Xây dựng giáo án để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy thể dục lớp 8

Điều 53 Luật giáo dục đã chỉ rõ: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện.Như vậy giảng dạy Thể dục trong trường THCS là một nhiệm vụ và là một nhu cầu không thể thiếu được.

Qua những năm giảng dạy bộ môn Thể dục, được dự nhiều giờ, tham khảo một số hồ sơ, bài soạn của các đồng nghiệp tôi nhận thấy: Việc chuẩn bị bài giảng, soạn giáo án của một số giáo viên còn sơ sài, qua loa, chiếu lệ. Đa số giáo viên đều soạn vắn tắt, không cụ thể, chưa đưa ra được những phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng, chưa có sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng dạy học hay đưa ra các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong tiết học để tìm biện pháp giải quyết, có phương pháp khắc phục thích hợp.

Một số giáo viên chưa hiểu rõ vị trí bài giảng trong toàn bộ cấu trúc chương trình, chưa thấy được mối liên hệ giữa bài đã dạy và bài sẽ dạy. Cũng có những giờ học giáo viên chưa hiểu rõ đối tượng học sinh, chưa đi đúng trọng tâm của bài. Giờ dạy còn thiếu dụng cụ, sử dụng đồ dùng dạy học chưa hợp lí, kém hiệu quả.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1587 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng giáo án để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy thể dục lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Nhảy cao: Tranh Tranh x x Đệm x x Đệm x x x x x x x Xà x x Xà x x x x x x x x x x x x x x Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 2 Nhóm 1 Phân chia theo chân giậm nhẩy. Đá chân lăng vào vật cao + Chạy bền: Trò chơi: Chạy vượt qua chướng ngại vật. x x x x x x x x x x o o o o o o o o o o Giới hạn Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung định lượng Phương pháp - Tổ chức Thời gian Số lần Phần mở đầu: 1- Nhận lớp: + Kiểm tra sĩ số, sân tập, dụng cụ, trang phục, nắm bắt tình hình sức khỏe học sinh. + Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. 2- Khởi động: (Theo nhạc bài Tuổi trẻ niềm tin và mơ ước” Nhạc và lời: An Chung) a. Khởi động chung: - Đi đánh tay cao. - Động tác vặn mình. - Động tác bụng. - Chạy lăng trước. - Chạy chân sáo. - Chạy đều nghe tín hiệu đổi hướng. - Xoay kĩ khớp cổ, tay, chân, gối, hông. b. Khởi động chuyên môn: - Đá lăng trước. - Đá lăng xoay hông. - Đá lăng sang ngang. Phần cơ bản: 1. Nhảy cao: a. Ôn tập: + Ôn đặt chân vào điểm giậm nhảy. + Tập đánh tay tại chỗ. + Ôn 1 bước giậm nhảy đá lăng. + Đi 3 bước giậm nhảy đá lăng. + Chạy 3 bước giậm nhảy đá lăng. * Kiểm tra bài cũ. (2 hs) - ý nghĩa giai đoạn chạy đà? -Tại sao giai đoạn giậm nhẩy lại quan trọng nhất? b. Học giai đoạn qua xà - tiếp đất: - Lần 1: Giáo viên giảng kĩ thuật trên tranh. Một số kĩ thuật cơ bản của giai đoạn qua xà - tiếp đất: + Chân giậm nhảy mạnh. + Chân đá lăng cao. + Chân lăng qua xà trước, chân giậm qua xà sau. + Gối thẳng khi qua xà. + Chùng gối khi tiếp đất để giảm chấn động. - Lần 2: Giáo viên làm mẫu từng cử động động tác ở mức xà thấp. - Lần 3: Làm mẫu trên bục cao thực hiện giai đoạn qua xà + tiếp đất để thực hiện kĩ thuật qua xà + tiếp đất tốt. Cho 2 học sinh bảo hiểm c.Luyện tập: + Thực hiện kĩ thuật qua xà tiếp đất trên bục cao. + Chạy đà 3 bước giậm nhảy đá lăng vào vật cao. + Thực tập trên bục cao kỹ thuật qua xà và tiếp đất. + Đà 1 bước giậm nhảy qua xà và tiếp đất. + Đà 3 bước giậm nhảy qua xà và tiếp đất. * Củng cố: Thực hiện chạy đà 3 bước giậm nhảy qua xà, tiếp đất. - Giáo viên kết luận đánh giá mặt mạnh, yếu của học sinh sau khi thực hiện động tác củng cố. 2. Trò chơi: “Chạy tiếp sức vượt chướng ngại vật”. + Chuẩn bị. + Cách chơi. + Các trường hợp phạm