Giúp HS :
- Hiểu được cấu tạo vần au, âu. HS đọc và viết được : au, âu, cây cau, cái cầu.
- Đọc được từ ứng dụng: rau cải, lau sậy, chân châu, sáo sậu và câu ứng dụng:
Chào mào có áo màu nâu
Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về
20 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1678 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Học vần bài 30 : vần au - Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p ghép, 1 HS K lên bảng ghép ).
- GV nhận xét.
- HS đánh vần và đọc trơn từ khóa : diều sáo. (HS đọc cá nhân, nhóm ,lớp).
- GV chỉnh sửa nhịp đọc cho HS
*HĐ 3 : Hướng dẫn viết.
- GV viết mẫu vần yêu, diều sáo.GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. Lưu ý nét nối giữa các con chữ iê và u, dấu mũ trên đầu e...( HS: quan sát )
- HS viết bảng con :
- GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
* Vần : yêu ( Quy trình tương tự )
*HĐ 4: Đọc từ ngữ ứng dụng.
- Đọc từ ứng dụng: ( HS: K, G đọc trước HS TB, Y đọc lại )
? Yêu cầu gạch chân vần vừa học nằm trong tiếng của các từ ứng dụng. buổi chiều, hiểu bài, yêu cầu, già yếu.
- 2 HS TB lên bảng thi gạch các vần vừa học.
- HS TB, K, đánh vần và đọc các tiếng chứa vần vừa học.
- GV giúp HS TB, Y đọc đánh vầncác tiếng từ ứng dụng.
- HS K, G đọc trơn cả từ .
- GV có thể giải thích một số từ ngữ: hiểu bài, yêu cầu...
- GV đọc mẫu.
- HS đọc nhóm, lớp, cá nhân.
tiết 2
*HĐ1: Luyện đọc.
- HS luyện đọc lại các vần, từ khóa, từ ứng dụng, câu ứng dụng mới học ở tiết 1. ( HS : lần lượt đọc )
- GV nên gọi HS TB, Y luyện đọc, HS khá, giỏi theo dõi nhận xét.
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về.
- HS khá giỏi đọc trước, HS TB ,Yđọc lại. Đọc theo nhóm, cả lớp.
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
? Tìm những tiếng chứa vần vừa học.(HS: K, G tìm trước HS TB Y nhắc lại: hiệu, thiều ).
- GV theo dõi giúp HS TB, Y đánh vần và đọc câu ứng dụng.
- GV đọc mẫu câu ứng dụng ( HS: đọc lại )
*HĐ2: Luyện viết vào vở tập viết.
- HS viết vào vở tập viết vần: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý.
- GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.
- GV nhận xét và chấm bài cho HS.
*HĐ3: Luyện nói.
- HS đọc tên bài luyện nói: Bé tự giới thiệu .(HS: K, G đọc trước, HS TB, Y nhắc lại).
- GV treo tranh và yêu cầu HS quan sát thảo luận theo cặp và theo các câu hỏi gợi ý sau:
? Trong tranh vẽ gì. (HS tranh vẽ các bạn HS ).
? Em có biết các bạn trong tranh đang làm gì không . (HS: các bạn đang tự giới thiệu...).
? Ai đang tự giới thiệu về mình nhỉ. ( HS: một bạn gái đang giới thiệu ...).
? Em hày tự giới thiệu về mình cho cả lớp cùng nghe. ( HS: 3- 4 em giới thiệu )
? Chúng ta sẽ tự giới thiệu về mình trong trường hợp nào ( HS K, G trả lời ).
? Khi giới thiệu chúng ta cần nói những gì ( tên, học lớp, trường, nhà mình….)
- GV quan sát giúp đỡ 1 số cặp còn chưa hiểu rõ câu hỏi.
- Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS: Các cặp lần lượt luyện nói ) .
- GV nhận xét khen ngợi những cặp làm tốt.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo.
- GV nhận xét tuyên dương HS học tốt.
? Tìm những tiếng có vần vừa học.(Tất cả HS đều tìm)
- Dặn HS học bài ở nhà và làm bài tập, xem trước bài 33.
tự nhiên xã hội
ôn tập : con nGười và sức khoẻ
I/ Mục tiêu:
* Giúp HS:
- Củng cố các kiến thức cơ bản về các bộ phận bên ngoài của cơ thể và các giác quan.
- Khắc sâu hiểu biết về thực hành vệ sinh hàng ngày, các hoạt động, các thức ăn có lợi cho sức khoẻ .
- Có ý thức tự giác trong việc ăn, uống, vệ sinh của cá nhân: ăn đủ no, uống đủ nước, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Sưu tầm các tranh ảnh về hoạt động học tập, vui chơi, các hoạt động nên và không nên để bảo vệ mắt và tai…
- HS: Vở BT, hồ dán, giấy, kéo, keo….
