Tuần: 25 Tiết: 49 Bài: Động vật

I. MỤC TIÊU:

 - Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.

 - Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài.

 - Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người.

 - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ đựơc các bộ phận bên ngoài của một số động vật.

 * Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần: 25 Tiết: 49 Bài: Động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25 Tiết : 49 BÀI: ĐỘNG VẬT NS: 27/02/2011 NG: 02/ 3/ 2011 I. MỤC TIÊU: - Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển. - Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài. - Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người. - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ đựơc các bộ phận bên ngoài của một số động vật. * Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Các hình trang 94, 95 SGK. - Sưu tầm các tranh ảnh động vật mang đến lớp. - Giấy khổ A4, bút màu đủ dùng cho HS.. - Giấy khổ to, hồ dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 2/ Bài cũ: - Hãy nêu nhận xét về màu sắc hình dạng, độ lớn của quả? - Mỗi quả thường có mấy phần? - Quả có ích lợi gì? 3/ Bài mới: * Khởi động: Cho hs hát một liên khúc các bài hát có tên các con vật. a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận MT: - Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của một số con vật. - Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên. Bước 1: Làm việc theo nhóm 4. GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK trang 94, 95 tranh ảnh các con vật sưu tầm được. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau: + Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật? + Hãy chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con vật. + Chọn một số con vật có trong hình, nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và cấu tạo của chúng. Bước 2: Hoạt động cả lớp Lưu ý: Mỗi nhóm chỉ trình bày một câu hỏi. * Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng độ lớn, khác nhau. Cơ thể chúng đều gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển. b. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân. MT: Biết vẽ và tô màu một con vật mà HS ưa thích. Bước 1: Vẽ và tô màu. - Y/c hs lấy giấy và bút để vẽ một con vật mà em ưa thích nhất? Bước 2: Trình bày. - Y/c 1 số hs lên giới thiệu bức tranh của mình. - GV nhận xét. 4. Củng cố: - T/c cho hs chơi trò chơi “ Đố bạn con gì” ? - Chia lớp làm 2 nhóm: Một nhóm hỏi, một nhóm trả lời. - Gọi HS đọc phần bài học SGK. Trắc nghiệm: Cơ thể động vật đều có : A. Đầu và mình B. Đầu và cơ quan di chuyển C. Đầu, mình và cơ quan di chuyển 5. Dặn dò: - Về nhà thực hiện như bài học. - Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau. - Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. - Mỗi quả thường có 3 phần: vỏ, thịt, hạt. - Quả dùng để làm thức ăn, ăn tươi, ép dầu… VD: Chú ếch con, chị ong Nâu… Nhóm 4: - HS quan sát các hình trong SGK trang 94, 95 tranh ảnh các con vật sưu tầm được. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận các câu hỏi. - Các nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác bổ sung. - Hs lấy giấy, bút chì để vẽ 1 con vật mà em ưa thích nhất, sau đó tô màu. - Từng cá nhân có thể dán bài của mình trước lớp hoặc cả nhóm dán vào 1 tờ giấy rồi trưng bày trước lớp. - Hs nhận xét. VD: - Con gì kêu cặp cặp cặp ? - Con gì ủn à ủn ỉn ? - Con gì kêu be be ? - Con gì báo thức cho mọi người dậy đi làm ? - 2 HS đọc phần bài học. Chọn ý C Cả lớp

File đính kèm:

  • docTiết 49 Động vật.doc
Giáo án liên quan