Đề tài Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở

 

 1.Đặt vấn đề: Trong giai đoạn hiện nay, khi đời sống kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, thanh niên, học sinh đang trải qua nhiều biến động tích cực lẫn tiêu cực, mặt trái của kinh tế thị trường và sự bùng nổ thông tin, với nhiều thông tin thiếu lành mạnh đang tác động mạnh đến đời sống làm cho thế hệ trẻ có nhiều biểu hiện nhận thức lệch lạc và sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, tình trạng bạo lực học đường có tổ chức ngày một gia tăng. Có nhiều nguyên nhân khách quan như mặt trái của kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập quốc tế, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống (KNS). Các em chưa bao giờ được dạy cách đương đầu với những khó khăn của cuộc sống như cha mẹ ly hôn, gia đình phá sản, kết quả học tập kém đã bị lôi cuốn vào lối sống thực dụng, đua đòi, không đủ bản lĩnh nói “không” với cái xấu. Các em không được dạy để hiểu về giá trị của cuộc sống và những KNS.

 

doc7 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trong QLGD trong nhà trường. Cũng như tất cả các hoạt động giáo dục khác, để thực hiện đạt hiệu quả công tác GDKNS cho học sinh, người Hiệu trưởng phải quản lý chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu của GDKNS, đó là : “Chuyển dịch kiến thức, thái độ và giá trị thành thao tác, hành động và thực hiện thuần thục các thao tác, hành động đó như khả năng thực tế  theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng”. Quản lý hoạt động giáo dục tại đơn vị, người Hiệu trưởng trường THCS tổ chức đổi mới phương pháp giáo dục của nhà trường, hướng đến hình thành kỹ năng tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề nơi mỗi học sinh, kỹ năng tự nhận thức giá trị của bản thân, tự tạo động lực học tập và làm việc, đặt mục tiêu cho mình trong cuộc sống, kỹ năng nhận thức giá trị và đánh giá người khác ... Thứ ba, Phát huy vai trò chủ thể các lực lượng sư phạm trong GDKNS cho học sinh THCS Việc ảnh hưởng từ nhân cách và công việc quản lý, giáo dục của thầy cô giáo tác động rất lớn đến các em học sinh THCS. Quản lý GDKNS cho học sinh THCS đòi hỏi người quản lý và người hướng dẫn phải có nhiều kiến thức về tâm lý phát triển của học sinh THCS, phải có tâm huyết, tính kiên nhẫn, có sự lắng nghe tốt, có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác quản lý, giáo dục, có biện pháp, phương pháp quản lý, giáo dục và đặc biệt phải có được sự tin tưởng, yêu thương của các em. Chủ yếu gồm đội ngũ thầy cô giáo (giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm), cán bộ đoàn thể trường học, tổ chức đoàn thể địa phương, và đặc biệt là gồm cả cha mẹ học sinh tại chính trong gia đình các em. Cụ thể như: Giáo viên bộ môn: Là những người đã qua trường lớp sư phạm đào tạo để giảng dạy cho học sinh các tri thức khoa học tự nhiên, xã hội được phân thành các bộ môn như Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật,... Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây: - Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài; dạy thực hành thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ, lên lớp đúng giờ, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; - Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương; - Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; Giáo viên chủ nhiệm lớp: Là các giáo viên bộ môn được phân công thêm các nhiệm vụ sau đây: Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong một lớp được giao về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp; Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình làm chủ nhiệm; Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh; Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng. Cán bộ đoàn thể trường học - Tổng phụ trách Đội: Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo viên bộ môn được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ thiết kế các hoạt động của Đội ở nhà trường và phối hợp hoạt động với địa phương nhằm tổ chức cho Đội viên, thiếu niên tham gia nhiều hoạt động phong trào học tập, vui chơi bổ ích. Qua đó xác định mục tiêu, định hướng cho các em đội viên học sinh, giáo dục các em về nhận thức tư tưởng, dìu dắt các em học tập tiến bộ, giúp các em phát triển một cách toàn diện về thể chất cũng như tinh thần. Tổng phụ trách Đội phải có lòng yêu trẻ và thích làm việc với trẻ. Vì chỉ khi yêu thích, quan tâm chăm sóc trẻ thì mới hòa nhập cùng vui chơi, sinh hoạt với trẻ, mới hiểu được trẻ cần gì để chia sẻ với trẻ; tạo được sự tôn trọng, tin tưởng, gần gũi, quý trọng nơi trẻ; thật sự là một chỗ dựa tinh thần cho trẻ, giúp các em có ý thức sâu sắc về lối sống và mục đích của bản thân. Từ đó, thực hiện tốt hơn công tác gáo dục KNS cho trẻ. Cha mẹ học sinh: Là các bậc sinh ra và nuôi dưỡng các em học sinh; chịu trách nhiệm trong gia đình và trước xã hội (pháp luật) đối với việc chăm lo việc học tập và giáo dục các con mình khi chúng còn độ tuổi vị thành niên để chúng phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, thành công dân có ích cho xã hội. Trong gia đình mối quan hệ cha mẹ - con cái là quan hệ huyết thống cật ruột, là cha mẹ thì phải hiền từ biết thương yêu và nuôi dạy con cái, biết