1.Phát triển thể chất:
-Phát triển một số vận động cơ bản.
- Phát triển sự phối hợp vận động với các giác quan.
- Cảm nhận được sự sảng khoái, dể chịu khi tiếp xúc với môi trường thiên nhiên trong lành và các cây quen thuộc gần gũi
-Thích vận động và tham gia các hoạt động giữ gìn sức khoẻ cùng người thân trong gia đình.
* Dinh dưỡng sức khỏe:
- Nhận biết gọi đúng tên các món ăn chế biến từ thực vật
- Biết ích lợi của các loại thức ăn từ thực vật, bước đầu làm quen với cách chế biến các món ăn
60 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bé với thế giới động vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, sỏi, cờ..., bể cá
3. PHƯƠNG PHÁP:
Thực hành + đàm thoại, chơi trò chơi
4. TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1
Dặn dò trẻ trước khi ra sân: Không chen lấn xô đẩy bạn, không chạy xa khu vực quy định, nghe hiệu lệnh phải tập trung.
Hoạt động 2:
a. QSCCĐ: - Cô dẫn trẻ dạo chơi quanh sân trường,
- Tập trung trẻ về quanh bể cá, đàm thoại về các con cá có trong bể: đặc điểm, ích lợi, vận động
- Cho trẻ lấy mồi cho cá ăn và xem cá đớp mồi.
- Cô khái quát đặc điểm, vận động, ích lợi của cá và giáo dục trẻ biết chăm sóc cá bằng cách cho cá ăn để cá mau lớn.
b. TCVĐ: * Mèo đuổi chuột
- Cô giới thiêu tên trò chơi , hỏi trẻ cách chơi, luật chơi?
- Cô khái quát lại cách chơi, luật chơi,
- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
- Trong khi trẻ chơi cô theo dõi, quan sát và động viên trẻ
* TC làm cá bơi: cô mở nhạc cho trẻ vận động động tác của những chú cá dể thương.
c.Chơi tự do: Cho trẻ lựa chọn một trong các nội dung sau: xếp sỏi vẽ theo ý thích, chơi với chong chóng, chơi với đồ chơi ngoài trời... cô quan sát, xử lý tình huống khi cần thiết.
Hoạt động 3
* Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ, cho trẻ vệ sinh vào lớp.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Tạo hình con cá từ nơ
- Xem phim hoạt hình “cuộc phiêu lưu của chú cá nhỏ”
* Tạo hình con cá từ nơ:
1. MỤC ĐÍCH- YÊU CÂU:
- Trẻ biết sử dụng nơ để tạo hình con cá
- Rèn sự khéo léo của tay
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc cá
2. CHUẨN BỊ: một số dây ruybăng đủ cho trẻ.
3. TIẾN HÀNH:
- Cô giới thiệu một số sản phẩm tạo hình con cá: làm cá từ nơ, từ giấy, từ bèo hoa dâu
- Cô làm mẫu con cá từ dây ruybăng.
- Cho trẻ thực hiện, cô quan sát, hướng dẫn cụ thể cho nhóm trẻ.
- Nhận xét ,tuyên dương trẻ
* Xem phim hoạt hình: “cuộc phiêu lưu của chú cá nhỏ”
1. MỤC ĐÍCH- YÊU CÂU:
- Thay đổi trạng thái hoạt động giúp trẻ hứng thú hơn trong mọi họat động ở lớp.
2. CHUẨN BỊ: đĩa hoạt hình “cuộc phiêu lưu của chú cá nhỏ”
3. TIẾN HÀNH:
- Tập trung trẻ, đàm thoại về các loại cá.
- Giới thiệu về phim, cho trẻ xem.
- Đàm thoại về đoạn phim họat hình vừa xem
- Giáo dục trẻ không đi chơi xa một mình sẽ dể bị lạc đường giống như chú cá trong phim.
