Đề tài Một số phương pháp hỗ trợ dạy học tục ngữ - ca dao trong chương trình ngữ văn 7

Văn học dân gian gắn bó với mọi sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần của nhân dân. Bởi thế ,có thể nói văn học dân gian chính là bộ "bách khoa toàn thư"vĩ đại là nơi kết tinh rực rỡ những tri thức, tài năng nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của nhân dân. Do vậy, đối với nhân dân ở tất cả các thời đại đã qua, văn học dân gian là nơi họ có thể tìm được những kinh nghiệm thực tiễn để vận dụng vào lao động, chinh phục thiên nhiên vào đấu tranh xã hội và cả những bài học đạo lí, những kinh nghiệm ứng xử,.Không những thế đối với chúng ta ngày nay, văn học dân gian giúp chúng ta nhận thức một cách đúng đắn, toàn diện lịch sử của nhân dân mình, đất nước mình dân tộc mình trong quá khứ, để từ đó hiểu được nhân dân mình, dân tộc mình trong giai đoạn hiện tại.Văn học dân gian là cội nguồn của nền văn học nghệ thuật của dân tộc. Do đó, việc dạy học văn học dân gian hết sức quan trọng, trong đó có tục ngữ và ca dao.

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5500 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số phương pháp hỗ trợ dạy học tục ngữ - ca dao trong chương trình ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì việc nắm nghĩa đen là rất quan trọng, bởi vì có hiểu nghĩa đen thì mới hiểu nghĩa bóng được. VD: Tre già măng mọc Nghĩa đen: Cây tre già đi thì có cây măng mọc lên Nghĩa bóng: Thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước VD: Nước nổi, bèo nổi Nghĩa đen: Hiện tượng tự nhiên, trong ao nổi lên nhiều nước thì bèo nổi . Nghĩa bóng; Hiện tượng xã hội, nói về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể. Nghĩa bóng của câu tục ngữ là nghĩa gián tiếp nhưng đồng thời chính là mục đích của câu tục ngữ. Nếu trong một đơn vị tục ngữ mà có hai loại nghĩa thì mục đích thông báo nằm ở loại nghĩa thứ hai, đó chính là nghĩa bóng. Vì vậy khi phân tích nghĩa bóng của câu tục ngữ thì nên đặt câu tục ngữ vào hoàn cảnh sử dụng để giải thích một cách thích hợp, đúng đắn. VD: Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén Nghĩa đen: Lửa gần rơm thì sẽ cháy . Nghĩa bóng: Nói về các quan hệ trong cuộc sống. d/ Phân tích nghệ thuật của câu tục ngữ. - Phân tích các từ ngữ, hình ảnh của câu tục ngữ.Để cho câu tục ngữ dễ hiểu, dễ nhớ cho nên người ta thường dùng các từ ngữ thuần Việt , rất ít khi sử dụng từ ngữ Hán Việt . Đại bộ phận tục ngữ đều sử dụng nhiều hình ảnh quen thuộc với đời sống của nhà nông. - Phân tích cấu tứ, kết cấu của tục ngữ đây cũng là một yếu tố nghệ thuật mà làm cho tục ngữ dễ nhớ, dễ thuộc. + Tục ngữ cấu tứ bằng những suy luận đơn giản . VD: Gà què ăn quẩn cối xay Cà cuống chết đến đít vẫn còn cay + Từ suy luận này mà suy ra phán đoán khác. VD; Đường đi hay tối, nói dối hay cùng Một lượt tát, một bát cơm + Suy luận đối lập trong cấu tạo của tục ngữ, có hai vế và hai vế này thường đối lập nhau về nghĩa VD: Của một đồng, công một nén Đi một ngày đàng, học một sàng khôn Đời cha ăn mặn, đời con khát nước + Phân tích tục ngữ là phân tích các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa ...mỗi đơn vị tục ngữ như vậy sử dụng một biện pháp nghệ thuật riêng . Một mặt người bằng mười mắt của Đói cho sạch, rách cho thơm => So sánh, đối lập Gái thương chồng đương đồng buổi chợ Trai thương vợ nắng quái chiều hôm => So sánh mức độ nồng nàn, dồi dào tình cảm của người phụ nữ. Về thời gian: Muốn đánh giá tình cảm của người phụ nữ thì đánh giá khi đang còn trẻ, tình cảm của người chồng thì phải đánh giá khi về già . Về sự việc: Người phụ nữ khi đi chợ thường nhớ tới người chồng và con cái ở nhà, người đàn ông nhớ vợ khi mặt trời tắt. 2.2/ Phương pháp dạy học ca dao. a/ Tìm hiểu hoàn cảnh, địa bàn ra đời