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ:
- Gọi 2 HS K, G trả lời câu hỏi: ? Tại sao cần phải đánh răng, rửa mặt đúng cách.
? Chúng ta nên nghỉ ngơi khi nào.
- GV nhận xét, cho điểm.
2/ Bài mới:
Khởi động: Trò chơi “A li ba ba”.
Mục tiêu: Tạo không khí sôi nổi, hào hứng trước khi vào bài học và giới thiệu bài.
- GV hướng dẫn cách chơi vừa nói vừa làm các động tác. (HS: Lắng nghe và quan sát).
- Học sinh thực hiện chơi 1 – 2 lần.
- GV giới thiệu bài mới.
*HĐ1: Làm việc với phiếu học tập.
Mục tiêu: Củng cố các kiến thức cơ bản về bộ phận cơ thể người và các giác quan.
CTH:
Bước 1: GV phát phiếu cho các nhóm.
+ Cơ thể người gồm có…..phần. Đó là……….
+ Các bộ phận bên ngoài của cơ thể là:……………………..
+ Chúng ta nhận biết được thế giới xung quanh nhờ có:…………………………..
- HS K, G đọc lại nội dung phiếu. Lớp lắng nghe.
- HS thảo luận theo nhóm 2 em, điền vào chỗ chấm các câu trả lời.
- GV HD HS TB, Y làm bài chỉ cho các em nêu miệng các câu trả lời.
Bước 2 : GV gọi 2- 3 nhóm lên đọc câu trả lời của nhóm mình.
- HS các nhóm khác nhận xét bổ xung.
- Cả lớp suy nghĩ và lần lượt từng em kể.
- GV viết lên bảng tất cả những thức ăn HS vừa nêu. (Khuyến khích các em nêu càng được nhiều càng tốt).
*HĐ2. Gắn tranh theo chủ đề.
Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về các hành vi vệ sinh hàng ngày Các hoạt động có lợi cho sức khoẻ.
CTH:
Bước 1: Giao việc.( GV chia lớp làm 4 nhóm )
- GV phát cho mỗi nhóm một tờ bìa to, tranh ảnh và yêu cầu các em gắn tranh ảnh về các hoạt động nên làm và không nên làm.
- HS làm việc theo nhóm ( 3 em ) dán tranh theo yêu cầu của GV.
- GV quan sát và giúp đỡ HS TB, Y.
Bước 2: Trình bày sản phẩm.
- GV cho các nhóm lên trình bày sản phẩm của mình . Các nhóm khác xem và nhận xét.
- HS K, G lên trình bày và giới thiệu về bức tranh vừa dán cho cả lớp nghe.
- HS TB, Y nhắc lại nội dung của từng bức tranh.
- GV nhóm làm việc tích cực, có những bức tranh đẹp.
*HĐ2: Kể về một ngày của em.
Mục tiêu: Củng cố và khắc sau hiểu biết về các hành vi vệ sinh, ăn uống, hoạt động, nghỉ ngơi hàng ngày để có sức khoẻ tốt..
CTH:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS nhớ và kể lại những việc làm trong một ngày của mình cho cả lớp nghe.
- GV lần lượt nêu ra các câu hỏi gợi ý:
? Buổi sáng em thức dậy lúc mấy giờ.
? Khi thức dậy em thường làm gì
? Hằng ngày em ăn mấy bữa, vào những lúc nào.
Buổi trưa em ăn những thứ gì.
? Tại sao chúng ta không nên ăn bánh, kẹo trước bữa ăn chính.
? Đến trường giờ ra chơi em chơi những trò chơi gì
? Chúng ta cần nghỉ ngơi khi nào để có sức khoẻ tốt.
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 2: GV gọi 3- 4 em lên kể .
- HS K, G kể trước HS TB, Y nhắc lại.
- GV gọi lần lượt HS đứng dậy trả lời trước lớp.
- GV nhận xét và kết luận: Hàng ngày, chúng ta cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn khi đói, uống khi khát, cần ăn ít nhất là ba bữa vào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều tối Không nên ăn đồ ngọt trước bữa ăn chính. Cần hoạt động và nghỉ ngơi, ăn uống hợp lí để có sức khoẻ tốt.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV nêu câu hỏi:
? Tại sao chúng ta cần phải giữ vệ sinh cá nhân hằng ngày. (HS: K, G trả lời TB,Y nhắc lại)
? Em phải làm gì để có sức khoẻ tốt ( HS K, G trả lời )
- GV nhận xét, tuyên dương HS chăm học, nhắc nhở HS chuẩn bị bài chưa tốt.
- Dặn HS về nhà kể lại cho mẹ và những người thân trong gia đình những điều em đã học ở bài này. Xem trước bài 11.
thủ công
bài 3: xé, dán hình con gà con(tiết 1)
I/ Mục tiêu:
* Giúp HS:
- Biết cách xé, dán hình con gà con.
