hình vẽ”. - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi. - Cho cháu chơi nhiều lần. (Nhận xét tuyên dương cháu.) - Cháu chơi cùng cô. - Trẻ tự trả lời… - Trẻ tự trả lời… -Trẻ hát bài “Yêu Hà Nội” - Trẻ xung phong lên vận động tự do theo ý thích. - Trẻ xem cô làm mẫu. - Trẻ vận động. -Tổ, nhóm, cá nhân vận động xen kẽ nhau - ………. - Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô. - Cháu chơi theo yêu cầu của cô. IV- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Cùng cô vào góc nghệ thuật vẽ mây, múa hát về chủ điểm. Thứ sáu ngày 02 tháng 05 năm 2014 HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài : TRUYỆN: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM I/ YÊU CẤU - Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, trả lời được các câu hỏi. - Rèn kĩ năng ngôn ngữ cho trẻ, tình cảm yêu quê hương đất nước với truyền thống yêu nước của dân tộc. II/ CHUẨN BỊ - Tranh minh họa - Bảng, phấn - Tích hợp: Âm nhạc “em yêu thủ đô”, LQCC. III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định- gây hứng thú - Cho trẻ hát bài “em yêu thủ đô” - Hà Nội là gì của nước Việt Nam? - Thế, ở Hà Nội có những danh lam nào? - Tháp Rùa nằm ở đâu? - Vì sao người ta gọi là Hồ Gươm? Để trả lời cho câu hỏi này các con nghe cô kể câu chuyện “sự tích Hồ Gươm” nhé! -Trẻ hát -Thủ đô -Trẻ trả lời. - Hồ Gươm HOẠT ĐỘNG 2: Cô kể mẫu - Cô kể 1 lần kết hợp cho trẻ xem tranh. - Cô nêu nội dung: Rùa Vàng đã mang thanh gươm thần cho vua Lê mượn để đánh giặc Minh, khi đánh thắng giặc Minh nhà vua đã trả lại gươm thần cho Rùa Vàng trên hồ Tả Vọng, kể từ đó hồ này có tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm. -Cháu ngồi nghe cô kể chuyện. HOẠT ĐỘNG3: Đàm thoại - Trích dẫn - Ai đã cùng nhân dân đánh giặc Minh? - Những người lính kéo lưới được gì? - Ai mang gươm thần của Long Quân cho ông Lê Lợi mượn ? - Đúng rồi, Rùa Vàng mang gươm thần của Long Quân cho ông Lê Lợi mượn đánh giặc Minh. - Có gươm thần ông Lê Lợi đánh giặc Minh ra sao? - Giặc Minh đã thua như thế nào? - À, từ khi có gươm thần ông Lê Lợi đã đánh thắng giặc Minh, giặc chết, đầu hàng, bỏ chạy về nước và ông Lê Lợi lên làm vua. - Khi đi dạo trên hồ vua Lê gặp ai? - Rùa Vàng làm gì khi gặp vua? - Rùa Vàng nói gì với vua? - Vua trả gươm thần cho Rùa Vàng như thế nào? - Vua làm gì để nhớ ơn Rùa Vàng? - Khi trả gươm xong vua đổi tên hồ thành gì? - Cô tóm ý: Vua Lê trả gươm thần lại cho Long quân, Rùa Vàng ngậm gươm thần lặng sâu xuống dưới hồ, nhà vua đã cho xây Tháp Rùa ở giữa hồ để thờ Rùa Vàng, rồi đổi tên hồ thành Hồ Hoàn Kiếm. HOẠT ĐỘNG 4: “Đặt tên cho câu chuyện…” - Cô mời vài trẻ đặt tên cho câu chuyện, vì sao? - Cô giới thiệu tên câu chuyện: “Sự tích Hồ Gươm” - Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? - Câu chuyện sự tích Hồ Gươm dựa theo lời kể của cô Thu Thủy. - Cô viết tên câu chuyện lên bảng, cô đọc – trẻ đọc. - Mời trẻ gạch chân chữ cái đã học. - Giáo dục: Các con thấy không đây là 1 trong những di tích lịch sử có ở thủ đô Hà Nội, còn nhiều di tích khác có ở đây với những câu chuyện rất hay trong lịch sử như: đền Thánh Gióng, chùa Một cột, Đền thờ vua Hùng… các con muốn đến đó tham quan thì cố gắng học thật giỏi lớn lên mình đi khắp đất nước tham quan nhé! -Ông Lê Lợi -Thanh gươm thần -Rùa Vàng -Trận nào cũng thắng -Trẻ trả lời -Rùa Vàng -Gật đầu 3 cái chào vua -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Xây Tháp Rùa -Hồ Hoàn Kiếm -Trẻ tự đặt tên truyện theo ý thích… -Trẻ tự trả lời… -Trẻ đọc tên bài -Đọc lại chữ cái IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Cả lớp hát bài “khúc hát dạo chơi” đi đến góc nghệ thuật vẽ về quê hương, Hà Nội… *NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN: - Cho trẻ nêu gương cuối ngày xong. Cho trẻ nêu gương cuối tuần: - Trẻ hát “ cả tuần đều ngoan’ - Nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần. - Cô nhìn vào bình cờ đọc tên những trẻ có từ 3- 5 cờ đứng lên, cô phát phiếu bé ngoan. - Cả lớp hoan hô - Cô động viên các cháu ngoan luôn ngoan để được khen. - Nhắc nhở các cháu chưa ngoan cố gắng ngoan hơn để lần sau được khen. - Hết giờ cô thu hoa lại, dán vào sổ bé ngoan cho cháu. - Trả trẻ. KÝ DUYỆT TUẦN 32 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....

File đính kèm:

  • docDat nuoc men yeuTuan 32.doc