Tự nhiên xã hội (Tiết 53): Đề bài: Chim

I.Mục tiêu: Sau bài học, hs biết:

- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát.

- Giải thích tại sao không nên săn bắt, phá tổ chim.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các hình trong SGK t 102,102.

- Sưu tầm tranh ảnh về các loài chim.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1655 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự nhiên xã hội (Tiết 53): Đề bài: Chim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội (Tiết 53 ): Đề bài: CHIM. I.Mục tiêu: Sau bài học, hs biết: - Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát. - Giải thích tại sao không nên săn bắt, phá tổ chim. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK t 102,102. - Sưu tầm tranh ảnh về các loài chim. III.Các hoạt động dạy học: Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của GV A.Bài cũ (5 phút) B.Bài mới HĐ 1: Quan sát và thảo luận (14 phút) HĐ 2: Thảo luận nhóm (10-12 phút) HĐ 3: Trò chơi Bắt chước giọng hót của các loài chim (6-7 phút) Nhận xét -dặn dò ( 2 phút) -Cá. -Gv nêu câu hỏi: +Nêu đặc điểm của cá ? +Nêu ích lợi của cá ? +Cần làm gì để bảo vệ cá ? -Nhận xét. -GT bài. -Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát. -Tiến hành: -Bước1: Gv yêu cầu hs quan sát các hình trong SGK t 102,103 , thảo luận nhóm đôi theo gợi ý: +Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của các loài chim ? +Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng ? +Loài chim nào biết bay ? +Loài chim nào biết bơi ? +Loài chim nào chạy nhanh ? +Loài chim nào biết hót ? +Loài chim nào bắy chước được tiếng người ? +Bên ngoài cơ thể của chim thường có gì để bảo vệ ? +Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không ? +Mỏ củachúng có gì đặc biệt ? +Nêu đặc điểm giống nhau và khác nhau của những loài chim có trong hình ? Bước2: Cả lớp làm việc: -Đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm giới thiệu về 1 loài chim. -Gv nhận xét, bổ sung. -Kết luận: Chim là động vật có xương sống, tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, 2 cánh và 2 chân. -Mục tiêu: Giải thích được tại sao không nên săn bắt chim, phá tổ chim. -Tiến hành: -Bước1: Làm việc theo nhóm 4. -Các nhóm quan sát tranh sưu tầm ( Nếu không có thì dựa vào tranh ởSGK) -Gv gợi ý: -Phân biệt các loài chim theo nhóm: +Nhóm biết bay. +Nhóm biết bơi. +Nhóm có giọng hót hay. -Bước2: Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp, cử đại diện thuyết minh. Kết luận: Có nhiều loài chim hót rất hay làm cho con người mê say về giọng hót của chúng, chim còn bắt sâu để bảo vệ mùa màng, chim còn được sử dụng để đưa thư ( bồ câu ), chúng ta không nên săn bắt chim, không được phá tổ chim mà phải bảo vệ các loài chim. -Gv nêu cách chơi. -Mỗi nhóm cử 2 em. -Tiến hành:Các em bắt chước tiếng kêu, tiếng hót của các loài chim như: gà, vịt, sáo, khướu, sơn ca, tu hú… -Các bạn còn lại làm giám khảo chấm xem ai bắt chước giống nhất hoặc cả nhóm cử 1 bạn bắt chước tiếng hót của một loài chim nào đó. Cả lớp nghe và đoán đó là tiếng hót của loài chim nào. -Gv nhận xét, tuyên dương hs. -Nhận xét tiết học. -Dặn hs về nhà học bài. -Chuẩn bị bài sau: Thú ( Sưu tầm tranh ảnh về các loại thú nhà ). -3 hs trả lời. -Thảo luận theo nhóm đôi. -Khác nhau: to như đà điểu, nhỏ như chim sẻ… -Đại bàng, én, chiền chiện… -Ngỗng, vịt… -Đà điểu. -Sơn ca, hoạ mi. -Vẹt, sáo,yểng. -Lông vũ. -Có xương sống. -Cứng để mổ thức ăn. -Giống : có lông vũ, có xương sống, mỏ cứng, có 2 chân, 2 cánh. -Khác: về hình. dạng, kích thước, đặc điểm: biết bơi, biết bay, biết hót, đưa thư… -Đại diện các nhóm trình bày. -Nhóm bạn nhận xét, bổ sung. -Hs lắng nghe. -Làm việc theo nhóm. -Phân biệt các loài chim. -Các nhóm trưng bày bộ sưu tập, thuyết minh. -Cả lớp chú ý lắng nghe bạn trình bày. -Các nhóm thể hiện tài năng của mình. -Cả lớp nhận xét.

File đính kèm:

  • docTiet53.doc