- Nhận xét cuối ngày, vệ sinh trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Thứ 5 ngày 21 tháng 1 năm 2010
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ LQVT: Phân loại cá theo nơi sống ( nước mặn, nước ngọt)
1. MỤC ĐÍCH- YÊU CÂU:
- Trẻ biết phân loại cá theo nước mặn, nước ngọt
- Rèn kỹ năng chia nhóm theo số lượng
- Giáo dục trẻ ý thức học tập, bảo vệ và chăm sóc cá
2. CHUẨN BỊ:
Mỗi trẻ một số lô tô về cá nước mặn, nước ngọt, 2 hồ cá
3. PHƯƠNG PHÁP: Luyện tập
4. TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1
Cô cùng trẻ trò chuyện về các loại cá, giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cá
Hoạt động 2
a. ôn chia nhóm theo số lượng
- Cô tổ chức cho trẻ chơi TC: thi xem ai nhanh
CC: 2 đội lên bảng gắn các con vật từ một nhóm thành 2 nhóm
LC: chơi chung cả đội, đội nào chia được nhiều nhóm hơn sẽ thắng
b. phân loại cá nước mặn, nước ngọt
- Cho trẻ xếp số cá trong rổ ra sàn nhà, gọi tên các loại cá
- Cô giới thiệu: các loại cá sống ở nước mặn và nước ngọt. Yêu cầu trẻ chia số cá ra làm 2 phần: cá nước mặn và cá nước ngọt
- Cô chia trên bảng và kiểm tra kết quả của trẻ.
- Cho trẻ đếm số cá nước ngọt, nước mặn.
c. Luyện tập: cho trẻ chơi trò chơi: thả cá vào bể
CC: có 2 bể cá: bể nước mặn và bể nước ngọt, yêu cầu 2 đội lên tìm các loại cá nước ngọt, nước mặn thả vào đúng bể cùng nó
- Cô tổ chức cho trẻ chơi, nhận xét quá trình chơi của trẻ.
Hoạt động 3: nhận xét trẻ, cho trẻ về nhóm chơi để thực hiện yêu cầu ở vở toán.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QS: bể cá
TC: làm cá bơi, kéo co
Chơi tự do: Nhặt lá khô, xâu vòng bằng cỏ, chơi với sỏi, chơi theo ý thích.
1. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ được ra ngoài trời, được tắm nắng và hít thở không khí trong lành thoả mãn nhu cầu vận động vui chơi.
- cũng cố kiến thức về những đặc điểm cá, rèn luyện sức khỏe khi tham gia chơi
- Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, không ngắt hoa, bẻ lá...
2. CHUẨN BỊ: Lá, cỏ, sỏi..., dây thừng, bể cá sạch nước
3. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, quan sát
4. TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1:
Dặn dò trẻ trước khi ra sân: Không chen lấn xô đẩy bạn, không chạy xa khu vực quy định, nghe hiệu lệnh phải tập trung.
Hoat động 2:
a. QS: Cô dẫn trẻ dạo chơi quanh sân trường, gợi ý để trẻ hít thở không khí trong lành.
- Dẫn trẻ về quanh bể cá, cho trẻ quan sát sau đó nói lên nhận xét của mình về những điều vừa quan sát được
+ Bể cá có những loại cá nào?
+ Đặc điểm của cá?
+ Cá bơi bằng gì? Thở bằng gì?
- Cho trẻ làm động tác cá bơi, cá đớp mồi kết hợp hát bài “cá vàng bơi”
- Giáo dục trẻ không vứt rác vào bể, cho cá ăn
b..TCVĐ:
* Làm cá bơi: Cho trẻ thực hiện các động tác của cá, vừa làm vừa phối hợp đi đến vị trí rộng hơn để chơi TC kéo co
* Kéo co: Cô cùng trẻ nhắc lại CC, LC, tổ chức cho trẻ cùng chơi, cô quan sát, làm trọng tài của buổi chơi
c.Chơi tự do: Cho trẻ lựa chọn các nội dung đã chuẩn bị. Cô quan sát, xử lý tình huống kịp thời.
