Bài 7 Một số tính chất của đất trồng

1. Mục tiêu

 1.1. Kiến thức:

- Biết được keo đất là gì?

- Biết thế nào là khả năng hấp phụ của đất? Thế nào là phản ứng của dung dịch đất và độ phì nhiêu của đất?

 1.2. Kĩ năng:

- Phát triển kĩ năng so sánh qua cấu tạo keo âm, keo dương.

 1.3. Thái độ:

- Hình thành ý thức bảo vệ và sử dụng đất hợp lý.

2. Trọng tâm:

- Khái niệm, cấu tạo keo đất và khả năng hấp phụ của đất.

- Phản ứng của dung dịch đất, xác định được các dấu hiệu bản chất về khái niệm độ phì nhiêu của đất.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6385 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 7 Một số tính chất của đất trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10 tháng 8 năm 2012 Bài 7 - Tiết PPCT: 6+7 MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG Tuần dạy: 3-4 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: - Biết được keo đất là gì? - Biết thế nào là khả năng hấp phụ của đất? Thế nào là phản ứng của dung dịch đất và độ phì nhiêu của đất? 1.2. Kĩ năng: - Phát triển kĩ năng so sánh qua cấu tạo keo âm, keo dương. 1.3. Thái độ: - Hình thành ý thức bảo vệ và sử dụng đất hợp lý. 2. Trọng tâm: - Khái niệm, cấu tạo keo đất và khả năng hấp phụ của đất. - Phản ứng của dung dịch đất, xác định được các dấu hiệu bản chất về khái niệm độ phì nhiêu của đất. 3. Chuẩn bị 3.1. Giáo viên: - Nghiên cứu sgk, sgv và tài liệu tham khảo. - Hình 7 SGK phóng to. 3.2. Học sinh: - Đọc sgk và trả lời câu hỏi trước ở nhà. 4. Tiến trình 4.1. Ổn định tổ chức: 4.2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút 1/ Khái niệm và cơ sở khoa học của pp nuôi cấy mô tế bào? 2/ Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào? 4.3. Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học ª Hoạt động 1: Vào bài GV:Điều kiện nào thì đất có và giữ lại chất dinh dưỡng? - Điều kiện nào thì cây trồng lấy được chất dinh dưỡng dự trữ trong đất? HS: Trả lời GV: Nhận xét và tóm lại ªHoạt động 2: Tìm hiểu về keo đất và khả năng hấp phụ của đất GV: Keo đất là gì? HS: Trả lời GV: Treo hình cấu tạo keo đất lên bảng và hỏi: Keo đất có mấy lớp ion? Là những lớp nào? HS: Trả lời GV: So sánh cấu tạo keo âm và keo dương? HS: Trả lời GV: Trong 3 lớp ion thì theo em lớp ion nào có khả năng trao đổi với ion của dung dịch đất? HS: Trả lời GV: Khả năng hấp phụ của đất là gì? HS: Trả lời GV: Tại sao đất có khả năng hấp phụ? HS: Trả lời ª Hoạt động 3: Tìm hiểu phản ứng của dung dịch đất GV: Phản ứng của dung dịch đất là gì? HS: Trả lời GV: Vai trò của nồng độ ion H+ và OH- trong dung dịch đất? HS: Trả lời GV: Thế nào là độ chua tiềm tàng? Chua hoạt tính? Sự khác nhau của chua tiềm tàng và chua hoạt tính? HS: Trả lời GV: Nhận xét GV: Tại sao trong đất chứa nhiều muối thì đất có phản ứng kiềm? HS: Trả lời GV: Vì sao phải nghiên cứu phản ứng dung dịch đất? Trồng cây mà khọng chú ý đến phản ứng dung dịch đất thì sẽ như thế nào? HS: Trả lời ªHoạt động 4: Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất GV: Thế nào là độ phì nhiêu của đất? HS: Trả lời GV: Yếu tố nào quyết định độ phì nhiêu của đất? HS: Trả lời GV: Theo nguồn gốc hình thành, độ phì nhiêu được chia làm mấy loại? HS: Trả lời GV: Em hãy nêu một số ví dụ về ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hoạt động sản xuất đến sự hình thành độ phì nhiêu của đất? HS: Trả lời GV: Nhấn mạnh việc bón nhiều phân hóa học sẽ làm chua đất, đồng thời phương pháp canh tác hợp lý sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất I. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất 1. Keo đất a/ Khái niệm về keo đất - Là phần tử có kích thước khoảng dưới 1mm, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù b/ Cấu tạo keo đất: - Có 1 nhân - Lớp ion quyết định điện: + Mang điện tích dương thì keo dương + Mang điện tích âm thì keo âm - Lớp ion bù: + Lớp ion bất động mang điện tích trái + Lớp ion khuếch tán dấu với lớp ion quyết định điện 2/ Khả năng hấp phụ của đất - Là khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ như: hạt limon, hạt sét… hạn chế sự rửa trôi dưới tác động của nước mưa, nước tưới. II. Phản ứng của dung dịch đất - Chỉ tính chua, tính kiểm hoặc trung tính của dung dịch đất. - [OH-] = [H+]: đất có phản ứng trung tính. - [OH-] >[H+]: đất có phản ứng kiềm - [OH-] < [H+]: đất có phản ứng axit 1. Phản ứng chua của đất: do H+ và Al3+ gây nên a/ Độ chua hoạt tính: là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên. b/ Độ chua tiềm tàng: là độ chua do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên. 2.Phản ứng kiềm của đất: do đất chứa nhiều muối, khi thủy phân tạo thành bazơ làm cho đất hóa kiềm. III. Độ phì nhiêu của đất 1. Khái niệm - Là khả năng cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng cho cây. 2. Phân loại - Độ phì nhiêu tự nhiên: được hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, không có sự tác động của con người. - Độ phì nhiêu nhân tạo: được hình thành do kết quả sản xuất của con người. b4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập Chỉ tiêu so sánh Keo âm Keo dương Nhân 2 lớp ion - Lớp ion quyết dịnh - Lớp ion bù: + ion bất động + ion khếch tán Đáp án: Chỉ tiêu so sánh Keo âm Keo dương Nhân 2 lớp ion - Lớp ion quyết dịnh - Lớp ion bù: + ion bất động + ion khếch tán - + + + - - 2/ Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Muốn tăng độ phì nhiêu của đất thì làm thế nào? Đáp án: - Là khả năng cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng cho cây. - Biện pháp: bón phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh hợp lý ® Đất có kết cấu viên, giữa các hạt có khe hở, đất tơi xốp, thoáng khí, giữ nước, giữ phân. 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Về nhà học bài 7 và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài 8 và chuẩn bị mẫu đất để tiết sau thực hành 5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docppct-6,7.doc
Giáo án liên quan