1. Kiến thức:
- Biết được phương pháp chọn phối, nhân giống thuần chủng.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích sơ đồ, bảng biểu.
3. Thái độ:
- Nhận thức được tầm quan trọng của chọn phối và nhân giống thuần chủng.
4. Tích hợp bảo vệ môi trường:
- Có ý thức bảo vệ được môi trường trong chăn nuôi.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3169 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 34: nhân giống vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày soạn: 11/03/2014
Tiết 37 Ngày dạy: 14/03/2014
BÀI 34: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được phương pháp chọn phối, nhân giống thuần chủng.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích sơ đồ, bảng biểu.
3. Thái độ:
- Nhận thức được tầm quan trọng của chọn phối và nhân giống thuần chủng.
4. Tích hợp bảo vệ môi trường:
- Có ý thức bảo vệ được môi trường trong chăn nuôi.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1. Giáo viên: Chuẩn bị các bảng phụ bài tập.
2. Học sinh : Xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ồn định lớp: 7A1……….………… 7A2………………………7A3……………………..
7A4……….…………….… 7A5……………………. 7A6……………………………..
2. Kiểm tra bài cũ:
Hãy cho biết những phương pháp và cách tiến hành chọn lọc giống vật nuôi đang được sử dụng ở nước ta?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Để có giống vật nuôi tốt cần có biện pháp nhân giống phù hợp. Vậy, có những phương pháp nhân giống nào? Cách tiến hành ra sao?
b. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu về chọn phối
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK cho biết:
+ Làm thế nào để có được vật nuôi bố và vật nuôi mẹ tốt?
+ Sau khi chọn được đực giống và cái giống tốt, phải làm gì để tăng số lượng vật nuôi?
-GV: Chọn phối là gì?
-GV:Yêu cầu HS đọc SGK/91, thảo luận nhóm 2 phút cho biết:
-GV hỏi: Có mấy phương pháp chọn phối?
- GV: Yêu cầu HS làm BT1.
- HS: Đọc SGK và trả lời.
+ Phải chọn lọc.
+ Ghép đôi cho sinh sản.
- HS: Trả lời .
- HS: Thảo luận nhóm trả lời:
-HS: Suy nghĩ và trả lời:
+ Chọn phối cùng giống.
+ Chọn phối khác giống.
- HS: Làm bài tập.
I. Chọn phối:
1. Khái niệm:
Chọn con đực tốt ghép với con cái tốt theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn phối.
2. Các phương pháp chọn phối:
+ Chọn phối cùng giống
VD: Lợn MC x Lợn MC
+ Chọn phối khác giống.
VD: Lợn MC x Lợn LĐ
Hoạt động 2. Tìm hiểu về khái niệm, mục đích của nhân giống thuần chủng
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK mục II phần 1, cho biết:
+ Nhân giống thuần chủng là gì?
+ Thế nào là chọn phối cùng giống?
+ Mục đích của chọn phối cùng giống?
- GV: Cho VD về pp nhân giống thuần chủng mà em biết?
- GV: Vậy mục đích của nhân giống thuần chủng là gì?
- GV: Yêu cầu HS làm BT2.
- HS: Đọc SGK trả lời:
- HS : Cho VD
- HS : Tăng số lượng cá thể của giống đã có; Giữ vững và hoàn thiện đặc tính tốt của giống đã có.
- HS: Làm BT.
II. Nhân giống thuần chủng
1. Khái niệm:
Nhân giống thuần chủng là hình thức chọn ghép đôi con đực và con cái cùng 1 giống để có đời con giống bố mẹ.
2. Mục đích:
Tăng số lượng cá thể của giống đã có.
Giữ vững và hoàn thiện đặc tính tốt của giống đã có.
Hoạt động 3. Tìm hiểu phương pháp để nhân giống thuần chủng đạt kết quả tốt
- GV: Ở địa phương em đã tiến hành nhân giống thuần chủng những vật nuôi nào?
- GV: Hãy cho biết làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả tốt?
- GV: Muốn nhân giống thuần chủng gà LơGo với mục đích lấy trứng thì phải làm như thế nào để đạt kết quả tốt?
- HS: Nhân giống lợn, bò.
- HS: Để nhân giống thuần chủng đạt kết quả tốt cần:
+ Có mục đích rõ ràng.
+ Chọn phối tốt.
+ Không ngừng chọn lọc và nuôi dưỡng đàn vật nuôi.
- HS: Lấy trứng -> Chọn những con gà mái có khả năng sinh sản cao, con gà trống to khoẻ -> Chăm sóc tốt đồng thời chọn lọc những con tốt và loại bỏ những con ít có khả năng sinh sản.
3. Để nhân giống thuần chủng đạt kết quả tốt cần:
+ Có mục đích rõ ràng.
+ Chọn phối tốt.
+ Không ngừng chọn lọc và nuôi dưỡng đàn vật nuôi.
4. Củng cố: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
5. Nhận xét - Dặn dò: Dặn các về nhà học bài.
Dặn HS xem trước bài: Thức ăn vật nuôi.
* Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- CN7tuan 28tiet 37.doc