Tiết 58 Bài 50: đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà

A. Mục tiêu:

ã HS hiểu được đặc điểm của mạng điện trong nhà.

ã HS hiểu được cấu tạo, chức năng một số phần tử của mạng điện trong nhà.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

v GV:

ã Tranh vẽ cấu tạo mạng điện trong nhà.

ã Tranh về hệ thống điện.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2097 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 58 Bài 50: đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 58 Bài 50: Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà Ngày soạn: / / Ngày giảng: / / Mục tiêu: HS hiểu được đặc điểm của mạng điện trong nhà. HS hiểu được cấu tạo, chức năng một số phần tử của mạng điện trong nhà. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: GV: Tranh vẽ cấu tạo mạng điện trong nhà. Tranh về hệ thống điện. Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng (Máy chiếu) Hoạt động 1 Giới thiệu bài học (2phút) GV: Mạng điện trong nhà có những đặc điểm gì ? Và được cấu tạo như thế nào ? Để hiểu rõ đặc điểm và cấu tạo của mạng điện trong nhà, chúng ta cùng nghiên cứu bài ngày hôm nay. Bài 50: “Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà”. HS: Lắng nghe và ghi đề bài. Tiết 58 Bài 50 Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà. Hoạt động 2 Tìm hiểu về đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà (25phút) GV: Theo em mạng điện trong nhà có điện áp là bao nhiêu ? GV kết luận: Cấp điện áp của mạng điện trong nhà là 220V. Đây là giá trị định mức của mạng điện sinh hoạt ở nước ta. Những đồ dùng điện trong nhà em có điện áp định mức là bao nhiêu ? Tại sao tất cả đồ dùng điện đều có chung cấp điện áp ? GV giới thiệu một số nước có điện áp định mức khác điện áp định mức ở nước ta như: Nhật Bản sử dụng điện áp định mức của mạng điện trong nhà là 110V, Mỹ mạng điện trong nhà thường được dùng ở 2 cấp là 127V và 220V. GV: em hãy cho biết một số đồ dùng điện của mạng điện trong nhà. Những đồ dùng đó người ta còn gọi là tải hay phụ tải. Vậy tải hay phụ tải là gì ? GV: là bao gồm tất cả các thiết bị điện, đồ dùng điện trong một mạng điện. Theo em đồ dùng điện trong gia đình có đa dạng không ? Công suất của chúng có giống nhau không ? Ví dụ ? GV kết luận: nhu cầu dùng điện giữa các gia đình rất khác nhau, nên tải của mỗi mạng điện cũng rất khác nhau tạo nên tính đa dạng của mạng điện trong nhà. Từ đó việc thiết kế mạng điện trong nhà cũng rất đa dạng. GV: Khi đồ dùng điện có công suất lớn thì điện áp cũng phải lớn có đúng không ? Lấy ví dụ ? GV kết luận: Các đồ đung điện trong nhà dù có công suất khác nha nhưng đều có điện áp định mức bằng điện áp định mức của mạng điện. Điều đó có nghĩa quan trọng là khi mua, chọn và sử dụng đồ dùng điện phải tương thích với mạng điện trong nhà. GV cho HS làm bài tập trong SGK_T173. Gọi 1 HS đọc bài làm. GV nhận xét và chữa. Em hãy cho biết những yêu cầu của mạng điện trong nhà. GV kết luận các yêu cầu giống như trong SGK HS: Mạng điện trong nhà có điện áp là 220V. Là 220V vì tất cả đồ dùng trong mạng phải có điện áp địng mức phù hợp với điện áp mạng điện cung cấp. Một số đồ dùng điện trong nhà: Tivi, tủ lạnh, quạt, bàn là, bóng đèn… Đồ dùng điện trong gia đình rất đa dạng. Công suất của chúng không giống nhau. Ví dụ như công suất của tivi là 80W, công suất của bóng đèn là 40W. Không vì bếp điện có công suất là 1000W và điện áp là 220V, công suất của bóng đèn là 40W nhưng cũng có điện áp là 220V. Đồ dùng điện phù hợp với mạng điện là Bàn là điện 220V – 1000W, công tắc điện 500V – 10A, phích cắm điện 250V – 5A. Đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà: Đặc điểm của mạng điện: Điện áp của mạng điện trong nhà: Mạng điện trong nhà có điện áp là 220V. Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà: Đồ dùng điện trong gia đình rất đa dạng. Công suất của chúng không giống nhau. Sự phù hợp điện áp giữa các tiết bị, đồ dùng điện với điện áp của mạng điện: Các thiết bị điện và các đồ dùng điện trong nhà phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp của mạng điện. Riêng đối với các thiết bị đóng - cắt, bảo vệ và điều khiển thì điện áp định mức có thể lớn hơn điện áp mạng điện. Yêu cầu của mạng điện trong nhà: SGK_173,174 Hoạt động 3 Tìm hiểu cấu tạo của mạng điện trong nhà (15phút) GV yêu cầu HS quan sát hình 50.2(SGK_T174) và cho biết cấu tạo của mạng điện trong nhà. Gồm các phần tử gì ? GV giới thiệu cho HS biết các khái niệm mạch chính, mạch nhánh. Các thiết bị đóng – cắt và bảo vệ, bảng điện, sứ cách điện. HS: Mạng điện trong nhà gồm các phần tử: Công tơ điện. Dây dẫn điện. Các thiết bị đóng – cắt, bảo vệ và lấy điện. Đồ dùng điện. Cấu tạo của mạng điện trong nhà: Mạng điện trong nhà gồm các phần tử: Công tơ điện. Dây dẫn điện. Các thiết bị đóng – cắt, bảo vệ và lấy điện. Đồ dùng điện. Hoạt động 4 Tổng kết bài và giao công việc về nhà (3phút) GV yêu cầu 1HS đọc phần ghi nhớ. Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và trả lời 3 câu hỏi trong SGK_T175. Yêu cầu HS đọc trước và chuẩn bị bài 51: “Thiết bị đóng - cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà”. 1 HS đọc phần ghi nhớ. HS ghi BTVN. Ghi nhớ: SGK Học thuộc phần ghi nhớ và trả lời 3 câu hỏi trong SGK_T175.

File đính kèm:

  • docTiet 58_Bai 50_Dac diem va cau tao mang dien trong nha.doc
Giáo án liên quan