Bài giảng môn Hình học 8 - Tuần: 15 tiết:29: Luyện tập

Mục tiêu:

 a- Kiến thức:

 - Củng cố và hoàn thiện lí thuyết: Diện tích đa giác, các tính chất về diện tích đa giác.

 - Nắm vững các đơn vị đo diện tích.

 b- Kĩ năng:

 - Hs vận dụng được các tính chất đã học và các tính chất của diện tích đa giác trong giải toán, c/m hai hình có diện tích bằng nhau.

 - Luyện kĩ năng ghép hình theo yêu cầu

doc4 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học 8 - Tuần: 15 tiết:29: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 Tiết:29 LUYỆN TẬP 1- Mục tiêu: a- Kiến thức: - Củng cố và hoàn thiện lí thuyết: Diện tích đa giác, các tính chất về diện tích đa giác. - Nắm vững các đơn vị đo diện tích. b- Kĩ năng: - Hs vận dụng được các tính chất đã học và các tính chất của diện tích đa giác trong giải toán, c/m hai hình có diện tích bằng nhau. - Luyện kĩ năng ghép hình theo yêu cầu . - Phát triển tư duy cho Hs thông qua việc so sánh diện tích hình chữ nhật với diện tích hình vuông có cùng chu vi. c-Thái độ: Cẩn thận khi vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập. 2- Chuẩn bị: Gv: Thước, compa, êke, kéo, bảng ghép hai tam giác vuông để tạo thành tam giác cân, hình chữ nhật, hình bình hành. Hs: Thước, compa, êke, hai tam giác vuông bằng nhau. 3- Phương pháp: Trực quan, suy luận c/m. 4- Tiến trình: 4.1 Ổn định: Kiểm diện Hs. 4.2 Kiểm tra bài cũ: - Phát biểu tính chất diện tích đa giác. - Bài 7/118/sgk: Phòng hình chữ nhật: Rộng: 4,2m; dài: 5,4m Cửa sổ: Rộng(cao): 1m; dài: 1,6m. Cửa ra vào: Dài: 2m; rộng: 1,2m Hỏi gian phòng có đạt chuẩn về ánh sáng không? - Nêu lại công thức tính diện tích hình chữ nhật.. - Cho hs khác nhận xét bài làm của bạn và Gv hoàn chỉnh bài cho các em. Bài 9/119/sgk: Cho một Hs giải bảng. Tính x sao cho AABE = SABCD E D ABCD ( AB = 12cm) D GT AE = x cm(EAD) 12 KL x = ? B C Gọi một Hs khác nhận xét bài giải của bạn và Gv hoàn chỉnh bài, cho điểm. Bài 7/118/sgk: Diện tích nền nhà. S = 4,2. 5,4 = 22,68(m2). Diện tích cửa sổ. S1 = 1. 1,6 = 1,6 (m2). Diện tích cửa ra vào. S2 = 1,2. 2 = 2,4(m2) Tổng diện tích cửa sổ và cửa ra vào. S, = S1 + S2 = 1,6 + 2,4 = 4(m2) Tỉ lệ phần trăm của S và S, là. 17,63% < 20% Vậy: gian phòng không đạt chuẩn về ánh sáng Bài 9/119/sgk: Diện tích !ABE. SABE = AB. AE = 12.x = 6x (cm2). Diện tích hình vuông ABCD. SABCD = AB2 = 122 = 144cm2 Mà: SABE = SABCD 6x = .144 x = 8(cm) 4.3 Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung Bài 10/119/sgk: Gọi Hs đọc to đề bài. Gv hướng dẫn Hs vẽ hình và ghi GT, KL GT !ABC (=900) ABDE; ACFH; BCKL hình vuông KL So sánh: SABDE+ SACFH = SBCKL Bài 11/119/sgk: Gv yêu cầu Hs hoạt động nhóm để giải bài tập trên. Mỗi Hs lấy hai tam giác vuông đã chuẩn bị sẵn theo kích thước chung để ghép vào bảng nhóm của mình. Gv lưu ý Hs ghép được: + Hai tam giác cân. + Một hình chữ nhật. + Hai hình bình hành. Gv kiểm tra bảng các nhóm. Bài 13/119/sgk: ABCD hình chữ nhật EAC HK // AB (E KH) FG // AD (EFG) SEFBK = SEGHD Gv gợi ý Hs so sánh !ABC và !CDA Tương tự ta suy ra những tam giác