Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 113 đến 116 - Phạm Thanh Tâm

I. MỤC TIÊU: HS cần nắm được :

1. Kiến thức:

- Nắm được thể loại bút kí.

-Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế.

-Vẻ đẹp của con người xứ Huế.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc.

- Phân tích văn bản nhật dụng ( kiểu loại thuyết minh).

- Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS lòng tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

 1.GV: Tranh ảnh chụp ở Huế phù hợp.

 2.HS: Đọc văn bản, tìm hiểu nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

III . TIẾN TRÌNH:

 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:

 

2. Kiểm tra miệng:

 

doc16 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 113 đến 116 - Phạm Thanh Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.a: sử dụng phép liệt kê không theo từng cặp. - VD1.b : sử dụng phép liệt kê theo từng cặp. -VD2.a :liệt kê không tăng tiến. -VD2.b: liệt kê tăng tiến. * Ghi nhớ: SGK/105. III. Luyện tập: Bài 1: Phép liệt kê: -Bà TrưngQuang Trung. àKhông theo cặp. Tăng tiến theo thời gian. -Từ các cụ già đến.chính phủ. àTheo cặp; Không tăng tiến. Bài 2: a.Dưới lòng đườngcửa tiệm. àKhông theo cặp; tăng tiến từ ngoài vào trong. -Những cu lichữ thậpà không theo cặp, không tăng tiến. b.Điện giậtnung-àkhông theo cặp, tăng tiến. Bài 3: Đặt câu: Trong giờ ra chơi, chúng em được vui chơi thỏa thích. Chỗ này nhảy dây, chỗ kia đá cầu, chơi bắt dí IV. Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu hỏi của GV Câu trả lời của HS  Phép liệt kê trong câu sau có tác dụng gì? Sách của Lan để ở khắp mọi nơi trong nhà: Trên giường, trên bàn học, trên giá sách, trên bàn ăn cơm, trên ghế dựa A. Nói lên tính chất khẩn trương của hành động. B. Nói lên tính chất bề bộn của sự vật hiện tượng. C. Nói lên tính chất quyết liệt của hành động. D. Nói lên sự phong phú của các sự vật hiện tượng. l B. Nói lên tính chất bề bộn của sự vật hiện tượng. V. Hướng dẫn HS tự học: à Đối với bài học tiết này: - Học bài, làm BT đầy đủ các bài tập vào VBT. -Tìm trong các văn bản đã học một đoạn văn, một đoạn thơ có sử dụng phép liệt kê và hân tích giá trị nghệ thuật. à Đối với bài học tiết sau: -Đọc, tìm hiểu bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. Cần nắm được công dụng của chúng trong văn bản.Làm trước bài tập 1 ở nhà. - Xem lại dàn bài bài viết số 6 tiết sau: Trả bài TLV số 6. Ngày soạn 26/3/2014 Ngày dạy 2/4/2014 Tiết 115- LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH I. Mục tiêu: HS: 1. Kiến thức: - Củng cố lại kiến thức về các văn bản nghị luận giải thích . - Giúp HS nhận ra các lỗi sai trong bài làm của mình, của bạn và cách sửa chữa. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đánh giá được chất lượng bài làm của mình, sửa lỗi sai. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác sửa lỗi sai cho HS. II. Chuẩn bị: 1.GV: Soạn bài 2.HS: Chuẩn bị đề: Giải thích câu tục ngữ: Thất bại là mẹ của thành công III. Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2. Kiểm tra miệng: Cho biết bố cục bài văn giải thích 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học ô Hoạt động 1:Xác định yêu cầu của đề Kiểu văn bản: Lập luận giải thích Luận điểm: Từ trong thất bại ta sẽ tìm ra con đường để đi đến thành công Dẫn chứng: Thực tế ô Hoạt động 2: ? cho biết mở bài ta làm gì a. Mở bài: - Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều mong muốn đạt được thành công, nhưng thực tế trước khi đến với thành công ta thường phải trải qua khó khăn, thậm chí thất bại Song chÝnh sù thÊt b¹i ®· lµm cho con ng­êi tr­ëng thµnh, giµu kinh nghiÖm vµ v÷ng vµng ®i tíi chiÕn th¾ng. V× thÕ, tôc ng÷ x­a ®· cã c©u: “Thất bại là mẹ thành công”. Vậy ta hiểu câu tục ngữ này thế nào cho đúng ? cho biết thân bài ta làm gì b. Thân bài: * Giải thích câu tục ngữ: - Khi làm bất cứ việc gì người ta cũng đưa ra một mục đích kết quả mà họ sẽ đạt được . Khi chúng ta làm được mục đích. chỉ tiêu, kết quả mà ta mong đợi hoặc kết quả còn hơn mong muốn khi đó ta nói là ta đã thành công . Còn ngược lại ta không đạt được kết quả mong muốn thì gọi là thất bại. -“Thất bại là mẹ của thành công” nghĩa là ta có gặp thất bại mới sinh ra, tìm được con đường đi tới thành công . Hay nói cách khác là sự thất bại giúp ta trưởng thành , dày dạn kinh nghiệm để đi tới sự thành công . Thất bại là nguồn gốc, động lực của thành công. Nói cách khác, có thất bại mới thành công. - Câu tục ngữ là một lời khuyên quý giá về lòng kiên trì nhẫn nại không lùi bước trước khó khăn , theo đuổi mục đích của mình đến cùng và phải biết rút kinh nghiệm từ những thất bại của mình để đi đến thành công - Các câu tục ngữ có cùng chủ đề: “ Dù ai nói ngả nói nghiêng . lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.” “ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo “ * Tại sao nói : Thất bại là mẹ thành công: - Thất bại giúp cho ta có được những kinh nghiệm quý giá cho lần sau, thất bại khiến cho ta hiểu được nguyên nhân vì sao ta chưa thành công, từ đó tìm cách khắc phục. - Thất bại là động lực để con người cố gắng, nỗ lực cho lần sau: Thất bại khiến cho con người càng khao khát thành công hơn, càng cố gắng nghiên cứu tìm tòi. *Tại sao ta phải kiên trì nhẫn nại - Trong cuộc sống, công việc nào cũng có khó khăn . Khi gặp khó khăn lớn ta không vượt qua được, ta sẽ gặp thất bại. Khi gặp thất bại mà ta chán nản, nhụt lòng , mất hết ý trí thì sẽ ảnh hưởng xấu đến công việc và cuộc đời. Ngược lại khi gặp thất bại ta vẫn vững lòng , lấy sự thất bại đó là một bài học kinh nghiệm để tiếp tục vươn lên . Từ sự thất bại ấy tìm cách khắc phục khó khăn thì sẽ gặt hái thành công . * Nêu một vài dẫn chứng để lời giải thích có tính thuyết phục. c. Kết bài: - Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: là lời khuyên đúng đắn, chỉ ra động lực, nguồn gốc của thành công. - Liên hệ bản thân: Gặp thất bại nhưng không nản chí mà tiếp tục học hỏi để tiến bộ và vươn đến thành công. ô Hoạt động 3: Viết bài I/ Xác định yêu cầu của đề IV. Câu hỏi, bài tập củng cố: à GV nhắc nhở HS ôn lại các kiến thức đã học cả về Văn, TV, TLV. V. . Hướng dẫn HS tự học: à Đối với bài học tiết này: - Xem lại các kiến thức đã học. à Đối với bài học tiết sau: Xem lại dàn bài bài viết số 6 tiết sau: Trả bài TLV số 6. Xem lại cách viết đoạn, các ý sẽ trình bày trong bài, các luận điểm, dẫn chứng. Ngày soạn 26/3/2014 Ngày dạy 5/4/2014 Tiết 116- TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6: LẬP LUẬN GIẢI THÍCH I. Mục tiêu: HS: 1. Kiến thức: - Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản lập luận giải thích, về tạo lập văn bản, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tự đánh giá đúng hơn về chất lượng bài làm của bản thân, bạn bè. Biết cách trình bày một bài văn giải thích hoàn chỉnh. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác sửa các lỗi sai của bản thân, bạn bè. II. Chuẩn bị: 1. GV: bài nhận xét, sửa chữa. 2. HS: Xem lại đề bài, lập dàn ý cho đề bài TLV số 6. III. Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2. Kiểm tra miệng: không 3. Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS. Nôi dung bài học. Giới thiệu bài: Để giúp các em thấy rõ những ưu khuyết điểm trong bài viết TLV số 6 của mình, tiết này cô sẽ Trả bài TLV số 6 cho các em. ô HĐ 1:Yêu cầu hs nhắc lại đề bài. ô HĐ 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.  