Đội hình trong đồng diễn thể dục là phương tiện thể hiện tính tư tưởng của chủ đề
và thể hiện tính nghệ thuật trong đồng diễn thể dục. Đội hình được xem như một bộ phận
độc lập, vì bản thân đội hình có kĩ thuật riêng biệt, không phụ thuộc vào động tác biểu
diễn. Có thể lấy biểu diễn về biến hoá đội hình làm phương tiện chủ yếu trong đồng diễn
thể dục .
Động tác trong đồng diễn thể dục là nội dung biểu diễn chủ yếu, là hình thức diễn tả
chủ đề. Sự cách điệu những bài tập, động tác Thể dục Thể thao là cơ sở chọn lựa động tác
trong đồng diễn thể dục. Khi biên soạn động tác đồng diễn, điều quan trọng nhất là động
tác mang tính chất thể dục thể thao phù hợp với đối tượng biểu diễn.
Đội hình và động tác trong đồng diễn thể dục có mối quan hệ khăng khít hữu cơ với
nhau, động tác phải phù hợp với đội hình và ngược lại đội hình phải có những động tác
tương xứng.
78 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 164 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Thể dục - Phần 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đội hình có kĩ thuật riêng biệt, không phụ thuộc vào động tác biểu diễn. Có thể lấy biểu
diễn về biến hoá đội hình làm phương tiện chủ yếu trong đồng diễn thể dục.
- Đội hình cơ bản
Đội hình cơ bản là đội hình mà các cá nhân được sắp xếp đồng đều, thống nhất
trên toàn bộ mặt sân biểu diễn. Cự ly, giãn cách được quy định thống nhất. Ví dụ: Đội hình
cơ bản 320 người, được sắp xếp thành 16 hàng ngang, 20 hàng dọc, cự ly, giãn cách bằng 2
m.
Đội hình cơ bản thường là đội hình biểu diễn đầu tiên. Tất cả các vị trí cá nhân
trong đội hình cơ bản được coi là điểm chuẩn (Thường được quy định bằng vôi hoặc đinh
nắm). Các điểm chuẩn này sẽ là điểm chuẩn cho các đội hình sau trong màn đồng diễn.
72
Đội hình cơ bản khi thiết kế phải căn cứ vào kích thước sân bãi, độ cao khán đài để đảm
bảo sự cân đối với sân biểu diễn. Thiết kế đội hình cơ bản liên quan đến thiết kế các đội
hình sau. Ví dụ: Sau đội hình cơ bản là đội hình luống dọc. Nếu mổi luống là 3 hàng dọc
thì tổng số hàng dọc của đội hình cơ bản là một số chia hết cho 3.(Tương tự như vậy, nếu
muốn có 2, 4, 6hành dọc).
Đồng thời, từ đội hình cơ bản sẽ thuận lợi cho việc phân chia các đơn vị cơ bản.
Các đơn vị cơ bản là đơn vị chiếm 1/4, 1/6, 1/8 Đội hình chính và có số người ở các
cạnh bằng nhau ( 6 x6, 8 x 8, 10 x 10).Ví dụ: Đội hình cơ bản gồm 320 người chia
thành 20 đơn vị cơ bản. Mỗi đơn vị cơ bản gồm 4 x 4 =16 người. Hàng ngang có 5 đơn vị
cơ bản, hàng dọc có 4 đơn vị cơ bản.
Đơn vị cơ bản giúp cho việc quản lý, phân chia địa bàn, khu vực điều động và tổ
chức tập luyện.
- Đội hình luống dọc và khối dọc
Đội hình luống dọc, khối dọc có trục dọc song song với trục dọc sân biểu diễn. Đội
hình khối dọc có cấu trúc 5 hàng dọc trở lên.Về mật độ, giãn cách có thể thu hẹp cả chiều
ngang lẫn chiều dọc hoặc chỉ cần thu hẹp chiều ngang. Sự biến hoá trên tạo ra khoảng cách
rõ rệt giữa các luống, khối.
- Đội hình luống ngang và khối ngang
Đội hình luống ngang, khối gang có trục ngang dài hơn trục dọc.
Đội hình luống ngang có cấu trúc từ 2 - 4 hàng ngang.
Đội hình khối ngang có cấu trúc từ 5 - 10 hàng ngang.
Về cử li giãn cách có thể thu hẹp lại hoặc thu hẹp trục dọc để tạo khoảng cách rõ
ràng giữa các luống, khối. Các đội hình luống, khối dọc và ngang rất thuận lợi trong biến
hoá thành hình ô vuông, hình thoi, hình tròn, đường cong, đường lượn, đường gấp khúc,
cung tròn, xếp số, xếp chữ hoặc đan chéo, xen kẽ
- Đội hình ô
Đội hình ô là đội hình mà các cá nhân được sắp xếp theo một trật tự nhất định trên
phạm vi, chu vi của nó.