Hoạt động 3:
Nhận xét tuyên dương trẻ, chuyển hoạt động nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Ôn các bài hát đã học trong chủ để
- Vệ sinh lá cây
* Ôn các bài hát đã học trong chủ đề:
1. YÊU CẦU:
- Trẻ nhớ và hát đúng giai điệu, vận động được các bài hát đã học trong chủ đề
- Giáo dục trẻ có ý thức tốt trong giờ hoạt động
2. CHUẨN BỊ: một số dụng cụ âm nhạc, đàn
3. TIẾN HÀNH:
- cho trẻ nhắc lại tên các bài hát đã học trong chủ đề “gia đình”
- Cùng trẻ ôn lại giai điệu, cao độ trường độ của một số bài khó bằng cách cô hát mẫu
- Cho trẻ hát bằng nhiều hình thức: tổ nhóm, cá nhân.
- Cho trẻ vận động vỗ tay
* Vệ sinh lá cây:
1. YÊU CẦU:
- Trẻ biết thực hiện công việc mà cô giao phó
- Rèn luyện và giáo dục thái độ giữ gìn vệ sinh chung
2.CHUẨN BỊ: khăn ẩm, nước, chậu
3. TIẾN HÀNH:
- Chia trẻ thành nhiều tổ, trò chuyện về công việc cần thực hiện
- Cho trẻ về các nhóm để thực hiện công việc lau lá cây: góc thiên nhiên, các cửa số, tường.
- Cô quan sát, hướng dẫn trẻ lau, nhắc trẻ vắt khăn khô trứớc khi lau
Nhận xét cuối ngày và vệ sinh trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Thứ 6 ngày 22 tháng 1 năm 2010
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ TH: xé dán con cá
1. MỤC ĐÍCH- YÊU CÂU:
- Trẻ biết sử dụng cách xẻ dãi, xé vụn và dán tạo thành con cá
- Rèn kỹ năng và thao tác xé dán cho trẻ, rèn sự khéo léo của bàn tay, các ngón tay
- Giáo dục ý thức giữ gìn sản phẩm mình làm ra
2. CHUẨN BỊ: giấy màu, hồ dán, vỡ tạo hình đủ cho trẻ, bàn ghế, bảng trưng bày
3. PHƯƠNG PHÁP: làm mẫu, luyện tập
4. TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1: Tham quan bể cá và trò chuyện về cá
Hoạt động 2
a. Xem tranh mẫu:
- cô cho trẻ về chổ ngồi, cho trẻ xem tranh mẫu và đàm thoại về tranh mẫu:
+ bức tranh xé dán con gì?
+ Con cá trong bức tranh có những bộ phận nào?
+ đầu cá, mình cá hình gì?
+ Màu sắc các bộ phận như thế nào?
+ hình con cá được nằm vị trí nào của bức tranh?
b. Xé mẫu:
- Cô xé mẫu cho trẻ xem, quá trình xé cô giải thích cách xé: 2 ngón tay cái và tay trỏ cầm lấy đầu múi giấy, lần lượt xé dịch chuyển ngón tay từ từ theo hình tròn xé xong phết hồ vào mặt sau của giấy và dán vào vỡ. Tiếp tục xé các phần còn lại của cá tương tự như thế.
- Hỏi trẻ lại cách xé các bộ phận
c. Trẻ thực hiện:
- Cô quan sát, hướng dẫn những trẻ chậm, trẻ nào xé xong cô khuyến khích trẻ trang trí bức tranh đẹp bằng cách xé rêu, xé làn nước.