nào bằng nhau? Vậy tại sao: SEFBK = SEGHD * Cơ sở để c/m bài toán trên là tính chất 1, 2 của diện tích đa giác. Bài 14/119/sgk: Gv chỉ cho biết đáp số Chú ý: 1 km2 = 100 ha = 10 000 m2 1 a = 100 m2 Bài 15/119/sgk: A 5 cm B 3 cm D C Hs vẽ hình vào tập hình chữ nhật ABCD có: AB = 5 cm, BC = 3 cm a/ Cho biết chu vi và diện tích hình chữ nhật ABCD - Hãy tìm một số hình chữ nhật có diện tích nhỏ hơn, nhưng chu vi lớn hơn hình chữ nhật ABCD - Gv có thể gợi ý một trường hợp sau đó Hs tìm tiếp. b/ Tìm hình vuông có chu vi bằng chu vi hình chữ nhật ABCD. A B a D a C So sánh Shcn và Shv có cùng chu vi. Ta thấy các hình chữ nhật có cùng chu vi thì hình vuông có diện tích lớn nhất. Chứng minh nhận xét đó: Gợi ý: Cho Hs gọi hai kích thước của hình chữ nhật là a và b, sau đó xét hiệu: Shv - Shcn Bài 10/119/sgk Tổng diện tích hai hình vuông dựng trên cạnh góc vuông là: S = SABDE + SACFH S = c2 + b2 Diện tích hình vuông dựng trên cạnh huyền là. S, = BC2 = a2 Theo định lí Pytago AB2 + AC2 = BC2 a2 = b2 + c2 Vậy: SABDE + SACFH = SBCKL Bài 11/119/sgk: Bảng nhóm: + Tam giác cân: + Hình chữ nhật: Diện tích các hình này bằng nhau , vì cùng bằng tổng diện tích hai tam giác vuông đã cho. Bài 13/119/sgk: C/m: Xét: !ABC và !CDA Có: AD = BC (hai cạnh đối hình chữ nhật) AB = CD ( // ) AC : cạnh chung. Vậy: !ABC = !CDA (c-c-c) SABC = SCDA (1) Chứng minh tương tự: SAFE = SEHA Và: SEKC = SCGE (2) Ta có: SEFBK = SABC – (SAFE + SEKC) SEFBK = SABC – SAEF - SEKC (3) Và:SEHDG = SADC – (SEHA + SCGE) SEHDG = SADC – SEHA - SCGE (4) Từ (1), (2), (3), (4) suy ra: SEFBK = SEGHD Bài 14/119/sgk: Diện tích đám đất. 400. 700 = 280 000 m2 = 0,28 km2 = 2800 a 28 ha Bài 15/119/sgk: a/ SABCD = 5. 3 = 15 cm2 PABCD = 2. (5 + 3) = 16 cm Hình chữ nhật thoả mãn điều kiện đề bài yêu cầu như các hình chữ nhật có kích thước. * 1cm và 9cm có S = 9cm2; P = 2.(1 + 9) = 20cm * 1cm và 10cm có S = 10cm2; P = 2.(1+10)=22cm * 1cm và 11cm có S = 11cm2; P = 2.(1+11)=24cm * 1,2cmvà 9cm có S = 10,8cm; P = 2,(1,2+9) =20,4cm Có thể vẽ vô số hình thoả mãn yêu cầu đó. b/ Chu vi hình vuông là 4a (a là cạnh hình vuông) Để chu vi hình vuông bằng chu vi hình chữ nhật. Thì : 4a = 16a = 4 cm. Diện tích hình chữ nhật: 15 cm2 Diện tích hình vuông: S, = 42 = 16 cm2 SABCD < Shình vuông Chứng minh tổng quát: Gọi hai kích thước của hình chữ nhật là a và b (a, b > 0) Shình chữ nhật = a.b. Cạnh hình vuông có cùng chu vi với hình chữ nhật là. Shình vuông = ()2 Xét hiệu: Shv - Shcn = ()2 – ab = = = Vậy: trong các hình chữ nhật có cùng chu vi thì hình vuông có diện tích lớn nhất. 4.4 Bài học kinh nghiệm: - Để chứng minh diện tích của một hình bằng diện tích của hình khác, ta nên dùng phương pháp cắt ghép hình, vận dụng tính chất 1, 2 diện tích đa giác. - Trong các hình chữ nhật có cùng chu vi, thì hình vuông có diện tích lớn nhất. 4.5 Hướng dẫn Hs tự học ở nhà: - Ôn lại công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác. - BTVN: 16, 17, 20, 22/127, 128/sbt. 5- Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctiet 28.doc
Giáo án liên quan