Xác định thể loại của đề bài.  Đề yêu cầu làm gì? ô HĐ 3 : Nhận xét ưu khuyết điểm của hs . l HS nắm được phương pháp làm bài, một số em làm đúng yêu cầu của đề. -Phần MB có giới thiệu được vấn đề giải thích -TB giải thích khá rõ nội dung câu ca dao, có liên hệ thực tế trong cuộc sống -KB có nêu ý nghĩa, liên hệ bản thân - Kết cấu ba phần rõ ràng, đảm bảo nhiệm vụ từng phần. - Khoảng 25 % viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp. l Khuyết điểm : - Đa số các em chưa giải thích rõ vì sao “người trong một nước phải thương nhau cùng”, dẫn chứng còn nghèo nàn. - Một số bài làm còn sơ sài. - Diễn đạt còn lủng củng. - Một số bài còn gạch đầu dòng. - Chữ viết xấu khó đọc. - Nhiều hs viết sai chính tả. ô HĐ 4 : Công bố điểm. ô HĐ 5 : Trả bài cho HS. ô HĐ 6 : Hướng dẫn HS xây dựng dàn bài. ô HĐ 7 : Hướng dẫn HS sửa lỗi. à Gv nêu các lỗi chính tả gọi hs lên bảng sửa. õ GD HS ý thức viết đúng chính tả. à GV nêu lỗi hướng dẫn hs sửa. Một số bạn còn viết sai chính tả nhiều õ GD HS ý thức dùng từ, viết câu chính xác. à GV nêu lỗi, hướng dẫn hs sửa lỗi. l Dùng từ chưa có sự lựa chọn, có nhiều từ chưa hay, chưa đúng, câu lủng củng l Đặt câu thiếu CN-VN. l Có bạn còn gạch đầu dòng, viết tắt, viết số 1 Đề : “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy. 2. Tìm hiểu đề : a. Thể loại : văn nghị luận giải thích. b. Yêu cầu : giải thích nội dung câu tục ngữ. 3. Nhận xét ưu khuyết điểm a. Ưu điểm : * Nội dung : * Hình thức : b. Khuyết điểm : * Nội dung : * Hình thức : 4. Công bố điểm : Điểm 1-2 3-4 5-6 7-8 9-10 7A 7B 5. Trả bài : 6. Dàn bài : a. MB : (1,5đ) - Giới thiệu ý nghĩa của câu ca dao. - Dẫn câu ca dao “Nhiễu điềucùng”. b. TB : (7đ) - Giải thích “nhiễu điều” là gì? “giá gương” là gì? - Giải thích vì sao những người cùng sống trong một nước phải thương yêu nhau? - Dẫn chứng “Lá lànhrách”;”Bầu ơimột giàn”. - Trong thực tiễn cuộc sống, câu ca dao trên mang một ý nghĩa rất quan trọng c.KB : (1,5đ) - Nêu ý nghĩa của câu ca dao. - Liên hệ bản thân. 7. Sửa các loại lỗi : Lỗi chính tả: Sai Đúng răng dạy răn hoạng nạng hoạn nạn giúp đở đỡ ý nghỉa nghĩa lẫn nhao nhau chung 1 giàng giàn mọi việt việc nghi nghờ ngờ thiên liên thiêng liêng khắn khích khăng khít b.Lỗi dùng từ, viết câu : -Nên ông bà ta phải biết tuyên truyền câu tục ngữ. -Ca dao có nội dung là lối sống giàu tình nghĩa nặng của dân tộc ta. -Câu này có ý nhĩa: -Qua câu ca dao”nhiễu điềucùng”muốn nhắn nhủ(thiếu CN). -Đối với nhân dân ta xưa ít đoàn kết. -Người xưa đã dùng câu ca dao để chứng minh sự trong sáng qua khổ thơ đầu. -Lụa dệt từ con tằm. -Câu thơ câu tục ngữ trên. - Qua câu thơ này em rất muốn nhắn nhủ với mọi người từ đây mình hãy biết quan tâm đến người khác. -Đức tính linh thiêng của con người. c. Các loại lỗi khác: lặp từ,viết tắc, viết hoa tùy tiện... 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: à GV nhắc lại một số điểm cần chú ý về thể loại văn giải thích cho HS nắm.  Qua tiết trả bài này, em có được bài học gì cho bản thân? l Biết phát huy, học tập những ưu điểm. Khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm. 4.5. Hướng dẫn HS tự học: à Đối với bài học tiết này: Xem lại lỗi trong bài, tập viết lại bài hoàn chỉnh ở nhà. Sưu tầm thêm các bài văn lập luận giải thích để làm tài liệu học tập. à Đối với bài học tiết sau: - Soạn bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. Tìm hiểu về mục đích và phương pháp giải thích. - Đọc, tìm hiểu, chuẩn bị trước văn bản “Quan Âm Thị Kính”. Tìm hiểu về nhân vật Thị Kính, tóm tắt nội dung vở chèo.

File đính kèm:

  • docNgu van 7 tuan 30.doc