Ví dụ: Ô hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi
Có thể xếp một lớp (ô đơn ) hoặc 2 lớp (ô kép) hoặc 3 lớpViệc xếp đội hình ô
phải dựa vào kích thước chu vi của ô, số lượng người. Chú ý đến mật độ và tổng số đội
hình trên sân biểu diễn. Từ đội hình ô có thể biến hoá một cách thuận lợi sang đội hình
khác.Ví dụ: Từ đội hình ô vuông kép có thể biến hoá thành đội hình ô tròn hình thoi, hình
73
hoa, hình ngôi sao hoặc thành luống, khối, cột, đường chéo, đường lượn, đường thẳng giao
nhau, hoặc thành số, chữ
- Đội hình hổn hợp:
Đội hình hỗn hợp là đội hình mà cùng một lúc xuất hiện nhiều hình có cấu trúc
khác nhau tên sân biểu diễn. Thường đội hình hỗn hợp xuất hiện ở phần cuối của bài đồng
diễn (cao trào) nhằm thể hiện tính tư tưởng, tính nghệ thuật, kĩ năng phối hợp các phương
tiện bổ sung như giá, tháp, biểu tượngSự biến hoá, di chuyển nhanh, trật tự, không gây
cản trở hoặc che khuất lẫn nhau. Khi vận chuyển phương tiện bổ sung, cần có thủ pháp kín
đáo, gây được bất ngờ, tạo sự hấp dẫn lôi cuốn đối với người xem.
- Đội hình vào sân và ra sân:
+ Đội hình vào sân:
Là một nội dung trình diễn, do đó cần gây ấn tượng tốt cho người xem. Có nhiều
hình thức vào sân. Cần căn cứ thực tế sân bãi, nội dung bài đồng diễn, số lượng người
tham gia đồng diễn, màu sắc trang phục để chọn phương án vào sân hợp lý.
Vào sân có thể từ một chiều hoặc nhiều hướng.
Có thể cùng một lúc hoặc lần lượt các bộ phận biểu diễn vào sân.
Hình thức vận động vào sân có thể đi đều, chạy đều hoặc đi thường.
Cố gắng lựa chọn phương án vào sân độc đáo, có yêu tố bất ngờ.
+ Đội hình ra sân (kết thúc):
Ra sân cũng là một nội dung trình diễn.Thông thường, các hoạt động rút ra sân
được thưc hiện bằng di chuyển nhanh theo một hướng hoặc nhiều hướng. Đối với các hợp
cảnh lớn, cần nghiên cứu ra sân từng đơn vị, có sự yểm trợ của bộ phận tiếp tục biểu diễn
nhằm thu hút sự chú ý của khán giả. Có thể màn đồng diễn không có hoạt động ra sân, nếu
là phần cuối của chương trình bế mạc lễ hội. Ra sân hoặc kết thúc cần gây ấn tượng tốt đẹp
và sự lưu luyến của khán giả.
Đánh giá sau khi học xong chủ đề 7
Các câu hỏi đánh giá về kiến thức (Hình thức thi lý thuyết bài viết)
1. Nội dung của thể dục đồng diễn?
2. Hiểu thế nào về đội hình đồng diễn?
3. Hiểu thế nào về động tác đồng diễn?
4. Nêu những ý nghĩa, tác dụng của tập luyện đội hình đội ngũ?
5. Phương pháp dạy học thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản?
6. Phương pháp dạy học thể dục bài thể dục phát triển chung?.
/
74
7. Phương pháp và cách thức tiến hành biên soạn 1 bài thể dục nhịp điệu cho lứa tuổi
tiểu học?
Đánh giá kết quả sau khi học tiểu môđun
I. Đánh giá về kiến thức:
Nội dung đánh giá: Bao gồm kiến thức về lý thuyết, phương pháp dạy học, Kĩ thuật
động tác.
Phương pháp đánh giá: Đánh giá kiểm tra lý thuyết: Thi vấn đáp, trắc nghiệm hoặc bài
viết.
Hình thức đánh giá: Tính theo điểm 10 (Lý thuyết hệ số 1).
Các câu hỏi đánh giá về kiến thức:
1. Mục đích ý nghĩa, tác dụng của đội hình đội ngũ?
2 Hãy nêu kĩ thuật tập hợp hàng ngang, hàng dọc, điểm số, dóng hàng?
3. Trình bày báo cáo giờ lên lớp thực hành thể dục ?
4. Kĩ thuật nghiêm, nghỉ, quay các hướng, giậm chân tại chỗ?
5. Biến đổi đôi hình từ một hàng ngang(dọc) thành hai hàng ngang (dọc)?
6. Kĩ thuật đi đều, đứng lại, chạy đều đứng lại, đi đều vòng phải, vòng trái và vòng
sau?
7. Kĩ thuật đội hình 0 - 3- 6 - 9? kĩ thuật biến đổi đội hình hàng ngang(dọc) thành
vòng tròn và ngược lại?
8. Tác dụng của thể dục tay không đối học sinh tiểu học?
9. Tư thế và kĩ năng vận động có ý nghĩa như thế nào đối với học sinh tiểu học?
10. Bạn đã vận dụng được những kiến thức về thể dục thực dụng vào cuộc sống hàng
ngày như thế nào?
11. Tác dụng thể dục với dụng cụ đơn giãn vào tập luyện hàng ngày?
12. Thể dục tay không và thể dục với dụng cụ đơn giãn theo bạn có điểm gì giống và
khác nhau?
