Bài tập tình huống dành cho giáo viên mâm non - Mầm non Hồng Minh Lương

những tri thức về sự phát triển trẻ em ở lứa tuổi mầm non trong chương trình đổi mới chăm sóc - giáo dục trẻ và đáp ứng mục tiêu đào tạo giáo viên Mầm non trong giai đoạn hiện nay.

II. Các tình huống có thể xảy ra trong quá trình tổ chức hoạt động với đồ vật, hoạt động vui chơi, chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non.

1. Các tình huống có thể xảy ra khi tổ chức hoạt động với đồ vật.

 

Tình huống 1:

 

Trong giờ chơi tập có chủ đích: “Xếp ô tô tặng bạn”, bé Công ở lớp 18 -24 tháng, không xếp ô tô mà lại xếp các khối gỗ nối đuôi nhau thành một hàng dài. Nếu là giáo viên tổ chức giờ hoạt động đó, bạn sẽ xử lí như thế nào?

Cách giải quyết:

 

- Đến gần cháu trò chuyện xem cháu đang xếp cái gì và giúp cháu thực hiện ý tưởng của mình.

- Tạo tình huống gợi ý để cháu thực hiện yêu cầu giờ hoạt động đó.

 

- Nếu trẻ không thực hiện được cô có thể hướng dẫn cho trẻ.

 

Tình huống 2:

 

Trong giờ chơi tập có chủ đích (đối tượng trẻ 18 - 24 tháng) với nội dung “Chọn đồ chơi màu đỏ”. Khi cô giáo yêu cầu: “Các con chọn cho cô nơ màu đỏ” thì có một số trẻ chọn nơ màu xanh. Hãy giải thích tình huống trên và nêu cách xử lí của mình.

Cách giải quyết:

 

