I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Giúp HS:
- Tập giải quyết một số đề bài tự sự tưởng tượng sáng tạo.
- Tự làm được dàn bài cho đề bài tưởng tượng.
2/. Kỹ năng: Luyện kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, trình bày thành một dàn bài hoàn chỉnh.
3/. Thái độ: GDHS yêu thích phân môn Tập làm văn.
II/. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn bài + Bảng phụ
- HS: Soạn bài ở nhà
III/. PHƯƠNG PHÁP:
Phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm
IV/. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định: Kiểm diện
2. KTBC:
1/. Thế nào là kể chuyện tưởng tượng ?
2/. Truyện tưởng tượng được kể như thế nào ?
* Trả lời:
1/. Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
2/. Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
3. Bài mới:
16 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 15 - Trịnh Đình Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chú ý giọng đọc gợi không khí ly kỳ, cảm động.
GV đọc một đoạn, 2 HS đọc đến hết truyện
? Văn bản này thuộc thể văn gì ? Có mấy đoạn ? Mỗi đoạn nói gì ?
- Văn bản là truyện, vì đã có cốt truyện và nhân vật thông qua lời kể bằng văn xuôi chữ Hán
- Truyện có hai đoạn:
+ Truyện 1: Bà đỡ Trần ở Đông triều được con hổ chồng mời đi đỡ đẽ cho hổ vợ. Xong việc, hổ chồng đưa bà ra khỏi rừng và đến ơn cho bà bằng mười lạng bạc.
+ Truyện 2: Bác tiều ở Lạng Giang cứu hổ khỏi bị hóc xương, được hổ đền ơn cả khi sống và khi đã chết.
? Ngoài hai cách chia này, còn có cách chia nào khác ?
- Không
? Biện pháp nghệ thuật cơ bản được sử dụng trong hai truyện ?
- Tác giả vận dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa làm cho hình tượng con hổ như một con người, biết đền ơn đáp nghĩa với người làm ơ cho mình.
? Tại sao lại dựng chuyện con hổ có nghĩa mà không phải là con người có nghĩa ?
- Dựng chuyện con hổ có nghĩa thật ra là nói chuyện con người. Con hổ nổi tiếng là hung dữ còn sống có nghĩa (biết đền ơn cho người đã giúp đỡ mình) huống chi là con người.
? Chuyện gì đã xảy ra giữa bà đỡ Trần và con hổ thứ nhất ?
- Đó là chuyện con hổ xông tới cõng bà đỡ Trần đến đỡ đễ cho con hổ cái, xong việc hổ đã đền ơn bà bằng một cục bạc để bà sống qua năm mất mùa đói kém.
? Chi tiết nào em cho là thú vị ?
- Hổ mà biết tìm người đỡ đẽ (hộ sinh) cho vợ và khi công việc xong xuôi, hổ biết đào đất lấy lên một cục bạc để trả ơn cho người.
? Ngoài lòng biết ơn người đã giúp đỡ mình, cái nghĩa của con hổ còn được thể hiện ở những phương diện nào khác ?
- Hết lòng với hổ cái tronh lúc sinh đẽ, vui mừng khi có con, lễ phép, thắm tình lưu luyến trong phút chia tay ân nhân.
? Chuyện gì đã xảy ra giữa Bác Tiều với con hổ thứ hai ?
- Đó là chuyện con hổ bị hóc xương, được bác Tiều móc xương cứu sống. Hổ đền ơn đáp nghĩa. Bác Tiều qua đời còn đến bên quan tài tỏ lòng thương xót. Mỗi dịp giỗ Bác Tiều, hổ lại đem dê hoặc lợn đến tế.
? Chuyện con hổ với Bác Tiều so với chuyện con hổ với bà đỡ trần có thêm ý nghĩa gì ?
- Có sự nâng cấp khi nói về cái nghĩa của con hổ sau so với con hổ trước. Hổ trước đền ơn một lần là xong, hổ sau đền ơn mãi mãi, lúc ân nhân còn sống và lúc ân nhân đã chết.
