1.1. Kiến thức:
- HS hiểu được vai trò của nuôi thủy sản
- HS biết được một số nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản
1.2. Kỹ năng:
- Giải thích được 3 nhiệm vụ chủ yếu của nuôi trồng thuỷ sản là khai thác tối đa tiềm năng mặt nước và giống thuỷ sản, cung cấp thực phẩm chất lượng cho tiêu dùng và ứng dụng công nghệ kĩ thuật cao trong chăn nuôi thuỷ sản.
1.3. Thái độ:
- Thói quen:Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế chăn nuôi ở gia đình
- Tính cách: Có ý thức hạn chế được sự nhiễm bẩn của môi trường.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4900 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 49: Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 4: THỦY SẢN
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT NUÔI THỦY SẢN
* MỤC TIÊU CHƯƠNG:
1.1. Kiến thức:
- HS hiểu được vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản
- HS biết được đặc điểm và tính chất của nước nuôi thủy sản. Từ đó đề ra biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao
- HS biết được các loại thức ăn của cá và mối quan hệ vế thức ăn của cá
1.2. Kĩ năng:
- Rèn luyện HS kĩ năng tư duy, quan sát
- HS biết xác định nhiệt độ, độ trong, độ pH của nước nuôi thủy sản
1.3. Thái độ:
- Giáo dục HS lòng yêu thích nghề nuôi thủy sản,
- Có ý thức bảo vệ môi trường nước tránh bị ô nhiễm
Tiết ppct:43
Tuần CM:32
Ngày dạy:…………….
Bài 49: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA NUÔI THỦY SẢN
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- HS hiểu được vai trò của nuôi thủy sản
- HS biết được một số nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản
1.2. Kỹ năng:
- Giải thích được 3 nhiệm vụ chủ yếu của nuôi trồng thuỷ sản là khai thác tối đa tiềm năng mặt nước và giống thuỷ sản, cung cấp thực phẩm chất lượng cho tiêu dùng và ứng dụng công nghệ kĩ thuật cao trong chăn nuôi thuỷ sản.
1.3. Thái độ:
- Thói quen:Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế chăn nuôi ở gia đình
- Tính cách: Có ý thức hạn chế được sự nhiễm bẩn của môi trường.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Vai trò của nuôi thủy sản
Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta
3.CHUẨN BỊ:
3.1 GV:Tài liệu tham khảo, sơ đồ câm để biểu thị vai trò của nuôi thuỷ sản.
3.2 HS: Nghiên cứu nội dung kiến thức bài 49: Cho biết vai trò nuôi thủy sản.
4. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’) GV kiểm tra sĩ số HS
4.2. Kiểm tra miệng: 3’
? Cho biết vai trò ngành chăn nuôi thủy sản.
Đáp án:
- Cung cấp thực phẩm cho con người.
- Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
- Làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
- Làm sạch môi trường nước.
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1:Vào bài ( 1’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề nuôi thủy sản: Bờ biển dài 3260 Km, có nhiều đảo, quần đảo, hệ thống kênh rạch chằng chịch. Do đó nghề này đã trở thành nghề truyền thống. Hiện nay đang phát huy vai trò rất mạnh mẽ trong nền kinh tế nước ta. Bài học hôm nay các em sẽ nắm rõ hơn vai trò, nhiệm vụ của nghề nuôi thủy sản.
HS: ghi tựa bài học
*Hoạt động 1 (17’):Tìm hiểu vai trò của nuôi thuỷ sản
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức:Nhận biết được vai trò của nước nuôi thuỷ sản.
- Kỹ năng: Tư duy
( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải.
- Phương tiện dạy học: sơ đồ câm để biểu thị vai trò của nuôi thuỷ sản.
(3) Các bước của họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- GV yêu cầu HS đọc mục I và quan sát H75 SGK.
- HS đọc và tìm hiểu nội dung trên H75/SGK.
(?):Quan sát hình (a) em cho biết hình này nói lên điều gì ?
- HS: Làm thức ăn có chất lượng cho con người.
(?): Em hãy kể tên những sản phẩm thuỷ sản mà gia đình em vẫn ăn ?
- HS: Tôm, cá, cua, ốc…
(?):Vậy vai trò thứ nhất của nuôi thuỷ sản là gì ?