của bài ca dao. Để thực hiện bước này chúng ta phải dựa vào từ ngữ, hình ảnh, địa danh có ở trong bài Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai =>Địa bàn ra đời ở miền Trung b/ Xác định bài ca dao thuộc thể loại nào. VD: Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ Ai vô xứ Huế thì vô => Bài ca dao kết hợp thể loại tự sự và trữ tình. c/ Xác định nhân vật trữ tình của bài ca dao. Nhân vật trữ tình là người trực tiếp bày tỏ tình cảm .Việc xác định nhân vật trữ tình phải căn cứ cụ thể vào bài ca dao để xác định một cách đúng đắn. VD; Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều => nỗi lòng nhớ mẹ, nhớ quê nhà của người con. Phần lớn các bài ca dao giữa tác giả và nhân vật trữ tình đồng nhất với nhau, đó là tiếng nói chung, tiếng nói trực tiếp của người lao động. Ở một số bài ca dao sự phân biệt này tương đối rạch ròi, nhân vật trữ tình được xác định một cách cụ thể hơn. Nhân vật trữ tình trong ca dao thường mang tính phiếm chỉ như trong truyền thuyết và cổ tích, tính phiếm chỉ thể hiện hai mức độ . - Mức độ rộng: ở mức độ này thì nhân vật trữ tình không xuất hiện như một cá nhân cụ thể, họ là bất cứ ai và bài ca dao trở thành tiếng nói chung của mọi người. Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn - Mức độ hẹp: có nhiều bài ca dao nhân vật trữ tình thể hiện như một cá nhân. Tất nhiên không phải là một cá nhân như ở văn học viết, họ đã đại diện cho một loại người nào đó trong xã hội. VD: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai Thân em như hạt mưa rào Hạt vào đài các, hạt vào vườn hoa Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày *** Thân em như miếng cau khô Người thanh chuộng mỏng người thô tham dày *** Thân em như giếng nước giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân =>Số phận trôi nổi, không may mắn, chịu nhiều định kiến trong xã hội phong kiến và bị đối xử không công bằng. d/ Xác định đối tượng trữ tình. Đối tượng trữ tình là đối tượng tiếp nhận tình cảm . Đây là một loai5 nhân vật hết sức phức tạp, muôn màu , muôn vẻ.Muốn xác định đối tượng trữ tình thì cần bám sát vào thể loại ca dao, mỗi thể loại như vậy đối tượng trữ tình biểu hiện rất khác nhau. - Trong ca dao đối đáp thì nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình luôn luôn chuyển đổi cho nhau hết sức linh hoạt khi thì chủ thể khi thì đối tượng. VD: Anh đến tìm hoa, hoa đến thì thì hoa phải nở Anh đến bến đò, đò đầy đò phải qua sông Đến duyên em, em phải lấy chồng Em yêu anh rứa, hỏi có mặn nồng thì tùy em - Trong hát ru muốn xác định đúng đối tượng trữ tình thì phải căn cứ vào hoàn cảnh sử dụng, mỗi bài có một cách xác định khác nhau. e/ Phân tích nội dung bài ca dao Làm tất cả những công việc nói trên tức là chúng ta đã chuẩn bị cho việc phân tích nội dung ca dao. Ở bước này chúng ta đi vào cụ thể hơn để xem bài ca dao muốn nói gì. Bài ca dao: Cái cò lặn lội bờ ao Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng Chú tôi hay tửu hay tăm Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa Ngày thì ước những ngày mưa Đêm thì ước những đêm thừa trống canh - Xác định đề tài của bài ca dao: Bài ca dao viết về đề tài con cò, con cò là một đề tài quen thuộc của ca dao . Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài ca dao xuất sắc về đề tài này . - Xác định loại thể của bài ca dao: tự sự kết hợp với trữ tình.Bài ca dao thuộc thể loại trữ tình, tác giả dân gian lấy chuyện con cò để nói chuyện con người. - Xác định nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình của bài ca dao. + Nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình chuyển đổi rất linh hoạt. Ở câu một, nhân vật trữ tình là tác giả dân gian. Ở các câu còn lại nhân vật trữ tình là con cò.Ở câu một đồi tượng trữ tình là người cháu.