Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 22 - Năm học 2013-2014 - Ngô Thị Xuân Diệu

I - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh

- Nắm được 2 kiểu so sánh cơ bản: ngang bằng và không ngang bằng

- Hiểu được các tác dụng chính tả của so sánh

- Bước đầu tạo được 1 số phép so sánh

II - Chuẩn bị: Đọc lại các văn bản đã học ở HKI để tìm phép so sánh

III - Các bước lên lớp:

1) Ổn định lớp:

2) Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là so sánh? Cho ví dụ?

- Nêu cấu tạo của phép so sánh? Phân tích trên ví dụ?

- Làm bài tập1

3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài:

Để hiểu sâu hơn về phép so sánh, hôm nay cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu thêm về các kiểu so sánh, và tác dụng của phép so sánh.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 22 - Năm học 2013-2014 - Ngô Thị Xuân Diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dự giờ môn Ngữ văn Người soạn: Ngô Thị Xuân Diệu Sinh viên trường: CĐSP Nha Trang Địa điểm thực tập: Trường THCS Hùng Vương Lớp dự: Tiết dự: Người dạy: Cô Ngày dạy: 12.2.2014 Tuần 22, tiết SO SÁNH (TT) I - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh Nắm được 2 kiểu so sánh cơ bản: ngang bằng và không ngang bằng Hiểu được các tác dụng chính tả của so sánh Bước đầu tạo được 1 số phép so sánh II - Chuẩn bị: Đọc lại các văn bản đã học ở HKI để tìm phép so sánh III - Các bước lên lớp: 1) Ổn định lớp: 2) Kiểm tra bài cũ: Thế nào là so sánh? Cho ví dụ? Nêu cấu tạo của phép so sánh? Phân tích trên ví dụ? Làm bài tập1 3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài: Để hiểu sâu hơn về phép so sánh, hôm nay cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu thêm về các kiểu so sánh, và tác dụng của phép so sánh. Hoạt động của thầy Ghi bảng Hoạt động I: Các kiểu so sánh Gọi học sinh đọc khổ thơ trong phần 1 sgk/41. à Học sinh đọc Em hãy tìm các phép so sánh trong khổ thơ đó? à(1) Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con - (2) Mẹ là ngọn gió của con suốt đời Từ ngữ chỉ ý so sánh trong các phép so sánh trên như thế nào? (Khác nhau hay giống nhau) à Khác nhau Vậy chúng khác nhau như thế nào? à Sử dụng từ ngữ so sánh khác nhau: Chẳng bằng (1), là (2). Từ đó em hãy rút ra có mấy kiểu so sánh? Đó là những phép so sánh nào? à Hai kiểu: + So sánh ngang bằng + So sánh không ngang bằng. Từ những gì chúng ta phân tích, em hãy rút ra mô hình của hai phép so sánh trên? à So sánh ngang bằng: A là B So sánh không ngang bằng: A chẳng bằng B - Tìm thêm những từ ngữ chỉ ý so sánh ngang bằng, không ngang bằng? à So sánh ngang bằng: Như, tựa,là... So sánh không ngang bằng: hơn, hơn là, kém, khác... Từ đó, em hãy cho ví dụ ở mỗi kiểu so sánh? Vd: Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày (Đỗ Trung Quân) Thà rằng ăn bát cơm rau Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời. ( ca dao) Hoạt động II: Tác dụng của phép so sánh. Gọi học sinh đọc đoạn văn sgk/42 à Học sinh đọc đoạn văn Em hãy tìm phép so sánh có trong đoạn văn đó? à Có chiếc lá tựa mũi tên nhọn như cho xong chuyện... - Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không.... - Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn... như thầm bảo rằng.... - Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất... Trong đoạn văn trên, phép so sánh có tác dụng gì đối với việc miêu tả sự vật, sự việc? Đối với việc thể hiện tư tưởng của người viết? à Có tác dụng tạo hình ảnh cụ thể, sinh động giúp người đọc hình dung được tác dụng khác nhau của lá. Về tư tưởng tình cảm của người viết: tạo ra hàm xúc giúp người đọc nắm bắt được quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết. Từ những gì chúng ta đã phân tích ở trên, em hãy cho biết phép so sánh có tác dụng gì? à Tác dụng của phép so sánh: Có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. Hoạt động III: Luyện tập Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập: à Học sinh làm bài tập 1. Chỉ ra các phép so sánh, thuộc kiểu so sánh nào? Phân tích tác dụng của phép so sánh mà em thích? a) Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè -> từ so sánh: là -> so sánh ngang bằng. è Tâm hồn: Ý nghĩ về tình cảm, làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người. è Một buổi trưa hè: Khái niệm tương đối cụ thể, sống có cảm xúc, gắn với những kỷ niệm. Đó là một thời gian cụ thể, một không gian đây nắng gió, đầy tiếng ve rực rỡ hoa phượng đỏ...tất cả giúp cho chúng ta hiểu tâm hồn nhạy cảm, phong phú đa dạng trước vẻ đẹp thiên nhiên và không khỏi bồi hồi với những hoài niệm của một thời trai trẻ hồn nhiên, vô tư... b) Con đi chưa bằng muôn nỗi -> từ so sánh: chưa bằng -> không ngang bằng. Con đi chưa bằng khó nhọc -> từ so sánh: chưa bằng -> không ngang bằng. c) Anh đội viên mơ màng -> từ so sánh: như -> ngang bằng Như nằm trong giấc mộng -> từ so sánh: như -> ngang bằng. Bóng Bác cao lồng lộng -> từ so sánh: hơn -> không ngang bằng. Ấm hơn ngọn lửa hồng -> từ so sánh: hơn -> không ngang bằng. 2. Tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài vượt thác. Em thích hình ảnh nào? Vì sao? * so sánh ngang bằng: -Thuyền rẽ sóng như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp. - Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. - Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. - Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như 1 hiệp sĩ - Dọc sường núi, những cây to mọc giữa búp lúp xúp nom xa như những cụ già * so sánh không ngang bằng: - Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà... * Phân tích hình ảnh: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như 1 hiệp sĩ - Vì trí tưởng tượng của tác giả. - Hình ảnh nhân vật hiện lên đẹp và hào hùng - Thể hiện sức mạnh và khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người. I - Các kiểu so sánh: Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. àCó 2 kiểu: - So sánh ngang bằng - So sánh không ngang bằng II – Tác dụng của so sánh: Các câu văn có dùng phép so sánh: “ Có chiếc tựa mũi tên nhọn...” “ Có chiếc lá như con chim ...” “ Có chiếc lá như con chim non...” “ Có chiếc lá như thành bảo rằng...” è Tác dụng của phép so sánh: Có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. II - Luyện tập: Bài 1: Tìm phép so sánh, kiểu so sánh, tác dụng của phép so sánh: a) Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè -> từ so sánh: là -> so sánh ngang bằng. è Tâm hồn: Ý nghĩ về tình cảm, làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người. è Một buổi trưa hè: Khái niệm tương đối cụ thể, sống có cảm xúc, gắn với những kỷ niệm. Đó là một thời gian cụ thể, một không gian đây nắng gió, đầy tiếng ve rực rỡ hoa phượng đỏ...tất cả giúp cho chúng ta hiểu tâm hồn nhạy cảm, phong phú đa dạng trước vẻ đẹp thiên nhiên và không khỏi bồi hồi với những hoài niệm của một thời trai trẻ hồn nhiên, vô tư... b) Con đi chưa bằng muôn nỗi -> từ so sánh: chưa bằng -> không ngang bằng. Con đi chưa bằng khó nhọc -> từ so sánh: chưa bằng -> không ngang bằng. c) Anh đội viên mơ màng -> từ so sánh: như -> ngang bằng Như nằm trong giấc mộng -> từ so sánh: như -> ngang bằng. Bóng Bác cao lồng lộng -> từ so sánh: hơn -> không ngang bằng. Ấm hơn ngọn lửa hồng -> từ so sánh: hơn -> không ngang bằng. Bài 2: Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Vượt thác: * so sánh ngang bằng: -Thuyền rẽ sóng như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp. - Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. - Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. - Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như 1 hiệp sĩ - Dọc sường núi, những cây to mọc giữa búp lúp xúp nom xa như những cụ già * so sánh không ngang bằng: - Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà... * Phân tích hình ảnh: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như 1 hiệp sĩ - Vì trí tưởng tượng của tác giả. - Hình ảnh nhân vật hiện lên đẹp và hào hùng - Thể hiện sức mạnh và khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người. 4) Củng cố: học sinh đọc phần ghi nhớ 5) Dặn dò: Học bài, làm bài tập 3 vào vở bài tập; Chuẩn bị “ Chương trình địa phương” IV – Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docSO SANH.doc
Giáo án liên quan