- Gần hết giờ cô nhắc trẻ mang sản phẩm lên chưng bày ở giá
d. nhận xét sản phẩm:
- Cho trẻ chọn sản phẩm trẻ thích và nhận xét về màu sắc, bố cục, cách xé
- Cô chọn sản phẩm đẹp, chưa đẹp và nhận xét
- Tuyên dương cả lớp
Hoạt động 3: Cho trẻ hát “cá vàng bơi” và ra ngoài
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QS: thời tiết
TC: thời tiết bốn mùa, mèo và chim sẻ
Chơi tự do: Nhặt lá khô, xâu vòng bằng cỏ, chơi với sỏi, chơi theo ý thích.
1. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ được ra ngoài trời, được tắm nắng và hít thở không khí trong lành thoả mãn nhu cầu vận động vui chơi.
- Rèn luyện sức khỏe
- Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, không ngắt hoa, bẻ lá...
2. CHUẨN BỊ: Lá, cỏ, sỏi..., mũ mèo, chim
3. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, quan sát
4. TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1:
Dặn dò trẻ trước khi ra sân: Không chen lấn xô đẩy bạn, không chạy xa khu vực quy định, nghe hiệu lệnh phải tập trung.
Hoat động 2:
a. QS: Cô dẫn trẻ dạo chơi quanh sân trường, gợi ý để trẻ hít thở không khí trong lành.
- gợi ý để trẻ nhận xét về thời tiết trong ngày:
+ nắng hay âm u?
+ Hướng gió?
+ Màu bầu trời?
- Cô thả bóng bay và cho trẻ đoán hướng gió.
- Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn sức khỏe phù hợp với thời tiết khi ra ngoài trời
b.TCVĐ:
* Thời tiết 4 mùa: Cô gọi tên các mùa, trẻ làm động tác: mùa xuân: mát mẻ, mùa hè: quạt bằng tay và nói: nóng qúa, mùa đông: trẻ dồn vòng tròn và nói lạnh quá
* Mèo và chim sẻ: Cô cùng trẻ nhắc lại CC, LC, tổ chức cho trẻ cùng chơi, cô quan sát, làm trọng tài của buổi chơi
c.Chơi tự do: Cho trẻ lựa chọn các nội dung đã chuẩn bị. Cô quan sát, xử lý tình huống kịp thời.
Hoạt động 3:
Nhận xét tuyên dương trẻ, vệ sinh vào lớp
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Chuẩn bị tranh ảnh cho nhánh 4
- Nêu gương cuối tuần
* Chuẩn bị tranh ảnh cho nhánh 4:
1. YÊU CẦU:
- Trẻ có ý thức chuẩn bị cho các hoạt động ở trường ở lớp
- Giáo dục tính hợp tác
2. CHUẨN BỊ: tranh ảnh
3. TIẾN HÀNH:
- Trò chuyện về nhánh 4
- Gợi ý một số mãng tường chưa trang trí và cho trẻ thực hiện cùng cô
- Tập trung trẻ sau khi đã hoàn thành, nhắc trẻ về nhà sưu tầm tranh ảnh liên quan mang đến tặng cho lớp.
* Nêu gương cuối tuần:
1. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:
- Trẻ biết nhận xét về mình về bạn, biết cố gắng chăm ngoan để có được phiếu bé ngoan.
- Rèn lời nói mạch lạc khi nhận xét về mình, về bạn.
- Giáo dục tính cách tốt đẹp cho trẻ.
2.CHUẨN BỊ: bé ngoan, cờ bé ngoan
3. TIẾN HÀNH:
- Cho trẻ hát: “Hoa bé ngoan”.
- Đàm thoại về bài hát và khái niệm ngoan hư.
- Cho trẻ nhận xét giữa các bạn trong nhóm, trong tổ, trong lớp.
- Cô nhận xét chung.
- Tuyên dương và phát phiếu bé ngoan cho trẻ.
- Vệ sinh cuối ngày – trao đổi với phụ huynh - trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
File đính kèm:
- Dong vat.doc