HS thảo luận nhóm
1. Qua hai mẫu chuyện đã học, truyện khuyên ta điều gì ?
2. Ta học được bài học gì ở đời ?
- Truyện đề cao ân nghĩa, trọng đạo làm người
- Phải biết giúp đỡ người khác và luôn biết ơn người đã giúp đỡ mình.
3. Hãy tìm 1, 2 câu tục ngữ, ca dao tương ứng trong truyện ?
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
- Ăn một quả, trả một cục vàng
May túi ba gang mang đi mà đựng
? truyện này có thật hay không ?
? Nghệ thuật của truyện là gì ?
HS đọc ghi nhớ
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập
Thực hiện phần đọc thêm
I. Định nghĩa truyện Trung đại:
Là khái niệm dùng để chỉ những truyện ngắn, vừa, dài được các tác giả sáng tác trong thời kỳ xã hội phong kiến ở Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, Bằng chữ Hán, chữ Nôm.
II. Đọc hiểu văn bản:
1/. Biện pháp nghệ thuật cơ bản của truyện:
Biện pháp nghệ thuật nhân hóa làm cho con hổ trở nên như con người, biết đền ơn đáp nghĩa.
2/. Chuyện Bà đỡ Trần và con hổ thứ nhất:
3/. Chuyện Bác Tiều và con hổ thứ hai:
* Chi tiết khác truyện 1:
- Tình huống gay go của con hổ bị hóc xương
- Sự táo bạo và nhiệt tình của Bác Tiều khi cứu hổ.
- Việc trả ơn và tấm lòng chung thủy bền vững của con hổ đối với ân nhân.
4/. Ý nghĩa truyện:
- Truyện đề cao ân nghĩa, trọng đạo làm người
- Phải biết giúp đỡ người khác và luôn biết ơn người đã giúp đỡ mình.
* Ghi nhớ Sgk / 144
III. Luyện tập:
4. Củng cố và luyện tập:
- Truyện Con hổ có nghĩa khuyên ta bài học gì ?
1.Truyện Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện nào ?
a. Truyện cổ tích
b. Truyện truyền thuyết
c. Truyện ngụ ngôn
d. Truyện trung đại
2.Truyện nhằm mục đích gì ?
a. Đề cao tính cảm thủy chung giữa con người với nhau
b. Đề cao tình cảm giữa loài vật với con người
c. Đề cao cái nghĩa và khuyên người ta luôn biết trọng ân nghĩa
d. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của loài vật.
* Đáp án : 1d, 2c
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học ghi nhớ, nắm vững nội dung ghi tập
- Thự hiện phần Luyện tập
- Chuẩn bị: Văn bản Mẹ hiền dạy con
+ Đọc văn bản, chú thích
+ Lập bảng tóm tắt 5 sự việc Sgk / 152
V/. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 60 Tiếng Việt
Ngày dạy: 30 /11/ 2009
ĐỘNG TỪ
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được đặc điểm của động từ và một số loại động từ chính.
- Biết sử dụng đúng động từ trong khi nói, viết.
2/. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết, phân loại động từ, sử dụng đúng động từ khi nói, viết.
3/. Thái độ: HS có thái độn trân trọng, yêu quý tiếng Việt.
II/. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn bài + Bảng phụ
- HS: Soạn bài ở nhà
III/. PHƯƠNG PHÁP:
Phương pháp vấn đáp, phân tích, tổng hợp, thảo luận nhóm
IV/. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định: Kiểm diện
2. KTBC:
Chỉ từ là gì ? Trong câu chỉ từ giữ chức vụ gì ?
Đặt một câu có chỉ từ.
* Trả lời:
Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hay thời gian.
Chỉ từ thường làm phụ ngữ sau cho cụm danh từ. Ngoài ra, chỉ từ còn làm chủ ngữ, làm trạng ngữ trong câu.
Đặt câu: Cái bàn này rất đẹp
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ 1: Tìm hiểu đặc điểm của động từ
HS đọc câu 1, GV treo bảng phụ
? Tìm các động từ và gạch dưới.
a. Đi, đến, ra hỏi
b. lấy, làm, lễ
c. treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải đề
? Ýnghĩa khái quát của các động từ vừ tìm được là gì ?