làm gương cho con cái học tập. Ngược lại, phận làm con phải biết ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, biết hiếu thuận với cha mẹ. Cần tạo điều kiện để con cái biết ơn, thương yêu, gần gũi cả cha và mẹ. Thiếu cha hay thiếu mẹ đều là một sự thiệt thòi không thể bù đắp đối với trẻ, đặc biệt là trong việc hình thành nhân cách toàn diện của chúng. Thiếu cha, trẻ thấy thiếu sự tự tin, mạnh dạn. Thiếu mẹ, trẻ thấy cuộc sống khô khan, cô độc và thiếu tình mẫu tử, sự hiền từ, dịu dàng của người mẹ. Các đoàn thể xã hội: Có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; các đoàn thể xã hội đại diện cho quyền lợi hợp pháp và nguyện vọng chính đáng của nhân dân; đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng thành hoạt động thực tiễn sinh động trong cuộc sống của nhân dân. Đối với đơn vị trường học, các tổ chức đoàn thể xã hội như Công đoàn, Chi đoàn, Đội thiếu niên,... thực hiện đúng vai trò chức năng của tổ chức mình đồng thời thông qua các hoạt động góp phần thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường: tạo  môi trường sinh hoạt, học tập sinh động, thuận lợi, thoải mái cho học sinh, giáo dục các em thông qua các hoạt động thực tiễn. Thứ tư, Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội Chú trọng vai trò của gia đình trong công tác GDKNS: Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân  cách. Chính Bác Hồ, vào năm 1963, đã nêu: “Gia đình, nhà trường và xã hội là phương châm, phương tiện và phương pháp giáo dục, nếu không kết hợp được thì không đạt được kết quả”. Vì thế, các bậc cha mẹ phải có phương pháp giáo dục phù hợp với con em mình, có thái độ nghiêm khắc nhưng cũng phải tôn trọng nhân cách của con và phải làm gương cho con về mọi mặt. Trong năm học, giáo viên cần chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương để quản lý tốt quá trình học tập rèn luyện của học sinh. Gia đình chăm sóc về vật chất nhưng cũng phải luôn quan tâm đến mặt tinh thần như: việc học tập và rèn luyện của con tại trường, các mối quan hệ bạn bè của con, các hình thức vui chơi giải trí, sự phát tiển tâm sinh lý của các em, phải hướng dẫn và tìm cách đáp ứng nhu cầu hợp lý cho con em mình. Phát  huy hơn nữa vai trò của tổ chức Đoàn – Đội trong công tác giáo dục kỹ năng sống: Hình thành KNS cho học sinh không chỉ thông qua hình thức tích hợp trong các môn học có tiềm năng mà còn phải thích hợp thông qua nhiều hình thức khác nhau trong nhà trường. Hoạt động đoàn, đội gắn liền với hoạt động học tập của học sinh THCS trong nhà trường vì độ tuổi này các em đều là Đội viên, Đoàn viên trong tổ chức Đoàn – Đội. Học sinh THCS là lứa tuổi mà tâm sinh lý đang phát triển phức tạp đòi hỏi việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện phải thường xuyên được đổi mới về hình thức lẫn nội dung, về phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động giúp phát hiện năng khiếu của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển vừa giúp trẻ vui chơi giải trí vừa phải mang tính giáo dục cao. Vì thế giáo viên làm công tác Đoàn – Đội phải có sự sáng tạo trong thiết kế các hoạt động phong trào và công tác Đoàn - Đội. Phải đổi mới về hình thức lẫn nội dung, về phương pháp cách thức tổ chức, chú  trọng tích hợp rèn luyện KNS trong các hoạt động vui chơi, giải trí để các em có quá trình rèn luyện thường xuyên nhưng không làm các em cảm thấy nặng nề. Thông qua hoạt động để giúp phát triển năng khiếu của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện. Tăng cường phối hợp với chính quyền, với các đoàn thể chính trị – xã hội ở địa  phương trong công tác giáo dục kỹ năngsống: Theo K. Marx: “Hoàn cảnh đã sáng tạo ra con người, trong chừng mực mà con người đã sáng tạo ra hoàn cảnh”. Trong việc giáo dục cho trẻ có sự tác động, ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh xã hội. Chính vì thế, cần gắn chặt từng bước việc học tập, sinh hoạt, giáo dục rèn luyện KNS cho trẻ với thực tiễn cải tạo xã hội, xây dựng môi trường. Cần phải có sự thống nhất trong phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường - gia đình - xã hội để tránh xảy ra mâu thuẫn, tréo ngoe. Đó cũng là một con đường để giáo dục, phát triển nhân cách cho học sinh. 3. Kết luận GDKNS cho học sinh THCS là một những nội dung giáo dục quan trọng, có được KNS sẽ giúp các em học sinh tự tin bước vào cuộc sống tương lai. Tăng cường rèn luyện KNS cho học sinh chính là nâng chất lượng nguồn lực đáp ứng yêu cầu hội nhập hiện nay. Thấy được sự cần thiết, cấp bách của việc GDKNS cho học sinh, hơn ai hết người cán bộ quản lý phải xác định được nội dung, biện pháp trong công tác quản lý GDKNS để định hướng cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường nâng cao chất lượng dạy các em cách sống, cách tu dưỡng, cách rèn luyện đạo đức để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Với nhận thức và quyết tâm của các cấp lãnh đạo nói chung và các nhà quản lý giáo dục nói riêng, người viết tin chắc rằng các nhà quản lý của chúng ta sẽ có nhiều nội dung, giải pháp tích cực hơn cho vấn đề quản lý GDKNS cho học sinh THCS theo đặc điểm của từng trường, từng vùng miền. Người viết Trần Thị Thanh Vân

File đính kèm:

  • docbien phap giao duc ky nang song cho HS THCS.doc
Giáo án liên quan