doc34 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 1863 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập tình huống dành cho giáo viên mâm non - Mầm non Hồng Minh Lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gủ. Không được hỏi cô vì sao các cô không ngủ. Giờ ngủ các cháu phải ngủ, không được thức thế mới là bé ngoan. b) Yêu cầu Hoàng đứng úp mặt vào tường 5 phút, và nhắc cả lớp ai hư cũng sẽ phạt như bạn Hoàng, sau đó cho Hoàng nằm ngủ cô ngồi cạnh nhắc nhở khi cần. Nếu Hoàng vẫn không ngủ yêu cầu Hoàng nằm im để các bạn khác ngủ, cô ngồi cạnh cháu đến hết giờ ngủ trưa. c) Trước giờ ngủ cô thông báo cho cả lớp hôm nay cô sẽ kể chuyện (hát ru) cho cả lớp nghe để trẻ nằm im nghe chuyện (cô kể giọng đều đều, chọn câu truyện có nội dung đơn giản, nhẹ nhàng, không gây căng thẳng, sợ hãi, âm lượng kể vừa đủ nghe để trẻ dễ đi vào giác ngủ) để tạo nền nếp, thói quen trong giờ ngủ trưa cho trẻ. Với trường hợp cháu Hoàng, cô giải thích cho Hoàng hiểu hôm nay đến phiên cô chăm sóc giờ ngủ trưa của lớp mình nên cô phải thức để các cháu ngủ ngon, cô ngồi cạnh Hoàng vỗ nhẹ hoặc kể chuyện, hát ru (cô lưu ý giọng kể) để Hoàng dễ đi vào giấc ngủ. 17. Cháu không thích ăn món này. Công việc của người giáo viên mầm non thật là vất vả, không như những gì mà các cô giáo Mầm non tương lai học được ở trường sư phạm. Từ việc tổ chức giờ học, khi cô hỏi trẻ giơ tay, nhưng lại yêu cầu cô gọi bạn khác vì mình trả lời nhiều rồi, đến tình huống trẻ “Giả ốm” để trốn giờ thể dục sáng. Thắc mắc vì sao cô không ngủ mà cứ bắt cháu ngủ. thôi thì mọi việc cứ rối bời bởi sự láu lỉnh của một số cháu làm cho các cô giáo thực tập vô cùng khó khăn khi trẻ đưa cô vào tình thế khó xử. Giờ ăn hôm nay, cháu Hoàng lại “nghĩ cách trêu” các cô thực tập. Cô vừa chia cơm cho cả lớp, các cháu vui vẻ vì hôm nay có món ăn mới, cháu nào cũng muốn ăn ngay. Cả lớp đồng thanh mời các cô và các bạn ăn cơm và ăn rất ngon. Hoàng vẫn ngồi im không nhúc nhích. Khi cô đến gần hỏi: “Hoàng con ăn cơm đi, các bạn ăn sắp hết một bát rồi”. Hoàng trả lời: “Cháu không thích ăn món này. Nhà cháu đầy”. Chị chọn cách nào trong các cách sau đây? Vì sao? a) Hỏi Hoàng xem cháu không thích ăn món nào và cho Hoàng súc món ăn cho bạn bên cạnh nếu bạn thích ăn hoặc để ra đĩa. Yêu cầu Hoàng ăn hết phần cơm của mình, hỏi và chan thêm canh cho Hoàng nếu cháu đồng ý. b) Yêu cầu Hoàng ăn hết khẩu phần ăn của mình, ai cũng phải ăn, thì mới nhanh lớn, mới khoẻ mạnh. Ăn cơm để nhanh lớn, còn rau thì có nhiều vi ta nnin, thịt cá rất tốt cho sức khoẻ, ăn nhiều để học giỏi thông minh Nếu Hoàng vẫn không ăn thì hỏi và cho hoàng ăn theo sở thích của cháu. c) Hỏi cả lớp món ăn hôm nay như thế nào, động viên Hoàng ăn thử xem có ngon như ở nhà mẹ nấu không, nếu thấy ngon thì cháu ăn và cô ngồi cạnh bón cho Hoàng một vài thìa, động viên và để Hoàng tự ăn. 18. Cô kể sai rồi. Giờ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, chủ đề “Gia đình” của lớp mẫu giáo lớn. Cô giáo thực tập đang say xưa kể chuyện “Tấm cám”. Đến đoạn kết của câu chuyện, giọng cô vẫn nhẹ nhàng, truyền cảm: “.Cuối cùng hai mẹ con nhà Cám xấu hổ bỏ vào rừng ”(Truyện Tấm cám đã được chỉnh lý). Một số trẻ trong lớp ồn ào: “Cô kể sai rồi. Mẹ cháu kể là: . cô Tấm lấy nước sôi dội vào người Cám, làm mắn giử cho mụ dì ghẻ ăn, mụ dì ghẻ ăn xong sợ quá lăn ra chết”. Là giáo viên đó, chị chọn cách nào và giải thích vì sao chọn cách đó trong các cách sau: a) Yêu cầu cả lớp