(tt)
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết nhập các công thức và hàm vào ô tính;
- Biết sử dụng hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN.
II - CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
GV: Nghiên cứu bài thực hành 4 (Tr 34 - SGK), Máy tính có cài đặt phần mềm Microsoft Excel.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1- Ổn định lớp
- GV cho HS vào phòng máy và ổn định chỗ ngồi
- Kiểm tra sỹ số lớp:
2 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 20: Bài thực hành 4: Bảng điểm của lớp em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20:
Bài thực hành 4: . BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM
(tt)
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết nhập các công thức và hàm vào ô tính;
- Biết sử dụng hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN.
II - CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
GV: Nghiên cứu bài thực hành 4 (Tr 34 - SGK), Máy tính có cài đặt phần mềm Microsoft Excel.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1- Ổn định lớp
- GV cho HS vào phòng máy và ổn định chỗ ngồi
- Kiểm tra sỹ số lớp:
2- Kiểm tra bài cũ
Kết hợp kiểm tra trong bài thực hành.
3-Nội dung
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 (Tr 35-SGK)
- HS đọc yêu cầu của bài tập 3
- GV: ghi trước mục Trung bình môn học, Trung bình môn học cao nhất, Trung bình môn học thấp nhất để định hướng cho HS nhập công thức.
- GV: Mục tiêu của mục a trong bài tập này là sử dụng hàm AVERAGE để thay thế việc sử dụng công thức;
- Cho học sinh lặp lại việc nhập công thức để rèn luyện kĩ năng và và hiểu rõ cú pháp của hàm.
- Hướng dẫn HS ghi lại 1 số kết quả tính toán bằng công thức để so sánh với việc sử dụng hàm để tính toán.
- Khi sủ dụng hàm AVERAGE ở mục b cần hướng dẫn HS sử dụng địa chỉ khối, tại đây có thể nhấn mạnh ích lợi của việc sử dụng hàm và địa chỉ so với việc sử dụng công thức.
- Hướng dẫn học sinh cách làm mục c: Sử dụng hàm Max, Min để xác định môn học có điểm trung bình cao nhất, thấp nhất.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn HS làm bài tập 4
- HS đọc yêu cầu bài tập 4 (Tr 35-SGK)
- GV yêu cầu học sinh thảo luận xây dựng công thức trước khi nhập công thức vào ô tính.
- GV: dành thời gian cho HS nhập dữ liệu cho trang tính nhằm rèn luyện kĩ năng nhập dữ liệu;
- GV: Hướng dẫn HS nhập hàm SUM từ bàn phím. Tuy nhiên có thể nhập hàm SUM bằng cách sử dụng nút Insert Function
- Thao tác nhập công thức được lặp đi lặp lại cho các ô tính từ ô E4 đến ô E9
- GV: Hướng dẫn HS sử đụng địa chỉ trong ô công thức
- GV phát vấn HS: Việc nhập công thức cho từng ô em thấy thế nào?
- GV: Chỉ cho HS thấy việc nhập công thức cho từng ô tương tự nhau sẽ mất nhiều thời gian. Gây hứng thú cho HS khi học cách sao chép công thức ở bài sau.
3) Bài tập 3
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS lên bảng làm mục a
- HS thực hành theo nhóm
- Gọi đại diện nhóm lên thực hành
- So sánh KQ phát hiện và sửa chữa lỗi sai cho nhau.
- HS lên bảng làm mục b
- HS thực hành theo nhóm
- Gọi đại diện nhóm lên thực hành
- So sánh KQ phát hiện và sửa chữa lỗi sai cho nhau.
- HS thực hành theo nhóm
- Gọi đại diện nhóm lên thực hành
- So sánh KQ phát hiện và sửa chữa lỗi sai cho nhau.
4) Bài tập 4
HS nêu yêu cầu của bài tập
HS thảo luận xây dựng công thức
HS thực hành
- HS thực hành theo nhóm
- Gọi đại diện nhóm lên thực hành
- So sánh KQ phát hiện và sửa chữa lỗi sai cho nhau.
- HS thực hành nhập địa chỉ cho từng ô từ ô E4 đến ô E9.
- HS trả lời: Tốn nhiều thời gian, công sức.
4- Củng cố :
- Giáo viên nhận xét đánh giá giờ thực hành
- Tuyên dương những học sinh có kĩ năng thực hành tốt, động viên khích lệ những em còn chậm tiến.
5-Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại các bài tập đã chữa trên lớp.
- Hướng dẫn học sinh về nhà ôn tập tất cả kiến thức đã học.
File đính kèm:
- tin7_tiet20.doc