I. Mục tiêu:
- Kiến thức: - Học sinh nhận biết được một biểu thức đại số nào đó là đơn thức. Nhận biết được một đơn thức là đơn thức thu gọn. Phân biệt được phần hệ số, phần biến của đơn thức. Biết nhân hai đơn thức.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết một đơn thức thành đơn thức thu gọn.
- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ.- Học sinh: đồ dùng học tập
3 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Đại số 7 - Tuần 26 - Tiết 53: Đơn thức - Mai Văn Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày soạn: 23/02/2014
Tiết 53 Ngày dạy: 24/02/2014
§¥N THøC
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: - Học sinh nhận biết được một biểu thức đại số nào đó là đơn thức. Nhận biết được một đơn thức là đơn thức thu gọn. Phân biệt được phần hệ số, phần biến của đơn thức. Biết nhân hai đơn thức.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết một đơn thức thành đơn thức thu gọn.
- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ.- Học sinh: đồ dùng học tập
III. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của giáo viên - Học sinh
Nội dung cần nhớ - Bài ghi
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- GV nêu yêu cầu
Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biểu thức ta làm thế nào?
Chữa bài 9/29SGK
Hoạt động 2: 1. Đơn thức
- HS: làm ?1
Nhóm 1:
Những biểu thức có chứa phép cộng, phép trừ :
3 - 2y ; 10x + y ; 5(x + y)
Nhóm 2:
Các biểu thức còn lại :
4xy2 ; x2y3x ; 2x2y3x ; 2x2y ; -2y
- GV: Các biểu thức đại số trong nhóm 2 là những ví dụ về đơn thức - Vậy đơn thức là gì?
- HS: làm ?2
-GV : Cho một số ví dụ về đơn thức ?
- HS cho ví dụ về đơn thức.
- Bài tập: Các biểu thức sau đây biểu thức nào là đơn thức :
(3 - 7)xy ; ;
HS:* Các biểu thức: (3 - 7)xy ; là các đơn thức
Biểu thức Không phải là đơn thức
- Số 0 có phải là đơn thức không? Vì sao?
1) Đơn thức(SGK)
Định nghĩa: SGK
Ví dụ 1 : Các biểu thức 9; ; x; y;
2x3y; -xy2z5 ; x3y2xz là những đơn thức
Ví dụ 2: Các biểu thức: 3 - 2y; 10x + y; 5(x + y) không phải là những đơn thức
Chú ý:
Số 0 đợc gọi là đơn thức không .
Hoạt động 3: 2. Đơn thức thu gọn
- GV xét đơn thức: 10x6y3 trong đơn thức trên có mấy biến? Các biến đó có mặt mấy lần và được viết dưới dạng nào?
- GV ta nói 10x6y3 là đơn thức thu gọn. Vậy thế nào là đơn thức thu gọn?
- Đơn thức thu gọn có mấy phần? Cho ví dụ về đơn thức thu gọn và chỉ ra phần hệ số và phần biến?
- GV yêu cầu học sinh đọc chú ý.
2) Đơn thức thu gọn :(SGK)
Khái niệm đơn thức thu gọn: SGK
Ví dụ 1: 10x6y3 là đơn thức thu gọn
Ví dụ 2 : 3x2yx là đơn thức chưa thu gọn.
Chú ý : (SGK)
Hoạt động 4: 3. Bậc của một đơn thức
- GV: Trong đơn thức 5x5y3z, biến x có mũ là 5, biến y có mũ là 3, biến z có mũ là 1.
Tổng các số mũ của các biến là 5+3+1=9. Ta nói 9 là bậc của đơn thức đã cho.
Vậy bậc của đơn thức là gì?
-GV giới thiệu: Số thực khác 0 là đơn thức bậc 0. Số 0 được coi là đơn thức không có bậc.
3) Bậc của một đơn thức: (SGK)
Khái niệm: SGK
Số thực khác 0 là đơn thức bậc không
Số 0 đợc coi là đơn thức không có bậc
Ví dụ:Đơn thức 32x3y5z có bậc là 10
Hoạt động 5: 4. Nhân hai đơn thức
- GV cho hai biểu thức:
A = 33 . 167 ; B = 34 . 166
Tính A. B = ?
- GV tương tự tính tích của 2x2y và 9xy4
- Vậy để nhân hai đơn thức ta làm thế nào?
(Vì chữ đại diện cho số nên các phép toán thực hiện cho các số thì cũng thực hiện được trên các chữ . Vậy để nhân hai đơn thức ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau)
* Chú ý :Mỗi đơn thức đều có thể viết thành một đơn thức thu gọn
BT: Hãy viết đơn thức sau thành đơn thức thu gọn : 5x4y(-2)xy2(-3)x3
- HS: Các em làm ?3Tính tích của x3 và -8xy2
4) Nhân hai đơn thức (SGK)
Ví dụ : Để nhân hai đơn thức 2x2y và 9xy4 ta làm như sau:
(2x2y). (9xy4) = (2.9). (x2x).(xy4)
= 18 x3y5
Chú ý : (SGK)
Hoạt động 6: Luyện tập
HS giải bài 10.12/32SGK
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà
Học thuộc các định nghĩa
Làm các lài tập 11, 12, 13, 14/32
14, 15,16/11-12 SBT
File đính kèm:
- tiet53.doc