quy. C. Kết thúc: 1. Hồi tĩnh. (Theo nhạc bài “Cánh diều đỏ thắm”-Nhạc: Duy Quang) + Điều hòa. + Động tác thả lỏng cơ bắp + Hai học sinh làm động tác thả lỏng cho nhau. 2. Nhận xét. + Ưu điểm. + Khuyết điểm. 3. Bài tập về nhà. + Phân chia theo từng nhóm đối tượng yếu về kỹ thuật hoặc thể lực để ra bài tập phù hợp. 7- 9ph 1-2 ph 6 -7ph 28-30ph 4-5ph 4-5ph 14-15 ph Sau 1/2 thời gian đổi nội dung của 2 nhóm tập. 4- 5 ph 4-5 ph 2Lx8N 2Lx8N 2Lx8N 2Lx8N 2Lx8N 2L 4L/chân 4L/chân 4L/chân 3L 3L 3L 2-3L 2-3L 2-3 lần 3-4 lần 1-2 lần 1-2 lần 4-6 lần 1-2 lần 2-3 lần - Học sinh xếp 4 hàng ngang, cự li hẹp. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 5 o CS 5 - Cán sự điều hành. - Giáo viên quan sát. - Học sinh đứng 2 hàng 1 bên hướng mặt giữa. Đệm x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 5 * Giáo viên điều khiển khẩu lệnh. - Đội hình: (2 hàng trên ngồi) x Đệm x x x x x x x x x x x x x Tranh 5 * Nhóm 1: Cán sự điều hành động tác Nhảy qua xà trên bục cao và bổ trợ chạy đà giậm nhảy đá lăng. + Nhảy qua xà trên bục cao: + Chạy đà 3 bước đá lăng vào vật cao. * Nhóm 2: Giáo viên cho học sinh thực hiện 1-2 lần trên bục + xà cao. 5 Đệm Thực hiện qua xà không có bục nhảy. Giáo viên gọi 1-2 học sinh có kĩ thuật tốt lên thực hiện, nhóm quan sát, nhận xét. Giáo viên + Cán sự làm trọng tài cho học sinh chơi. Giáo viên đánh giá các đội. Đội hình 4 hàng ngang - Cự li rộng. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 5 Giáo viên cho một số bài tập dựa trên nhóm đối tượng học sinh, số lần tập và thời gian tập cho phù hợp. VI. Dự kiến các tình huống có thể xảy ra: - ở phần Nhảy cao: Nếu học sinh rối loạn nhịp chạy đà giáo viên phải phân tích tìm ra nguyên nhân, nêu cách sửa cho học sinh, trực tiếp sửa sai cho học sinh bằng cách đo lại đà và tập chạy đà nhiều lần để điều chỉnh đà. - Nếu học sinh đặt chân giậm vào điểm giậm nhẩy bằng cả bàn chân hoặc nửa trước bàn chân do bước đà cuối thực hiện chậm, ngắn quá hoặc sai đà, giáo viên sửa cho học sinh tập lại động tác đặt chân giậm vào điểm giậm nhẩy từ gót đến cả bàn chân. - Nếu học sinh sai khi tiếp đất (không chùng gối để giảm chấn động) giáo viên sẽ hướng dẫn cách sửa bằng cách tập nhảy từ trên bục cao xuống đệm thực hiện chùng gối để giảm chấn động… Đặc biệt giáo viên cần hướng dẫn Cán sự cách phát hiện và sửa sai để các em có thể tự giúp nhau sửa chữa khi chia nhóm luyện tập mà không cần giáo viên. VII. Rút kinh nghiệm giờ dạy : Sau khi thực hiện lên lớp với giáo án trên tôi nhận thấy 100% học sinh lớp 8 rất hứng thú học tập, các em sôi nổi, tích cực và tập trung cao vào bài giảng. Kết quả khảo sát cho thấy, những em không yêu thích học bộ môn Thể dục cũng chủ động, tích cực xây dựng bài tốt hơn, luyện tập đạt thành tích cao hơn nằm ngoài dự kiến của giáo viên. Kết quả kiểm tra cụ thể như sau : TSHS Số học sinh thực hiện đúng yêu cầu Tỉ lệ Số học sinh thực hiện chưa đạt yêu cầu Tỉ lệ Lý do chưa đạt yêu cầu 85 82 96,5% 3 3,5% - 1 HS chân giậm nhẩy co chậm, không khéo léo làm rơi xà. - 1 HS chân giậm nhẩy xa xà quá, chân giậm nhẩy không tích cực. Trong bài giảng có 3 tình huống xảy ra đúng như dự kiến đó là : 1 học sinh ở giai đoạn giậm nhẩy chân giậm nhẩy xa xà quá, chân giậm nhẩy không tích cực, 1 học sinh ở giai đoạn qua xà chân giậm nhẩy co chậm, không khéo léo làm rơi xà, 1 học sinh ở giai đoạn tiếp đất không chùng gối khi tiếp đất để giảm chấn động. Tôi đã kịp thời sửa bằng cách lấy học sinh thực hiện tốt động tác làm mẫu để các em theo dõi và cùng sửa, hướng dẫn các Cán sự cách sửa sai để các em tự giúp nhau khi luyện tập nhóm. Điều đó chứng tỏ rằng : Việc tìm hiểu rõ đối tượng học sinh và chuẩn bị chu đáo bài giảng là