Tuần 6: Tự nhiên xã hội: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu

I.MỤC TIÊU:

- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn,bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu .

- Kể tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu

- nêu cách phòng tránh các bệnh kể trên .

- HS khá, giỏi nêu được tác hại của việc không giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu .

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :Các hình trong SGK trang 24, 25.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1981 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 6: Tự nhiên xã hội: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6: TNXH: VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU I.MỤC TIÊU: - Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn,bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu . - Kể tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu - nêu cách phòng tránh các bệnh kể trên . - HS khá, giỏi nêu được tác hại của việc không giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu . II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :Các hình trong SGK trang 24, 25. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Kiểm tra : - Kể tên các cơ quan bài tiết nước tiểu. - Thận làm nhiệm vụ gì ? 2. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ a. Hoạt động 1 : Thảo luận cả lớp - Mục tiêu : Nêu ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. - Cách tiến hành : + Bước 1 : - Học sinh thảo luận cặp. Tại sao chúng ta cần phải giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu ? ...Để cơ quan bài tiết nước không bị không hôi hám, không ngứa ngáy . + Bước 2 : - Yêu cầu một số cặp lên trình bày. ® Kết luận SHD / 44. - Các bạn khác nhận xét bổ sung b. Hoạt động 2 : Quan sát thảo luận - Mục tiêu : Nêu cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu. - Cách tiến hành : + Bước 1 : - Làm việc theo cặp. - HSquan sát hình 1, 2, 3, 4, 5/25. - Các bạn trong hình đang làm gì ? - Tắm, giặc,... - Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu ? - Để bảo vệ và vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu không bị nhiễm trùng ,... + Bước 2 : - Làm việc cả lớp. - Gọi 4 cặp trình bày về 4 tranh. - Nhóm khác bổ sung.. - Chúng ta làm gì để giữ vệ sinh bộ phận ngoài cơ quan bài tiết nước tiểu ? Tắm rửa thường xuyên,lau khô người trước khi mặc quần áo, hằng ngày thay quần áo,đặc biệt là quần áo lót . - Tại sao hàng ngày chúng ta cần uống đủ nước ? ....Để bù cho quá trình mất nước do việc thải nước tiểu ra hằng ngày. ® Liên hệ bản thân. - Học sinh đọc phần bạn cần biết - Giáo viên rút ra kết luận. 4. Củng cố dặn dò : - Nêu cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu. TN – XH: CƠ QUAN THẦN KINH I. MỤC TIÊU: Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ hoặc mô hình . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Các hình trong SGK trang 26 , 27. - Phóng to hình cơ quan thần kinh . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1.Bài cũ : H1.Chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu ? H2.Tại sao hằng ngày chúng ta cần uống nước ? 2.Bài mới : Giới thiệu bài . Hoạt động 1 : trả lời theo nhóm - Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ ? - Trong các cơ quan đó , cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống ? + kết luận: sgk - Trò chơi: “Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang.” Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm - Não và tuỷ sống có vai trò gì ? -Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan ? - Điều gì sẽ xảy ra nếu não hoặc tuỷ sống , các dây thần kinh hay các giác quan bị hỏng ? + Kết luận : sgk - 2 HS trả lời . - HS quan sát sơ đồ cơ quan thần kinh ở hình 1 và 2 SGK trang 26 , 27 - trả lời - HS tham gia trò chơi. -HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày. - Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể . - Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tuỷ sống . Một số dây thần kinh khác lại dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tuỷ sống đến các cơ quan 3. Củng cố dặn dò : - Nêu được vai trò của não , tủy sống , các dây thần kinh và các giác quan . - Chuẩn bị bài sau : Hoạt động thần kinh .

File đính kèm:

  • docTuan 6.doc
Giáo án liên quan