Bài giảng môn Hình học 7 - Bài 6 - Tiết 35 - Tuần 21: Tam giác cân

 1.1.Kiến thức:

+HS biết được định nghĩa tam giác vuông cân, tam giác cân, tam giác đều, tính chất về góc của một tam giác, tam giác vuông, tam giác đều. Biết vẽ một tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều.

+HS hiểu được các dấu hiệu nhận biết một tam giác cân, tam giác đều.

 1.2.Kĩ năng:

 +Rèn kỹ năng vẽ hình.

+Rèn kỹ năng chứng minh tam giác cân, tam giác đều.

 

doc5 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Hình học 7 - Bài 6 - Tiết 35 - Tuần 21: Tam giác cân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAM GIÁC CÂN Bài 6 Tiết 35 Tuần 21 Ngày dạy: 7/1/2014 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: +HS biết được định nghĩa tam giác vuông cân, tam giác cân, tam giác đều, tính chất về góc của một tam giác, tam giác vuông, tam giác đều. Biết vẽ một tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều. +HS hiểu được các dấu hiệu nhận biết một tam giác cân, tam giác đều. 1.2.Kĩ năng: +Rèn kỹ năng vẽ hình. +Rèn kỹ năng chứng minh tam giác cân, tam giác đều. 1.3.Thái độ: +Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và khả năng suy luận của học sinh. +Rèn luyện khả năng phán đoán, nhận xét. 2.TRỌNG TÂM: +Định nghĩa, tính chất tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều. 3.CHUẨN BỊ: 3.1.GV: Thước thẳng, êke, thước đo góc 3.2.HS: Vẽ tam giác có hai cạnh bằng nhau, ba cạnh bằng nhau. + Xem trươc ?1,?2/SGK/126 4.TIẾN TRÌNH: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện 7a1...................................7a2................................7a3............................. 4.2.Kiểm tra miệng Nêu định nghĩa tam giác vuông. Sửa bài 44 SGK/125. (10 đ) -Tam giác vuông là tam giác có một góc vuông. Bài 44 SGK/125 Xét ΔADB và ΔADC có: (gt) (gt) ð (tổng 3 góc Δ) AD: cạnh chung Vậy: ΔADB = ΔADC (gcg) AB = AC 4.3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ 1 Vào bài Hơm nay chúng ta học tiết học “Tam giác cân” HĐ 2 Định nghĩa § ΔABC ở hình của bài tập 44 trên là tam giác cân. § Em thử suy đoán xem tam giác cân là tam giác như thế nào? - GV giới thiệu KN tam giác cân ð Hướng dẫn HS vẽ tam giác cân. - HS nêu lại ĐN tam giác cân. GV: ΔABC có AB=AC ta nói ΔABC cân tại A. Khi đó: 2 cạnh AB, AC là 2 cạnh bên; AC là cạnh đáy. A: góc ở đỉnh; B,C: 2 góc ở đáy GV đưa bài tập ?1 lên bảng. Gọi HS giải theo nhóm 2HS. HĐ 3: Tính chất Xét ? 2 . Hoạt động nhóm. Cho ΔABC cân tại A, tia phân giác của cắt BC tại D. Hãy so sánh và HS chứng minh Xét ΔABD và ΔACD có: AB=AC (ΔABC cân tại A) Â1 =Â2 (gt) AB cạnh chung Vậy ΔABD = ΔACD (cgc) ð (2 góc tương ứng) Qua bài ?2 cho biết tam giác cân có tính chất gì? Ta cũng có định lý 2 là định lý đảo của định lý 1. Vậy em nào có thể phát biểu được nội dung định lý đảo của định lý 1. Hướng dẫn HS chứng minh định lý 2 qua bài toán sau: Cho ΔABC có chứng minh rằng ΔABC cân tại A. (bài tập 44 SGK) Để chứng minh ΔABC cân tại A, ta cần CM điều gì? (cm: AB = AC) Kẻ yếu tố phụ như thế nào? Để xuất hiện 2 tam giác có chứa 2 cạnh AB và AC có khả năng chứng minh 2 tam giác đó bằng nhau (kẻ đường phân giác AD), trở về bài tập 44 SGK. ΔABC như trên là Δ vuông cân. Vậy thế nào là Δ vuông cân? ?3 Tính số đo mỗi góc nhọn của tam giác vuông cân. HĐ 4 Tam giác đều: GV đưa hình sau lên bảng phụ. Qua hình bên em nào có thể nêu được định nghĩa của tam giác đều. Dùng compa ta vẽ như thế nào để được một tam giác đều chính xác? (Đối với lớp yếu GV hướng dẫn cách vẽ) ? 4 vẽ tam giác đều ABC. Vì sao ; ? Tính số đo mỗi góc của ΔABC Cho HS hoạt động nhóm nhỏ (2HS) Làm bài tập ? 4 Từ định lý 1 và 2 ta suy ra được điều gì? ð hệ quả. 1) Định nghĩa: (SGK/125) ΔABC cân tại A. AB,AC: cạnh bên. BC: cạnh đáy. và : 2 góc ở đáy. Â: góc ở đỉnh. 2) Tính chất: Định lý 1: (SGK/126) Xét ΔABD và ΔACD có: AB=AC (ΔABC cân tại A) Â1 =Â2 (gt) AB cạnh chung Vậy ΔABD = ΔACD (cgc) ð (2 góc tương ứng) Định lý 2: (SGK/126) Định nghĩa tam giác vuông cân:( SGK/126) * Tính chất tam giác vuông cân: Mỗi góc nhọn của tam giác vuông cân bằng 450. 3)Tam giác đều: a)Định nghĩa: SGK/126 AB = AC = BC Û ΔABC đều ð = 600. b)Hệ quả: (SGK /127) 4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố -Có mấy phương pháp chứng minh một tam giác là tam giác cân? -Có mấy phương pháp để chứng minh một tam giác là tam giác đều? -Gọi 2 HS lên bảng vẽ hình bài tập 46/SGK. -GV đưa hình bài 47 lên bảng phụ. Gọi HS đứng tại chỗ trả lời. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT: (lớp yếu ghi) a) Để chứng minh một tam giác là Δ cân ta chứng minh một trong các dấu hiệu sau: Δ có 2 cạnh bằng nhau. Δ có 2 góc bằng nhau. b) Để chứng minh một Δ là đều ta chứng minh một trong các dấu hiệu sau: Δ có 3 cạnh bằng nhau. Δ có 3 góc bằng nhau. Δ có 2 góc bằng 600. Δ có 1 góc bằng 600. * Phương pháp chứng minh một tam giác là tam giác cân: - Δ có 2 cạnh bằng nhau hoặc 2 góc bằng nhau. * Phương pháp để chứng minh một tam giác là tam giác đều : + 3 cạnh bằng nhau. + 3 góc bằng nhau. + 2 góc bằng nhau = 600. + Δ cân có 1 góc = 600. 4.5.Hướng dẫn học sinh tự học: -Đối với bài học ở tiết học này: +Nắm vững định nghĩa, tính chất tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều. +Làm bài tập 49 SGK/ 127. -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: +Chuẩn bị: Tiết 36 “Luyện tập”. +Xem lại định nghĩa, tính chất tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều. +Tập vẽ hình chính xác bằng thước và compa. 5.RÚT KINH NGHIỆM: -Nội dung: -Phương pháp: -Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

File đính kèm:

  • doct35tamgiaccan.doc