cần thiết, đó chính là điều kiện tốt để có được những giờ học đạt hiệu quả cao. Kết quả thực nghiệm: Trong năm qua tôi đã áp dụng cách soạn giáo án và chuẩn bị bài giảng bằng phương pháp trên ở các bài dạy Khối lớp 8. Tôi nhận thấy: Việc chuẩn bị kĩ bài giảng trước khi lên lớp là một bước quan trọng quyết định hiệu quả giờ dạy. Chính vì vậy sau khi thực hiện phương pháp này tôi đã khảo sát lại 85 học sinh lớp 8 về thái độ và nhận thức của các em đối với môn học thể dục. Kết quả như sau: Câu hỏi Lớp 8A Lớp 8B Lớp 8C Có Không Có Không Có Không Em có thích học môn Thể dục không? 90.5% 9.5% 86.4% 13.6% 89.3% 10.7% Gìơ học Thể dục có hấp dẫn đối với em không? 90.6% 9.4% 85.5% 14.5% 87.1% 12.9% Học Thể dục có đem lại lợi ích cho tương lai của em không? 76.7% 23.3% 71.8% 28.2% 73.4% 26.6% Kết quả học tập của học sinh lớp 8 trường THCS Tuân Đạo bộ môn Thể dục năm học 2008 - 2009 như sau: Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu 8A 67,3% 25,3% 7,4% 0 8B 65,7% 25,2% 9,1% 0 8C 68,9% 24,3% 6,8% 0 Kết luận Để có một giờ dạy tốt, người giáo viên phải chuẩn bị bài tốt, các bước lên lớp, tiến trình của bài giảng được chuẩn bị chu đáo, cẩn thận trong bài soạn sẽ giúp người giáo viên vững vàng, tự tin trước học sinh, đem đến cho học sinh một giờ học vui tươi, thoải mái, đó chính là yếu tố quyết định sự thành công của bài giảng. Việc tìm hiểu, nắm vững đối tượng học sinh giúp cho người giáo viên xây dựng được các phương pháp dạy phù hợp với đối tượng, tìm ra điểm yếu của từng em để giúp các em khắc phục điểm yếu đó, tạo sự ham thích, hứng thú học tập, các em sẽ thấy học Thể dục không khó, không ngại, điều đó giúp các em yêu thích môn học hơn. Muốn xây dựng được một giáo án đúng trọng tâm, thích hợp với từng đối tượng, người giáo viên phải tìm hiểu kĩ bài để nắm được nội dung chính, xác định được trọng tâm, từ đó tham khảo tư liệu, chuẩn bị về đồ dùng dạy học và đưa ra những biện pháp cụ thể để giảng dạy đạt hiệu quả cao. Muốn nội dung bài học phong phú, giáo viên không thể không tìm hiểu, tham khảo các tư liệu để bổ sung kiến thức, các hình thức luyện tập mới góp phần làm sinh động thêm bài giảng. Sự mới lạ bao giờ cũng là điều hấp dẫn thu hút các em, nếu các hình thức luyện tập phù hợp với khả năng từng đối tượng, có sự mới lạ, cách hướng dẫn của Thầy hợp lí chắc chắn sẽ tạo được hứng thú đối với các em, được như vậy các em học yếu, không yêu thích môn học sẽ bị lôi cuốn vào bài giảng một cách tự nhiên. Những năm gần đây, giảng dạy Thể dục chú trọng đổi mới phương pháp, tăng cường sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại. Điều đó hoàn toàn hợp lí với sự phát triển của giáo dục nói chung và giảng dạy Thể dục nói riêng. Nếu người giáo viên có sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng dạy học, sử dụng các phương tiện hiện đại hợp lí sẽ giúp các em được tiếp cận trực tiếp với các môn thể thao, bản thân các em được luyện tập với các phương tiện hiện đại, từ đó sẽ làm giảm đi sự khô khan, nhàm chán của những lí thuyết, sự đơn điệu của các hình thức luyện tập theo lối mòn đang cần được thay đổi. Bây giờ tôi có thể tự tin mà nói rằng: Chuẩn bị tốt bài giảng, xây dựng tốt giáo án chắc chắn sẽ đem lại thành công cho bất cứ giáo viên nào mỗi khi lên lớp. Để có được điều đó cũng đòi hỏi người giáo viên phải tận tâm, yêu nghề, phải chịu khó tìm tòi và biết tư duy sáng tạo, có như vậy chúng ta mới thành công trong sự nghiệp của mình. Tuân Đạo, ngày 25 tháng 05 năm 2009 Người viết Tạ Xuân Minh Nhận xét của hội đồng khoa học các cấp ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docSKKN Xay dung GA de dat hieu qua cao trong giang day TD 8.doc
Giáo án liên quan