- Chỉ hành động
HS đọc câu 3
? Động từ có đặc điểm gì khác danh từ ?
- Danh từ không kết hợp được với các từ: đã, sẽ, đang, hãy, chớ, đừng,
Thường làm chủ ngữ trong câu, khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước
GV đưa ví dụ, HS phân tích, từ đó rút ra đặc điểm của động từ
Tôi đi học. (đang đi học)
CN VN(đt)
Thi đua là yêu nườc.
CN(đt) VN
Lao động là vinh quang.
CN (đt) VN
- Động từ có khả năng kết hợi với các từ: đã, sẽ, đang,
Thường làm vị ngữ trong câu. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, vừa mới sắp, ( không thể nói “đang thi đua là yêu nước” )
? Vậy thế nào là động từ.
? Động từ có thể kết hợp với những từ nào.
? Chức vụ điển hình của động từ trong câu là gì.
HS đọc ghi nhớ. Đặt câu có động từ.
HĐ 2: Các loại động từ chính
HS đọc câu 1, GV treo bảng phụ
Yêu cầu HS lên bảng xếp các động từ vào bảng phân loại.
Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau
Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau
Trả lời câu hỏi
Làm gì ?
đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng
Trả lời các câu hỏi
Làm sao ?,Thế nào ?
dám, toan, định
buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu
? Những động từ trả lời cho câu hỏi “Làm gì” chỉ cái gì ?
- Chỉ hành động
? Những động từ trả lời cho câu hỏi “Làm sao ?, Thế nào ?” chỉ cái gì ?
Chỉ hành động trạng thái nói chung
? Quan sát bảng phân loại trên, em hãy cho biết động từ tiếng Việt có mấy nhóm ?
HS đọc ghi nhớ
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập
HS đọc bài tập 1, 2. Xác định yêu cầu
Hoạt động nhóm, GV quy định thời gian
Nhóm 1, 3, 5: bài tập 1
Nhóm 2 4, 6: bài tập 2
Các nhóm trình bày, GV nhận xét, sửa chữa, HS ghi vào tập
* BT 1: Động từ tình thái: mặc, có, may
Động từ hành động: chạy, đứng
Động từ trạng thái: tức, tức tối
* BT 2: Tìm hai động từ đối lập nhau. Hai động từ đối lập này nói lên bản chất gì của anh nhà giàu ?
I. Đặc điểm của động từ ?
1. Động từ:
a. Đi, đến, ra hỏi
b. lấy, làm, lễ
c. treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải đề
2. Ý nghĩa:
- Chỉ hành động
3. Đặc điểm:
- Động từ có khả năng kết hợi với các từ: đã, sẽ, đang,
- Thường làm vị ngữ trong câu. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, vừa mới sắp,
* Ghi nhớ Sgk / 146
Ví dụ: Tối nào Lan cũng học bài.
CN VN (đt)
Học tập là nhiệm vụ quan trong hàng đầu của học sinh.
II. Các loại động từ chính:
- Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).
- Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm).
* Ghi nhớ Sgk / 146
III. Luyện tập:
1/. Tìm động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới:
Có, may, kheo, đem, ra, mặc, đứng, hóng, đợi, có, đi, khen, thấy, hỏi, tức, tức tối, chạy, giơ, bảo, mặc
2/. Đọc truyện và cho biết truyện buồn cười ở chỗ nào:
Hai động từ đưa và cầm có sự đối lập về ý nghĩa cho thấy rõ sự tham lam, keo kiệt của tên nhà giàu.
4. Củng cố và luyện tập:
- Động từ là gì ?
- Động từ có mấy loại ?
- Chức vụ điển hình của động từ trong câu là gì ?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc hai ghi nhớ, làm bài tập 3 ( nhờ bạn hay người thân đọc đoạn văn để viết chính tả).
- Chuẩn bị: Cụm động từ Sgk / 147
V/. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Giao an ngu van 6 tuan 15.doc