13. Phương pháp dạy học thể dục nhịp điệu ?
14. Lịch sử đồng diễn thể dục ?
15. Nguyên tắc biên soạn đồng diễn thể dục ?
16. Đội hình trong đồng diễn thể dục ?
17. Động tác trong đồng diễn thể dục ?
18. Nhảy dây có những kĩ thuật nào?
19. Nhảy dây có lợi gì đối với bạn?
20. Phương pháp dạy học thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản?
21. Phương pháp dạy học thể dục bài thể dục phát triển chung?.
22. Phương pháp và cách thức tiến hành biên soạn một bài thể dục nhịp điệu cho lứa
tuổi tiểu học?
/
75
23. Bài tập : Bạn hãy soạn một màn đồng diẽn cấp cơ sở (với 5 đội hình , mổi đội hình
có từ 8 - 10 động tác)?
II. Đánh giá về kĩ năng
Nội dung đánh giá:
Đánh giá về kĩ thuật động tác, bài tập môn thể dục.
Đánh giá về khả năng nghiệp vụ sư phạm.
Phương pháp đánh giá:
Thực hiện bài tập kĩ thuật động tác- Từng sinh viên hoặc nhóm 3-5 sinh viên .
Hình thức đánh giá:
Hoàn thành bài tập, kĩ thuật động tác- tính điểm 10 (Thực hành tính hệ số 2).
Các kĩ thuật thực hành:
1. Bạn hãy thực hiện các kĩ thuật đội hình đội ngũ?
2. Bạn hãy thực hiện tư thế cơ bản của tay, chân, thân mình?
3. Bạn hãy thực hiện bài thể dục tay không lớp 1?
4. Bạn hãy thực hiện bài thể dục tay không lớp 2?
5. Bạn hãy thực hiện bài thể dục tay không lớp 3?
6. Bạn hãy thực hiện bài thể dục tay không lớp 4?
7. Bạn hãy thực hiện bài thể dục tay không lớp 5?
8. Bạn hãy thực hiện bài thể dục nam thanh niên?
9. Bạn hãy thực hiện bài thể dục nữ thanh niên?
10. Bạn hãy thực hiện bài TDNĐ nhóm 6, 7 tuổi?
11. Bạn hãy thực hiện bài TDNĐ nhóm 8, 9, 10 tuổi?
12. Bạn hãy thực hiện bài TDNĐ Thanh niên?
13. Bạn hãy Thực hiện bài liên kết nhảy dây ngắn?
III. Đánh giá thái độ hành vi
- Nội dung đánh giá:
Căn cứ vào tinh thần tự giác nghiên cứu học tập, thời gian học tập và khả năng hoàn
thành chương trình học cũng như khả năng nghiệp vụ sư phạm.
- Phương pháp đánh giá:
Căn cứ việc theo dõi chuyên cần học tập, nghiên cứu của sinh viên.
Căn cứ vào quy chế, quy định điều kiện học tập và dự thi của sinh viên.
- Hình thức đánh giá:
Căn cứ vào ý thức và tinh thần đối với môn học, ý thức tự giác, phấn đấu, sự cố gắng
nổ lực học tập của sinh viên mà khuyến khích động viên hoặc trừ phạt với số điểm (0,5)
76
77
Phụ lục
I. Thiết bị để thực hiện tiêủ mô đun
Thiết bị đèn chiếu, tranh ảnh kĩ thuật các bài Thể dục tay không, tài liệu in, băng
hình.
II. Tài liệu cần nghiên cứu khi học mô đun
1. Lê văn Lẫm và Tập thể tác giả, Thể dục, NXBTDTT,1994.
2. Vũ đào Hùng, Trần Đồng Lâm, Đặng Đức Thao, Thể dục và phương pháp dạy
học - NXBGD, 1998
3. Đặng Đức Thao, Phạm Nguyên Phùng, Thể dục cơ bản và Thể dục thực dụng-
NXBGD, 1999
4. Tập thể tác giả, Tập luyện các môn Thể dục - NXB TDTT, 1999.
5. Trần phúc phong, Nguyễn Thị hạnh Phúc, Thể dục nhịp điệu và thể dục đồng
diễn - NXBGD, 1999.
6. Trần Phúc Phong, Đồng diễn thể dục - NXBTDTT, 2000
7. Tập thể tác giả, Thể dục - Trường Đại học TDTT Từ sơn- Bắc ninh , 2000.
8. Trần Đồng Lâm, Trần Đình Thuận, Thể dục 1 - NXBGD, 2002.
9. Tập thể tác giả, Lí luận và phương pháp thể dục thể thao, NXBTDTT, 2000.
10. Trần Đồng Lâm, Trần Đình Thuận, Thể dục 2 - NXBGD, 2003.
11. Trần Đồng Lâm, Trần Đình Thuận ,Vũ Thị Thư , Thể dục 3 - NXBGD, 2004
12. Trương Anh Tuấn, Giáo trình Thể dục - Nhà xuất bản đại học sư phạm, 2003
File đính kèm:
- The ducP4pdf.pdf