trật tự để nghe cô kể. Khi cô kể xong mới được giơ tay phát biểu ý kiến. Cô kể đúng nên các cháu không được mất trật tự và cô tiếp tục theo kế hoạch của giờ học. b) Hỏi trẻ vì sao các con biết truyện này. Cho một trẻ lên kể, cô gợi ý: các con thấy cô Tấm bạn kể như thế nào? Các con yêu cô Tấm nào hơn? Vì sao? Cô giải thích: Cô kể cúng đúng, mẹ kể cho cháu nghe cũng đúng và tiếp tục kế hoạch bài học đã định. c) Hỏi trẻ ai kể chuyện Tấm cám cho các cháu và khen các cháu đã nhớ truyện. Cô giải thích: Cô Tấm là người hiền dịu, chăm chỉ, thương yêu mọi người nên cô Tấm sẽ không làm điều ác, cô Tấm cũng muốn cho mẹ con cô Cám trở thành người tốt nên các cô chú viết truyện đã để cho mẹ con nhà Cám thấy xấu hổ bỏ vào rừng sống và không dám gặp ai Cô nhắc nhở cả lớp trật tự, chú ý nghe cô kể chuyện, không làm mất trật tự.. nếu có điều gì muốn nói thì giơ tay xin phát biểu.. và cô tiếp tục giờ học theo kế hoạch. 19. “Tự giác” chịu phạt Lớp mẫu giáo lớn A3 có cháu Cường có biệt danh “Cường láu”. Nhóm thực tập nào cũng lo ngại vì “Cường Láu” đôi khi làm cho giờ dạy không thành công bởi các tình huống mà Cường tạo ra cho các cô giáo thực tập. Đặc biệt mỗi khi cô nhắc nhở, dặn dò cháu đều “vâng ạ!” rất ngoan, biết vâng lời. Nhưng chỉ một lát sau Cường lại vi phạm lời cam kết “Vâng a!”. Vì kinh nghiệm còn ít, để giờ học suôn sẻ, cô giáo Hà trước khi dạy giờ cho trẻ làm quen: Một số con vật nuôi sống trong gia đình, cô gặp riêng Cường và dặn: “Hôm nay con ngồi học thật ngoan, chú ý nghe và trả lời câu hỏi, muốn trả lời thì giơ tay, không được nói leo, ngồi ngay ngắn, nếu không cô sẽ phạt và cuối tuần không thưởng phiếu bé ngoan”. Cường vẫn: “Vâng ạ!”. Giờ học bắt đầu diễn ra trôi chảy chừng mươi phút, các bạn dang say sưa thực hiện nhiệm vụ: Xếp con vật 2 chân, đẻ trứng vào một nhóm, 4 chân, đẻ con vào một nhóm. Cường quay sang bạn bên cạnh rồi nhặt lô tô con vịt xếp vào nhóm con mèo và bảo bạn : “Thế này mới đúng”. Cô giáo hỏi: “Cường cháu làm bài của mình xong chưa?” và nhắc Cường không được làm ảnh hưởng đến bạn khác. Cô vừa dứt lời, Cường đứng lên rồi lại ngồi xuống, rồi lại đứng lên, ngồi xuống. Cô hỏi: “Cường cháu làm gì thế?”. “Cháu tự phạt. Ở nhà cháu cũng thế”. Nếu gặp tinh huống đó, chị lựa chọn cách nào trong các cách sau đây? Vì sao chọn cách đó? a) Khen bạn Cường đã biết lỗi, cả lớp cần học tập bạn Cường. Nhắc nhở Cường ngồi trong lớp trật tự, không trêu các bạn, không gây ảnh hưởng đến các bạn trong lớp Giờ trả trẻ trao đổi với phụ huynh để thống nhất phương pháp giáo dục. b) Nhắc cường ngồi xuống và không hỏi vì sao Cường làm như vậy. Yêu cầu Cường xin lỗi cô và các bạn, ngồi trật tự, xem lại bài của mình đã đúng chưa. Không được làm ảnh hưởng đến bạn khác. Nếu mắc lỗi nữa cô sẽ phạt nặng hơn. c) Cô cho Cường nhận lỗi mà cháu vi phạm và phân tích cho Cường hiểu cháu tự phạt mình “Đứng lên, ngồi xuống” sẽ làm cả lớp không tập trung vào giờ học. Cô đến cạnh cường nhận xét bài của cháu và trò chuyện với cháu về các nhóm cháu đã xếp đúng hay sai? Cháu xếp cho bạn như thế đúng hay sai để Cường nhận ra lỗi, nhắc Cường xin lỗi cô và bạn và tiếp tục giờ học theo kế hoạch. 