Bài 33: một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuôi

1. Kiến thức:

- Biết được khái niệm, phương pháp chọn giống vật nuôi.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích sơ đồ.

3. Thái độ:

- Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chọn lọc giống.

4. Tích hợp bảo vệ môi trường:

- Có ý thức bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 33: một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày soạn: 08/03/2014 Tiết 36 Ngày dạy: 11/03/2014 BÀI 33: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÝ GIỐNG VẬT NUÔI I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Biết được khái niệm, phương pháp chọn giống vật nuôi. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích sơ đồ. 3. Thái độ: - Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chọn lọc giống. 4. Tích hợp bảo vệ môi trường: - Có ý thức bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Sơ đồ 9 SGK/90. Tài liệu tham khảo liên quan đến bài học. 2. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 7A1…………………….…7A2……………….……7A3………………...… 7A4…………………………..7A5…………………………7A6…………………….. 2. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra 1 tiết 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài mới: Để đạt năng xuất cao trong chăn nuôi cần chọn lọc được những giống thật tốt. Sau đó phải chăm sóc, quản lí chúng. Vậy, chọn lọc và quản lí giống vật nuôi ra sao? b. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm chọn lọc giống vật nuôi -GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK và phân tích ví dụ. -GV: Lấy thêm một số ví dụ khác và phân tích. -GV hỏi: Thế nào là chọn giống vật nuôi? -GV: Chốt kiến thức. -HS: Đọc SGK và phân tích ví dụ. -HS: Lắng nghe và ghi nhớ. -HS: Dựa theo các ví dụ đã có để trả lời câu hỏi. -HS: Lắng nghe và ghi vở. I. Khái niệm về chọn giống vật nuôi. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi. Hoạt động 2. Tìm hiểu về một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi -GV hỏi: Có mấy phương pháp chọn lọc giống vật nuôi? -GV: Người ta tiến hành chọn lọc hàng loạt GVN như thế nào? -GV: Phương pháp chọn lọc hàng loạt có ưu, nhược điểm gì? -GV hỏi: Em hiểu thế nào là phương pháp kiểm tra năng suất? -GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm cho biết: So với PP chọn lọc hàng loạt thì pp kiểm tra năng suất có ưu, nhược điểm gì? - GV: Cho các nhóm nhận xét. -HS: Tìm hiểu và trả lời. -HS: Tìm hiểu thông tin SGK và trả lời câu hỏi của GV. -HS: Ưu: Dễ thực hiện, đơn giản. Nhược: Độ chính xác không cao. -HS: Tìm hiểu thông tin SGk và trả lời. -HS: Suy nghĩ và trả lời: Ưu: Độ chính xác cao. Nhược: Khó thực hiện, tốn công. - HS: Lắng nghe. II. Một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi 1. Chọn lọc hàng loạt. 2. Kiểm tra năng suất Hoạt động 3. Tìm hiểu về công việc quản lý giống vật nuôi -GV: Yêu cầu HS đọc SGK cho biết: Quản lý GVN bao gồm những công việc gì? Nhằm mục đích gì? - GV: Nhận xét -HS: Đọc SGK, trả lời: + Tổ chức và sử dụng GVN. + Nhằm giữ cho các GVN ko bị pha tạp về mặt DT, thuận lợi cho việc chọn lọc giống thuần chủng hoặc lai tạo. - HS: Lắng nghe. III. Quản lý giống vật nuôi - Tổ chức và sử dụng GVN. - Nhằm giữ cho các GVN ko bị pha tạp về mặt di truyền, thuận lợi cho việc chọn lọc giống thuần chủng hoặc lai tạo. 4. Củng cố: - HS đọc ghi nhớ SGK/90. - HS nhắc lại nội dung chính của bài học. 5. Nhận xét - dặn dò: - Về nhà học bài. - Chuẩn bị bài: “Nhân giống vật nuôi”. * Rút kinh nghiệm:………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docCN7tuan 28tiet 36(1).doc