I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh có thể:
- Nói sơ lược về sự biến đổi thức ănở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
- Hiểu được ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hóa được dễ dàng.
- Hiểu được chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hóa.
- Học sinh có ý thức: ăn chậm, nhai kĩ, không nô đùa, chạy nhảy sau khi ăn no, không nhịn đi đại tiện.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự nhiên xã hội - Tiết 6: Tiêu hóa thức ăn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội - Tiết 6 Ngày soạn:
Giáo viên: Võ Thị Tài Ngày dạy:
Tiêu hóa thức ăn
I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh có thể:
Nói sơ lược về sự biến đổi thức ănở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
Hiểu được ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hóa được dễ dàng.
Hiểu được chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hóa.
Học sinh có ý thức: ăn chậm, nhai kĩ, không nô đùa, chạy nhảy sau khi ăn no, không nhịn đi đại tiện.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh vẽ cơ quan tiêu hóa.
Học sinh: Một vài bắp ngô luộc hoặc bánh mì.
III. Các hoạt động (35’):
1. Khởi động (1’): Hát
2. Bài cũ 5’: Cơ quan tiêu hóa
1 học sinh chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ.
1 học sinh kể tên các cơ quan tiêu hóa.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Giới thiệu bài (1’):
Hôm nay, các em học bài: Tiêu hóa thức ăn.
4. Phát triển các hoạt động (27’):
* Hoạt động 1: Thực hành và thảo luận để nhận biết sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.
+ Mục tiêu: Học sinh nói được sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.
+ Phương pháp: Thảo luận, trình bày.
+ ĐDDH: Tranh vẽ cơ quan tiêu hóa (miệng, dạ dày).
+ Tiến trình HĐ:
- Bước 1: Giáo viên cho học sinh thực hành theo cặp.
Giáo viên phát cho học sinh 1 mẩu bánh mì hoặc một quả ngô luộc. Yêu cầu các em nhai kĩ ở trong miệng. Sau đó, mô tả sự biến đổi của thức ăn ở khoang miệng và nói cảm giác của em về vị của thức ăn.
- Học sinh thực hiện và nêu:
+ Vai trò của răng, lưỡi và tuyến nước bọt khi ta ăn.
+ Vào đến dạ dày thức ăn được biến đổi thành gì?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến về sự biển đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.
Kết luận: Ở miệng, thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tẩm ướt và được đưa xuống thực quản rồi vào dạ dày. Ở dạ dày thức ăn tiếp tục được nhào trộn nhờ sự co bóp của dạ dày và một phần thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK về sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non và ruột già.
+ Mục tiêu: Học sinh nói được sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.
+ Phương pháp: Thảo luận.
+ ĐDDH: Tranh vẽ cơ ruột non, ruột già.
+ Tiến trình HĐ:
- Bước 1: Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm đôi.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK rồi 2 bạn hỏi và trả lời nhau theo câu hỏi gợi ý.
+ Vào đến ruột non thức ăn tiếp tục được đưa đi đâu? Để làm gì?
- Thức ăn biến thành chất bổ dưỡng thấm vào thành ruột non vào máu để nuôi cơ thể.
+ Phần chất bã có trong thức ăn được đưa đi đâu?
- Phần chất bã được đưa xuống ruột già.
+ Ruột già có vai trò gì trong quá trình tiêu hóa?
- Xuống ruột già chất bã biến thành phân thải ra ngoài.
+ Tại sao chúng ta cần đi đại tiện hằng ngày?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Một số học sinh trả lời các câu hỏi nêu trên trước cả lớp và yêu cầu những học sinh khác bổ sung.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
5. Tổng kết (3’):
- Tại sao chúng ta nên ăn chậm, nhai kĩ?
- 1 học sinh nêu.
- Tại sao chúng ta không nên chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no?
- 1 học sinh nêu.
- VN: Xem và học bài.
- CBB: Aên, uống đầy đủ.
* Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tieu hoa thuc an.doc