20. Cháu không thích hát bài hátnày đâu Lớp mẫu giáo lớn A1 của trường Mầm non Hải Hoa có nhiều thành tích trong kì thi do phòng giáo dục tổ chức: Nào là giải nhất kể chuyện; Giải nhất bé rung chuông vàng; giải nhì bé khéo tay, giải nhất tập thể. Hôm nay cả lớp vui mừng đón các cô giáo thực tập, các cháu ríu rít bên cô, cháu thì hát, cháu thì múa, cháu kể chuyện cháu nào cũng thông minh, nhanh nhẹn. Được chủ nhiệm lớp cả nnhóm đều lo lắng cho bài giảng của mình, chuẩn bị cẩn thận chu đáo, kĩ càng không lỡ cháu hỏi mà cô lúng túng không biết trả lời ra sao thì thật là ngại với các cháu. Thế rồi, gần 1 tuần trôi qua, công việc của cả nhóm đều suôn xẻ. Hôm nay, cô giáo Hằng được phân công dạy tiết âm nhạc (Nội dung trọng tâm dạy hát). Cô tuần tự tiến hành các bước của giờ âm nhạc, sau khi dạy cả lớp, nhóm hát và cho trẻ hát cá nhân cô hỏi: “Bạn nào thuộc bài hát lên hát cho cả lớp cùng nghe”. Cả lớp đều giơ tay, cô gọi bé Loan (cây văn nghệ của lớp). Loan đứng lên và: “Cô ơi! Cháu không thích hát bài này đâu? Cháu thích hát bài tình yêu cơ”. Không đợi cô cho phép, Loan hát luôn bài hát trong bộ phim: Cô gái xấu xí. Là giáo viên đó bạn chọn cách nào trong các cách sau đây? Vì sao? a) Yêu cầu cháu dừng lại không được hát. Nhắc cháu hát đúng bài hát cô vừa dạy. Nếu cháu không hát cô gọi cháu khác. Cuối giờ phê bình, nhắc nhở cháu trước lớp và đồng thời giáo dục cả lớp không được như bạn Loan. b) Để bé Loan hát hết bài hát, nhắc cả lớp khen bạn Loan hát rất hay, rất giỏi thuộc cả bài hát của người lớn và hỏi xem lớp mình có bạn nào thuộc bài hát đó không và tiếp tục gọi bạn khác hát bài cô vừa dạy. c) Để Loan hát xong hỏi bé lớn lên cháu thích làm nghề gì (ca sĩ), cô khen bạn Loan hát rất hay. Lớn lên muốn trở thành ca sĩ, cháu cần hát thật hay những bài cô dạy ở lớp, các bài hát dành cho các cháu.., giải thích cho cháu hiểu bài hát đó dành cho người lớn, các cháu hát sẽ không hay như người lớn hát. Cô nhắc cả lớp vỗ tay, động viên, khuyến khích bạn Loan để cháu hát bài cô vừa dạy và tiếp tục giờ học theo kế hoạch. 21. “Mèo” thì phải có đuôi chứ Cô giáo Hoàn là giáo viên mới ra trường lên nhận công tác ở vùng cao. Một tháng trôi qua, nhưng thực sự cô cũng chưa quen hết với phong tục, tập quán ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sáng nay đến lớp, cúng như thường lệ, cô chuẩn bị sẵn sàng đón trẻ vào lớp. Lớp cô được phân công chủ nhiệm, đa số là các dân tộc Hmông, Nùng, Tày, dân tộc kinh trở thành dân tộc thiểu số của lớp. Bé Diên mới đi học được hai buổi, mẹ dẫn bé đến lớp. Cháu Dua chạy vào lớp: “Cháu chào cô”. Mẹ Diên nhắc con: “Chào cô đi con. Bạn ngoan thế” và hỏi cô giáo về cháu Dua. Trong khi trò chuyện với mẹ Diên, cô giao sơ ý giới thiệu cháu Dua là dân tộc Mèo làm cho mẹ Diên phản ứng: “Mèo thì phải có đuôi chứ”, làm cô bối rối không nói được câu nào và mẹ Diên thì đi về quên cả chào cô. Nếu là bạn trong tình huống ấy sẽ chọn cách nào trong các cách sau và giải thích vì sao chọn cách đó? a) Xin lỗi mẹ Diên và giải thích để mẹ bé thông cảm, do sơ xuất chứ cô không có ý gì cả mà chỉ do thói quen khi hát bài hát : “Người Mèo ơn Đảng suốt đời” nên rất mong mẹ bé tha thứ bỏ qua. Tỏ ý muốn đến thăm gia đình để nhờ mẹ bé giúp đỡ để cô hiểu thêm về phong tục tập quán của các dân tộc để tránh xảy ra sai lầm trong các giao tiếp với phụ huynh. b) Thôi trót nói rồi tốt nhất là im lặng để hôm nào rảnh rỗi đến gia đình xin lỗi sau vì đang bận đón trẻ. c) Nhờ cô giáo lớp bên cạnh ngồi gần cửa hai lớp đón trẻ giúp mình. Chạy theo mẹ cháu Diên mời vào phòng ở để xin lỗi. Nếu phụ huynh vẫn không nguôi giận thì đợi một thời gian sẽ trao đổi sau, vì đằng nào thì sự việc cũng đã xảy ra không thể cứu vãn được.

File đính kèm:

  • docNhung tinh huong SP Mam Non rat hay.doc