Ở các câu còn lại đối tượng trữ tình nhân vật người cô và chú. + Nội dung của bài ca dao: Bài ca dao là lời của đứa cháu nói với cô về người chú của mình . Trong bài từ "hay" được lặp đi lặp lại nhiều lần, mỗi từ hay là một tật xấu được liệt kê ra, cùng với những điều ước: " ước ngày mưa" để khỏi đi làm "ước đêm thừa trống canh" để được ngủ thêm. => Bài ca dao châm biếm hạng người nghiện ngập, lười lao động và thích hưởng thụ. nghệ thuật sử dụng trong bài : ẩn dụ . f/ Phân tích nghệ thuật của bài ca dao. -Tập trung phân tích các từ ngữ trong bài ca dao. Ngôn ngữ ca dao thường có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ văn chương: VD: Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ Ai vô xứ Huế thì vô *** Cô kia cắt cỏ bên sông Có muốn ăn nhãn thì lống sang đây *** Thò tay mà bứt cọng ngò Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ. - Đại đa số ca dao trữ tình đều sử dụng ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ ở đây chủ yếu tiếp nhận ở nghĩa bóng cho nên đầy rẫy các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh nhân hóa. Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền *** Gió đâu gió mát sau lưng Dạ đâu dạ nhớ người dưng thế này *** Trèo lên cây khế nửa ngày Ai làm chua xót lòng mày khế ơi *** Buồn trông con nhện chăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai ? *** Khăng thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai f/ Phân tích cấu tứ của ca dao. - Cấu tứ của ca dao hết sức đơn giản, thông thường có ba cách phổ biến: + Cấu tứ theo thể phú ( miêu tả hoặc kể) VD: Cái cò lặn lội bờ ao Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng *** Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn Hỏi ai gây dựng nên non nước này ? + Cấu tứ theo thể tỉ : mượn cái này để nói cái kia. Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai *** Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai - Cấu tứ theo thể hướng là bày tỏ tình cảm trong ca dao, tác giả dân gian thường bộc lộ một cách thắng thắn, trực tiếp của mình. Cô kia cắt cỏ bên sông Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây. Tóm lại nghệ thuật của ca dao rất đa dạng, có bài hay về hình ảnh, cấu tứ, biện pháp tu từ, về câu, ngữ âm ... III/ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 1/ Ý nghĩa về mặt lí luận Thực hiện đề tài này, tôi mong muốn góp thêm một tiếng nói trong việc dạy học tục ngữ, ca dao trong chương trình Ngữ văn 7. 2/Ý nghĩa về mặt thực tiễn Sử dụng làm tư liệu giảng dạy, trước hết là các bài thuộc phân môn văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội, những câu hát về tình cảm gia đình về tình yêu quê hương,đất nước... Bên cạnh đó các kết quả này còn được sử dụng trực tiếp khi dạy các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa ....trong việc giảng dạy tiếng Việt Sau khi áp dụng một số phương pháp trên giờ học văn trở nên sinh động hơn, học sinh hứng thú học tập hơn. Tổng số Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Lớp Sĩ số Có hứng thú Không có hứng thú Có hứng thú Không có hứng thú SL TL SL TL SL TL SL TL 7/1 34 20 58,82% 14 41,2 30 88,23 4 11,77 7/2 35 21 60% 14 40% 33 94,28 2 5.88% 7/5 35 19 54,28 16 45,71 31 88,57 4 11,42 IV/ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Nhà trường cung cấp tài liệu đầy đủ hơn cho bộ môn Ngữ văn, đặc biệt là bộ đề tham khảo môn Ngữ văn. Kết quả nghiên cứu này có thể áp dụng trong việc dạy học tục ngữ, ca dao và các biện pháp tu từ. V/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Phương pháp dạy học Ngữ văn ở THCS - NXB Đại học sư phạm Hà Nội. 2/ Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương - NXB Giao dục. 3/ Sách giáo khoa Ngữ văn 7. NGƯỜI THỰC HIỆN Đặng Thị Nhung

File đính kèm:

  • docGIAOANVANLOP1 NHUNG.doc