- HS bước đầu xé được hình con gà con, dán cân đối, phẳng.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Bài mẫu về xé, dán hình con gà con, có trang trí cảnh vật. Giấy, bìa, kéo, keo...
- HS: Vở thực hành thủ công, giấy thủ công màu, giấy kẻ ô li, bút chì, keo, khăn lau tay.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng của HS.
2/ Bài mới:
* Giới thiệu bài (trực tiếp).
*HĐ1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- GV cho HS xem bài mẫu và hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời về đặc điểm, hình dáng màu sắc của con gà.
? Hình dáng của gà con có gì khác so với gà lớn. (HS: lông đuôi dài, cánh dài, thân cao ...).
? Lông của gà con có màu gì. ( HS: K,G trả lời, Y nhắc lại)
? Gà con có mấy chân? Đuôi gà con dài hay ngắn( HS: TB, Y trả lời K,G nhận xét)
? Thân gà, đầu gà có hình gì ( thân gà, đầu gà có dạng hình tròn )
- GV nhấn mạnh cho HS nhớ: Con gà con có thân, đầu hơi tròn : có các bộ phận đầu, mỏ, cánh, chân, đuôi, toàn thân có màu vàng.
*HĐ2: Giáo viên hướng dẫn mẫu .
a.Xé hình thân gà.
- GV làm các thao tác mẫu.
- Lấy một tờ giấy thủ công màu vàng, đếm ô, đánh dấu vẽ và xé một hình chữ nhật có cạnh dài 10, cạnh ngắn 8 ô (như hình 1).
- Xé hình chữ nhật khỏi tờ giấy màu.
- Xé 4 góc của hình chữ nhật ( H 2a )
- GV làm thao tác xé 4 góc theo đường cong. ( H2a)
- Sau khi xé xong chỉnh sửa cho giống hình thân gà ( H 2b ).
Chú ý: GV có thể làm lại thao tác đánh dấu, vẽ hình thân gà và các thao tác xé 2 đến 3 lần để HS TB, Y quan sát kĩ.
- GV xé xong lật mặt sau để HS quan sát hình thân con gà con.
b/ Xé hình đầu gà.
- GV làm các thao tác mẫu.
- Lấy một tờ giấy thủ công màu nâu, đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé một hình vuông có cạnh là 5 ô ( như H3a ).
- Sau đó vẽ, xé 4 góc của hình vuông như ( H3a ).
- Xé chỉnh, sửa cho gần giống hình đầu gà.( Lật mạt sau để HS quan sát như hình ( H 3b )
- GV nhắc HS lấy giấy nháp có kẻ ô, tập đánh dấu, vẽ, xé hình thân gà, đầu gà như GV vừa hướng dẫn.
- HS thực hành.
- GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.
c/ Xé hình đuôi gà : ( Dùng giấy cùng màu với đầu gà )
- GV làm các thao tác mẫu.
- Đếm ô đánh dấu, vẽ và xé một hình vuông mỗi cạnh 4 ô ( H4a )
- Vẽ hình tam giác ( H4b )
- Xé thành hình tam giác. ( H4c )
- HS quan sát GV làm mẫu nhớ các bước xé đuôi gà.
đ/ Xé hình mỏ, chân và mắt gà
- GV làm các thao tác mẫu;
- GV HD HS dùng giấy khác màu để xé hình mỏ, mắt, chân gà như (H5 )
- GV nhắc HS lấy giấy nháp kẻ ô, tập vẽ, xé hình đuôi gà, chân ,mỏ, mắt gà.
- GV HD kĩ đối tượng HS TB yếu.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu lại các bước khi vẽ và xé hình con gà con.
- HS quan sát bài mẫu xé dán hình con gà con của GV .
- Dặn HS về nhà chuẩn bị giấy mầu, kéo, hồ dán để tiết sau thực hành “Xé dán hình con gà con”( tiết 2).
Sinh hoạt tập thể
sinh hoạt lớp
Sinh hoạt lớp:
- GV luyện viết cho HS thi viết chữ đẹp cấp huyện.HS thi đua học tập chào mừng 20/11.
- GV đánh giá, nhận xét về nề nếp học tập, VS trường lớp, VS cá nhân.
- Gọi lần lượt hai tổ trưởng nhận xét về nề nếp học tập trong tuần 10 của tổ.
- Bình xét, xếp loại các tổ trong tuần.
- GV nhận xét tuyên dương HS học tốt trong tuần qua và nhắc nhở HS chưa đi học chuyên cần.
- Tổ chức trò chơi: “Diệt các con vật có hại”.
- Phổ biến nội dung tuần tới.
File đính kèm:
- GA CHAT T10.doc