- HS: Cung cấp thực phẩm có chất lượng cao cho con người.
(?):Nhìn vào hình (b) em cho biết hình này nói lên điều gì ?
- HS: Thuỷ sản dùng để xuất khẩu, chế biến.
(?):Em hãy kể tên một số loại thuỷ sản có thể xuất khẩu được ?
- HS: Cá Basa, tôm càng xanh...
(?): Hình (c) nói lên điều gì ?
- HS: Cá ăn những động vật phù du trong nước, mùn… làm sạch môi trường nước.
(?):Trong các bể, thùng chứa nước người ta thường thả vài con cá vào nhằm mục đích gì ?
- HS: Giúp làm nước sạch hơn, phòng độc cho con người (nếu cá bị chết tức là nước có độc tố…)
(?): Hình (d) nói lên điều gì ?
- HS: Làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
(?):Em hãy kể tên thức ăn gia súc, gia cầm có nguồn gốc thuỷ sản mà em biết ?
-HS: Trả lời theo ý kiến cá nhân, em khác nhận xét, bổ sung.
(?):Qua các hình vẽ em hãy cho biết nuôi thuỷ sản có vai trò gì đối với đời sống con người ?
- HS: Trả lời theo ý hiểu cá nhân, em khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận (THMT): Thấy được thuỷ sản là một mắt xích trong mô hình VAC, RVAC, hạn chế được sự nhiễm bẩn của môi trường...
I. Vai trò của nuôi thuỷ sản.
- Cung cấp thực phẩm cho con người.
- Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
- Làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
- Làm sạch môi trường nước.
*Hoạt động 2 (20’):Tìm hiểu nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức:Nhận biết được nhiệm vụ cơ bản của nước nuôi thuỷ sản
- Kỹ năng: Giải thích nhiệm vụ cơ bản nuôi thủy sản.
( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải.
- Phương tiện dạy học: ko
(3) Các bước của họat động:
B1:
GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II SGK.
- 1 HS đọc, các em khác theo dõi, tiếp thu.
B2: Đàm thoại HS
(?): Muốn nuôi thuỷ sản cần có điều kiện gì ?
- HS: Vực nước và giống thuỷ sản.
(?):Tại sao có thể nói nước ta có điều kiện phát triển thuỷ sản ?
- HS: Có nhiều ao hồ, mặt nước lớn.
- GV kết luận nhiệm vụ thứ nhất là: Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi vốn có ở nước ta.
(?):Em hãy kể tên những loài thủy sản được nuôi ở địa phương em ?
- HS trả lời cá nhân, em khác nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK và hãy cho biết vai trò quan trọng của thuỷ sản đối với con người ?
- HS: Cung cấp 40-50 % thực phẩm.
(?): Thế nào là thuỷ sản tươi ?
- HS: Mới đánh bắt lên khỏi mặt nước, vẫn còn sống để chế biến làm thực phẩm.
- GV yêu cầu HS đọc mục 3 và cho biết ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào những công việc gì trong chăn nuôi thuỷ sản ?
- HS: Đó là: Sản xuất giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, bảo vệ môi trường.
B3: Từ các câu hỏi trên GV kết luận.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
II. Nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản ở nước ta
- Khai thác tối đa tiềm năng mặt nước và giống.
- Cung cấp nhiều thực phẩm tươi, sạch cho tiêu dùng và xuất khẩu.
- Ứng dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào nghề nuôi thuỷ sản.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1 Tổng kết:
- GV: Gọi 1 – 2 HS đọc phần “ghi nhớ”.
Hệ thống nội dung bài học và nêu câu hỏi củng cố bài:
1. Qua bài học em hãy cho biết nuôi thuỷ sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hội?
2.Nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản là gì?
5.2 Hướng dẫn học tập:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ HS học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Đối với bài học ở tiết học tiết theo: Đọc nội dung bài 50: Môi trương nuôi thủy sản.
+ Nước có nhiều đặc điểm ảnh hưởng trực tiếp đến tôm, cá. Đó là những đặc điểm nào? Cho ví dụ minh họa?
6. PHỤ LỤC : SGV, chuẩn KT-KN.
File đính kèm:
- djkfgadskgajfyhoajdslkfjaskljfl (6).doc